Màn hạ độc bí ẩn nhất Trung Quốc: Cô sinh viên thông minh bỗng biến thành bệnh nhân bại liệt (Kỳ 1)
Chu Linh và Điêu Ái Thanh là hai vụ án xảy ra trong trường đại học chấn động nhất của Trung Quốc. Khác với nữ sinh Điêu Ái Thanh, Chu Linh không bị sát hại nhưng phải chịu đựng cuộc đời còn thảm khốc và tăm tối hơn địa ngục.
Chu Linh sinh vào tháng 11/1973 trong một gia đình trí thức ở Bắc Kinh. Từ nhỏ cô đã tỏ ra thông minh lanh lợi và có năng khiếu nghệ thuật. Cô có thể chơi thành thạo piano, đàn cổ tranh và một số nhạc cụ khác. Không chỉ đa tài mà tính cách Chu Linh cũng không chê vào đâu được, không bao giờ kiêu ngạo, thân thiện và luôn nở nụ cười trên môi. Nói cách khác, Chu Linh chính là mẫu “con gái nhà người ta” chính hiệu.
Ảnh chụp cả gia đình nữ sinh Chu Linh
Năm 1992, Chu Linh được nhận vào khoa Hóa của trường Đại học Thanh Hoa và trở thành thành viên trong một ban nhạc của trường. Ngoài ra cô còn trong câu lạc bộ bơi lội và giành được một số giải thưởng trong Hội thao của trường Đại học Thanh Hoa.
Tính cách tốt, học lực giỏi, đa tài, đa nghệ, Chu Linh được nhiều nam sinh trong trường theo đuổi nhưng cô luôn từ chối với lý do muốn tập trung vào việc học. Ở trong lớp, Chu Linh có rất nhiều bạn bè, đặc biệt cô rất thân với một nam sinh tên là Tôn Duy.
Tôn Duy đứng với Chu Linh như thể hai thế giới khác nhau. Điều đáng chú ý nhất ở Tôn Duy chính là xuất thân giàu có của cậu, còn lại không còn điều gì đặc biệt nữa. Sở trường không, tài năng cũng không.
Tưởng chừng một người tài năng và xinh đẹp như Chu Linh sẽ có một cuộc sống màu hồng với những thành công nổi bật thì đến tháng 12/1994, cô bắt đầu cảm thấy sức khỏe bản thân không được tốt.
Bắt đầu bởi những triệu chứng như chán ăn, đau bụng và rụng tóc, toàn thân đau nhức không ngừng.
Đến ngày 32/1/1995, toàn bộ mái tóc đen nhánh của cô rụng hết và và Chu Linh phải nằm viện theo dõi một tuần. Trong thời gian theo dõi, các bác sĩ đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể phát hiện ra nguyên nhân chính là gì. Tuy nhiên, bệnh tình của Chu Linh thì cũng có những tiến triển tốt hơn.
Chu Linh không muốn lãng phí thời gian ở viện nên đã xin bố mẹ xuất viện để quay về trường. Mặc dù đồng ý những vì lo lắng cho con gái, mỗi ngày họ đều gửi đến kí túc xá đồ ăn và thuốc. Mỗi lần nhìn thấy bóng lưng yếu ớt, gầy gò của con gái, hai người lại không kìm được nước mắt.
Trước khi bị trúng độc Chu Linh là một cô nàng vui vẻ, hoạt bát
20/2/1995 khai giảng học kì mới nhưng vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức nên Chu Linh được đặc cách học tại kí túc xá. Ngỡ tưởng sức khỏe sẽ tốt lên từng ngày nhưng chỉ sau 1 tuần khai giảng, bệnh của Chu Linh đột nhiên chuyển nặng. Khác với lần trước, cô thậm chí còn bị nguy hiểm đến tính mạng.
Video đang HOT
Bố mẹ đưa cô vào bệnh viện Hiệp Hòa, một trong những bệnh viện tốt nhất Bắc Kinh lúc bấy giờ. Ở đó, bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh Lý Thuấn Vỹ bước đầu hoài nghi Chu Linh bị trúng độc Thallium nhưng vẫn cho cô nữ sinh đi kiểm tra thêm để chắc chắn về suy nghĩ của mình.
Sau khi có kết quả như dự đoán, bác sĩ Lý ngay lập tức tiếp quản ca của Chu Linh. Không giống như lần trước đó, bệnh tình của cô ngày càng kém đi rõ rệt. Đến ngày 22/3, Chu Linh không thể tự hô hấp phải thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên, phẫu thuật mở khí quản…
Còn nữa….
Nam sinh từng đạt giải Olympic giết 4 bạn học tại kí túc
Từ câu nói tưởng như đùa của người bạn cùng phòng, Mã Gia Tước (sinh năm 1981, người Trung Quốc) tức giận và lên kế hoạch giết chết bạn cùng phòng.
Kì nghỉ đông năm 2003-2004, Mã Gia Tước, sinh viên năm 4 Đại học Vân Nam, TP Côn Minh, Trung Quốc không về quê như chúng bạn mà ở lại để tìm việc. Mã có thành tích học tập xuất sắc, từng đạt giải bạc Olympic môn Sinh học. Những năm theo học, nam sinh này hầu như năm nào cũng đạt học bổng.
Trong mắt thầy cô, bạn bè thì Mã là người thông minh, nhiệt tình nhưng có chút gì đó cố chấp ngạo mạn. Trong một buổi chơi bài với Thiệu Thụy Kiệt và hai sinh viên khác, Mã nổi giận bỏ về. Thiệu cho rằng Mã chơi ăn gian.
"Đến chơi bài còn ăn gian, mày quá xấu tính. Chẳng trách Cung Bá làm tiệc sinh nhật cũng không mời mày", Thiệu nói. Cũng chỉ vì câu nói trên, Mã đã lên kế hoạch giết người.
4 thi thể trong tủ quần áo
Để thực hiện kế hoạch, Mã ra phố mua một chiếc búa đập đá, túi nylon đen, băng keo chống thấm. Nam sinh này cũng lên mạng tìm kiếm dịch vụ làm giả giấy chứng minh để chuẩn bị cho cuộc trốn chạy sau đó.
Mã cùng các bạn học trong kí túc, Thiệu Tụy Kiệt (giữa). Ảnh: Sohu.
Đường Học Lý, sinh viên đến từ tỉnh Vân Nam có gia cảnh rất khó khăn. Bình thường Đường trọ bên ngoài trường nhưng trước kì nghỉ anh ta trả phòng và chuyển vào kí túc ở cùng bạn miễn phí để tiết kiệm tiền.
Dù không có bất cứ khúc mắc gì nhưng Mã cho rằng sự xuất hiện của Đường trong căn phòng vô tình làm cản trở kế hoạch giết người của hắn. Vô hình trung Đường trở thành nạn nhân đầu tiên.
Tối 13/2/2004, khi Thiệu ở phòng bên cạnh đánh bài chưa về, Đường lúi húi rửa tay trong nhà vệ sinh thì Mã xuất hiện. Từ phía sau, Mã dùng búa đập thẳng xuống đầu Đường khiến nạn nhân tử vong.
Sau khi gây án, hung thủ cuốn nylon quanh thi thể và giấu xác trong tủ quần áo. Xong việc Mã vào nhà vệ sinh tỉ mỉ rửa sạch mọi dấu vết và đợi Thiệu trở về.
Tối 14/2, Thiệu trở về phòng khi đã muộn. Lúc rửa chân để chuẩn bị lên giường đi ngủ, Thiệu cũng bị Mã giết như trường hợp đầu tiên.
Trưa 15/2, khi Mã đang xử lý dấu vết để lại tại phòng tắm và cố định hai thi thể trong tủ áo thì Dương Khai Hồng đến chơi. Sợ bị lộ cộng thêm suy nghĩ đã giết 2 mạng thì thêm một người nữa cũng như nhau khiến Mã tiếp tục gây án.
Lần thứ 3, nam sinh từng đạt giải bạc Olympic môn Sinh học vẫn dùng thủ đoạn cũ tước đi tính mạng của người bạn học không hề có bất cứ ân oán gì với mình.
Sau khi xử lý xong thi thể Dương, Mã đi tìm Cung Bá và rủ sang phòng chơi bài. Do không nghi ngờ, Cung Bá cũng mất đi tính mạng dưới tay gã bạn học ưu tú.
Gây án xong, Mã Gia Tước bắt đầu con đường chạy trốn. Hắn đến cây ATM trước cổng trường rút tiền rồi ra nhà ga TP Côn Minh bắt tàu theo hướng Quảng Đông.
Trên chuyến tàu ngày 17/2/2004, Mã bị cảnh sát đường sắt kiểm tra. Tuy nhiên, thời điểm đó 4 thi thể chưa bị lộ nên tên này thoát thân.
Ngày 23/2/2004, 9 ngày sau khi nạn nhân đầu tiên bị giết, một số sinh viên nhận thấy mùi hôi thối phát ra từ phòng kí túc của Mã và Thiệu. Khi cửa phòng bị cắt và chiếc tủ áo được mở, nhiều người bàng hoàng thấy 4 thi thể được bọc trong lớp nylon đen và cuốn trong những chiếc chăn. Án mạng làm xôn xao Đại Học Vân Nam, chấn động dư luận Trung Quốc.
Cảnh sát vào cuộc và xác định sự việc liên quan mật thiết giữa Mã và các nạn nhân.
Theo điều tra, từ 12/2/2004 đến 15/2/2004 Mã nhiều lần lên mạng tìm hiểu mạng lưới đường sắt từ Vân Nam đến các tỉnh lân cận. Hắn còn tìm hiểu đặc điểm địa lý và trình độ phát triển từng vùng để lựa chọn nơi dừng chân khi trốn chạy.
Ngày 1/3/2004, lệnh truy nã Mã Gia Tước được phát đi với ghi chú tội phạm đặc biệt nguy hiểm cấp độ đỏ. Số tiền thưởng cho những ai cung cấp thông tin liên quan đến hắn lên đến 165 triệu đồng.
Gã ăn mày ngoài quán ăn
19h ngày 15/3/2004, tại TP Tam Á, tỉnh Hải Nam, cảnh sát nhận được thông tin Mã Gia Tước xuất hiện tại một quán ăn ven đường.
Lo ngại kẻ mang lệnh truy nã mang theo súng hoặc hung khí có thể làm bị thương người dân xung quanh, viên cảnh sát vờ vào quán mua thức ăn nhằm mục đích nhận dạng Mã.
Lúc đó, Mã Gia Tước trong bộ dạng đen đúa bẩn thỉu, mặt lấm lem ngồi trên nền đất đang gặm một chiếc bánh bao. Hắn cúi đầu bới túi rác của chủ quán rồi lấy ra một củ khoai lang đưa lên miệng ăn ngon lành. Nhìn từ phía sau anh ta như một gã điên lang thang, khốn khổ.
Gặp phải ánh mắt của viên cảnh sát, Mã lập tức lảng tránh. Khi cảnh sát hỏi đến từ đâu, Mã ú ớ nói không ra lời.
Khi yêu cầu người này xuất trình chứng minh thư, anh ta vơ chiếc túi rồi đứng lên quay người rời đi. Tên này nhanh chóng bị cảnh sát khống chế.
Với giọng nói mạch lạc, ánh mắt bình tĩnh, gã ăn mày nói: "Tôi là Mã Gia Tước". Ngay sau đó hơn chục kênh truyền thông có mặt để đưa tin sát thủ Mã Gia Tước bị bắt.
Ngày 24/4/2004, Mã bị tuyên án tử hình. Đến trung tuần tháng 6/2004, kẻ giết 4 mạng người ra pháp trường và trả giá cho hành vi độc ác bằng chính tính mạng mình.
Mã khi bị bắt. Ảnh: Sohu.
Bức thư trong nhà ngục
Trước khi ra pháp trường, Mã viết thư thể hiện sự hối hận. Hắn cũng lý giải nguyên nhân cũng như toàn bộ quá trình gây án.
Trong đó có đoạn: "Chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp, được cống hiến cho xã hội, cho đất nước và thể hiện giá trị bản thân. Tôi cũng như những bạn học kia không chỉ ôm bầu nhiệt tình mà cả sự háo hức mong đợi. Trong khi các bạn khác có áp lực về việc làm thì tôi chưa từng lo lắng bởi bản thân tôi quá xuất sắc. Với tôi mọi thứ quá đơn giản...".
Bức thư còn thể hiện: "Thế nên hôm nay tôi ngồi đây để viết về những gì đã làm chỉ là sự ngẫu nhiên. Nó đột ngột xảy ra trong tâm trí làm tôi mất đi phương hướng. Tôi giận dữ, thất vọng, rồi không còn ý thức được những thứ khác. Trong phút nóng giận tôi hủy hoại bản thân, hủy hoại cả những người bạn của tôi và gia đình họ. Hối hận quá. Tôi xin lỗi xã hội, xin lỗi gia đình các nạn nhân, xin lỗi bố mẹ. Tôi biết với một kẻ tàn ác như vậy khó có thể chấp nhận".
Qua đi 15 năm nhưng những gì Mã Gia Tước gây ra mãi là một trong những vụ án rùng rợn nhất trong lịch sử hình sự Trung Quốc.
Theo news.zing.vn
Trào lưu "lớp học tỏ tình" gây sốt tại Trung Quốc Trong một lớp học tại Đại học Thượng Hải, hơn 100 sinh viên đang chăm chú lắng nghe giảng viên của họ thuyết trình qua một video mà trong đó, một nam thanh niên đang xắn quần lội nước để giúp bạn gái mình băng qua một cây cầu bằng gỗ. Một học viên nữ tham gia lớp học về tình cảm của...