Mãn hạn tù về nuôi gà Tàu, cứ bán 1 lứa lãi gần 50 triệu đồng
Ở thành phố Lai Châu có nhiều người nuôi gà nhưng nuôi với quy mô lớn như anh Thào Văn Hoan bản San Thàng 2 (xã Sang Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lứa nuôi khoảng 1.000 con gà Tàu, sau 3 tháng bán ra thị trường, anh Hoan thu gần 50 triệu đồng tiền lãi.
Ngồi đối diện với tôi bên bộ bàn ghế cũ kĩ trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng là người đàn ông trung niên, vóc dáng cao to, vạm vỡ. Đó là anh Thào Văn Hoan, dân tộc Giáy, bản San Thàng 2, xã San Thàng, thành phố Lai Châu.
Anh Hoan bắt đầu nuôi gà Tàu từ năm 2018.
Vẫn giọng nói nhỏ nhẹ nhưng có phần tự tin hơn lần gặp đầu tiên cách nay gần 2 năm, anh Hoan nói: “Tôi đã chọn được hướng đi đúng trong phát triển kinh tế gia đình, đó là nuôi gà Tàu theo mô hình bán chăn thả. Đây là một giống gà bản địa của Việt Nam. Tên gọi Tàu chỉ ra nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu. Từ khi chuyển sang nuôi gà Tàu, thu nhập của gia đình tôi đã ổn định hơn, mỗi lứa cũng lãi gần 50 triệu đồng”.
Nhìn khu chăn nuôi gà Tàu được xây dựng khá quy mô, bài bản cộng với cái dáng vẻ hiền lành, chất phác của ông chủ trại gà, ít ai nghĩ anh Hoan từng một thời lầm lỗi phải đi cải tạo. Trong lần gặp đầu tiên cách đây gần 2 năm, anh Hoan không ngần ngại kể cho tôi nghe về quá khứ lầm lỗi của mình.
5 năm trời đằng đẵng anh chìm đắm trong làn khói của “nàng tiên nâu”. Tài sản của gia đình anh lần lượt “đội nón” ra đi, bay theo làn khói thuốc đầy ma mị ấy. Và rồi, anh bị bắt, bị kết án và phải ngồi tù hơn 9 năm trời vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Anh Hoan cho gà uống nước thông qua hệ thống tự động.
Năm 2014, mãn hạn tù, anh trở về quê với quyết tâm làm lại cuộc đời. Trên diện tích gần 1ha mà gia đình anh khai hoang từ nhiều năm trước, ngoài trồng ngô, anh Hoan dành hơn 2.000 m2 đất để đào ao, thả cá.
Ông trời không phụ lòng người chịu khó, sau vài năm lao động chăm chỉ, anh Hoan đã kiếm được chút vốn liếng kha khá. Lúc này, anh mới nghĩ đến chuyện làm giàu. Sau khi bàn với vợ con, anh Hoan quyết định xây dựng chuồng trại để nuôi gà Tàu theo kiểu bán chăn thả.
Trại nuôi gà Tàu của anh Hoan được xây dựng khá khoa học. Trên diện tích hơn 200m2, anh xây kín 2 bên hồi, còn 2 bên sườn thì xây lửng, đổ cột bê tông, quây lưới, lợp mái tôn, nền láng xi măng.
Anh Hoan xây dựng chuồng trại nuôi gà khá bài bản.
Video đang HOT
Sau 6 tháng tự tay xây dựng chuồng trại và tường bao xung quanh diện tích đất trồng ngô của gia đình, tháng 8/2018, anh Hoan bắt đầu mua gà về nuôi. Ban đầu anh nuôi gà ta (giống gà Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) nhưng loại gà này tiêu thu chậm nên anh chuyển sang nuôi gà Tàu.
“Tôi may mắn được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi gà do Hội Nông dân thành phố Lai Châu tổ chức nên hiểu rõ cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh xảy ra ở gà. Ngay sau khi mang con giống về, tôi tiến hành tiêm các loại vắc xin cho gà nên từ khi nuôi gà đến nay, tỷ lệ gà sống luôn đạt hơn 95%” – anh Hoan vui vẻ chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo anh Hoan, nuôi gà Tàu không vất vả là mấy, chỉ cần chú ý tiêm vắc xin đầy đủ cho gà và cho chúng ăn đủ dinh dưỡng thì đàn gà sẽ sinh trưởng, phát triển tốt.
Vì nuôi với quy mô lớn nên anh Hoan đặc biệt quan tâm tới việc vệ sinh phòng dịch. Anh làm đệm lót sinh học trong nền chuồng và làm sàn cho gà ở. Anh thường xuyên phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng trại. Đàn gà nhà anh thường xuyên được thả tự do đi lại, kiếm ăn trong nương ngô, vườn cây ăn quả rộng rãi.
Theo anh Hoan, ngoài chọn con giống khỏe thì khâu cho gà ăn rất quan trọng. Nếu cho ăn không đảm bảo, gà rất dễ bị khô chân, chậm lớn. Trong thời kì đầu, tức là từ lúc mua con giống về đến khi được khoảng 50 ngày tuổi, anh Hoan chủ yếu cho gà ăn cám công nghiệp. Thỉnh thoảng anh bổ sung thuốc bổ trộn vào cám cho gà ăn. Sau thời kì đó, anh cho gà ăn cám công nghiệp trộn với ngô, rau xanh, thân cây chuối. Mỗi ngày anh Hoan cho đàn gà ăn 2 bữa.
Mô hình nuôi gà bán chăn thả đã mang lại cuộc sống mới cho gia đình anh Thào Văn Hoan.
Nhờ chăm sóc, cho ăn đủ dinh dưỡng nên đàn gà Tàu nhà anh Hoan sinh trưởng, phát triển tốt. Chỉ sau 3 tháng nuôi, anh Hoan đã có gà thương phẩm bán ra thị trường, với trọng lượng bình quân đạt trên dưới 3kg/con. Anh Hoan chủ yếu bán cho những người buôn gà ở các chợ trong tỉnh: Mường So (Phong Thổ), Bình Lư (Tam Đường)…với giá bình quân khoảng 70.000 đồng/kg. Mỗi lứa bán ra thị trường gần 3 tấn gà, sau khi trừ chi phí, anh Hoan thu lãi gần 50 triệu đồng.
“Gà Tàu vàng hay gà Ta vàng là một giống gà bản địa của Việt Nam Tên gọi Tàu chỉ ra nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ lâu, hiện chúng được nuôi dưỡng thuần hóa và lai tạo để sống chủ yếu ở phía Nam Việt Nam và hoàn toàn là một giống gà bản địa của Việt Nam. Chúng được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và hiện nay, phát triển mạnh ở một số địa phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu Long. Giống gà này được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi…”, theo vi.wikipedia.org.
Theo Danviet
Lai Châu: Đổ xô bắt giun đất bằng kích điện, chính quyền khó xử
Thời gian gần đây, nhiều người dân ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đổ xô đi đánh giun đất bằng kích điện. Việc làm này không chỉ tận diệt giun đất mà còn làm giảm độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến cây trồng.
Chúng tôi đến bản Lò Suối Tủng, xã San Thàng vào buổi sáng một ngày trung tuần tháng 7. Hỏi người dân trong bản, ai cũng biết hoạt động đánh bắt giun diễn ra, nhưng không ai biết chính xác giun được chuyển đi tiêu thụ ở đâu. Người dân chỉ biết người thu gom, chế biến giun là anh Ngô Văn Đệ, dân bản Lò Suối Tủng.
Giun đất sau khi bắt về được ngâm qua với nước lã trước khi đem mổ.
Sau đó, người dân sẽ mổ bụng và rửa sạch giun đất bằng nước.
Cận cảnh những con giun đất sau khi đã được mổ ruột, rửa sạch bằng nước.
Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà anh Đệ, ở gần cuối bản Lò Suối Tủng. Khi chúng tôi đến, anh Đệ đang ngồi uống nước ở ngoài sân.
Giun đất sau khi được làm sạch sẽ được đặt kín lên phên để phơi...
Mở đầu câu chuyện với PV Báo điện tử DANVIET.VN, anh Đệ cho biết: "Nhà tôi có 2 bộ kích điện, chủ yếu cho con trai và cháu đi đánh giun lúc rảnh rỗi, còn lúc bận thì cho người dân trong bản mượn. Gia đình thu gom giun của người dân về sấy khô, bán cho thương lái ở tỉnh Yên Bái. Mỗi ngày, gia đình thu mua được vài chục cân giun tươi. Tôi mua 10.000 đồng/kg giun tươi. Nhà nào có đất vườn đồng ý cho đánh thì mới vào, còn chủ yếu là đánh ở dải đất dọc đường nội bản...".
Từng chiếc phên được chị Loan đem cho vào lò sấy giun.
Ra thăm khu sơ chế giun đất của nhà anh Đệ ở cạnh bếp, gần bờ ao, chúng tôi hít phải mùi hôi tanh nồng nặc. Tại đây, hai người phụ nữ bịt khăn ngang mặt, đang ngồi cặm cụi rạch từng con giun, tuốt sạch đất, sau đó rửa sạch rồi đặt lên phên. Cái phên này được làm bằng lưới, kẹp thanh tre 2 bên, uốn thành hình chữ U, dài hơn 1m. Chẳng mấy chốc, chiếc phên đã phủ kín giun trước những động tác thuần thục của 2 người phụ nữ. Ngay sau đó, cái phên này được đưa vào lò sấy.
Đặt rổ giun vừa rửa xong xuống đất, chị Loan (vợ anh Đệ) nói với PV Báo điện tử DANVIET.VN: "Công việc này rất tỉ mỉ. Giun sấy phải là giun to, chứ giun nhỏ thì rất khó làm. Hơn 10kg giun tươi mới được 1kg giun khô. Thời gian sấy kéo dài một ngày một đêm".
Lò sấy giun được thiết kế thành nhiều ngăn để chứa từng chiếc phên đựng giun.
Khi trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, chị Nguyễn Thị Sinh, bản Lò Suối Tủng, xã San Thàng tỏ rõ sự lo ngại khi nói về tác hại của việc đánh giun bằng kích điện. "Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, có nhiều mùn hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp. Không chỉ góp phần làm cho đất tơi xốp mà giun đất còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất...".
Theo chị Sinh, đánh giun bằng kích điện là tận diệt giun, khi không còn giun, đất sẽ trở nên khô cứng, không thể gieo trồng. Khi đánh giun bằng kích điện, giun to, nhỏ đều ngoi lên hết. Việc đánh bắt giun bằng kích điện ở bản này diễn ra từ mấy tháng nay rồi".
Giun đất sau khi được phơi khô sẽ bán được từ 300 - 400.000 đồng/kg.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Đào Mạnh Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã San Thàng cho biết: Hoạt động đánh bắt giun bằng kích điện trên địa bàn xã San Thàng phát triển mạnh khoảng 10 ngày trở lại đây, tập trung ở 2 bản: Lò Suối Tủng và Séo Sin Chải. Đã có khoảng 30 hộ dân ở 2 bản này tham gia đánh giun bằng kích điện. Sau khi có thông tin, xã đã giao cho công an và địa chính nông nghiệp của xã vào nắm bắt tình hình đánh giun bằng kích điện trên địa bàn; tuyên truyền đến người dân về tác hại của việc kích giun ảnh hưởng đến môi trường, hủy hoại đất.
"Qua nắm bắt tình hình, xã đã xác định được người thu gom, sấy khô giun là gia đình anh Ngô Văn Đệ. Qua ý kiến của người dân thì anh Đệ sấy khô giun bán cho thương lái, xuất sang Trung Quốc. Việc xử lý vấn đề này rất khó khăn vì trong Luật không ghi cụ thể, nên trước mắt xã chỉ tập trung vào công tác tuyên truyền về tác hại của việc dùng kích điện bắt giun" - ông Sơn nhấn mạnh.
Các vật dụng được người dân sử dụng để tận diệt giun đất.
Theo Danviet
Bàng hoàng phát hiện xác người nhà bệnh nhân trong bệnh viện Khoảng 8h30 sáng nay (16/7), 1 số người nhà bệnh nhân có mặt tại BV Đa khoa tỉnh Lai Châu bàng hoàng phát hiện 1 người đàn ông nằm bất động. Ngay sau khi kiểm tra thấy nạn nhân đã tắt thở, các nhân chứng đã báo với lãnh đạo Bệnh viện và cơ quan chức năng. Hiện trường vụ việc. Thông tin...