Màn đổ tội “kinh điển” và chuyện “rút tiền ở đâu không nhớ”
Tổng Giám đốc Mai Văn Phúc không những chối tội cho mình mà còn một mực đổ tội sếp Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng. Còn Trần Hải Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines khai “đưa cho Dũng, Phúc và Chiều số tiền 20 tỷ 340 triệu đồng”. Còn rút tiền ở ngân hàng thời điểm nào thì “đến bị cáo còn không nhớ rõ thì sao ngân hàng nhớ được”.
Đúng một tuần trôi qua kể từ ngày Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án tham ô tài sản và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines) liên quan đến nguyên Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng, nguyên Tổng Giám đốc Mai Văn Phúc và các đồng phạm đã sắp kết thúc. Suốt quá trình xét xử vụ án này, chúng tôi thấy có một số điểm nhấn sau và đây có thể là mấu chốt của vụ án.
>> Toàn cảnh phiên xử phúc thẩm Dương Chí Dũng qua ảnh
Sợ Chủ tịch HĐQT kỷ luật nên phải thực hiện
Giữ cương vị Tổng Giám đốc Vinalines, trực tiếp ký các văn bản, chứng từ mua ụ nổi 83M và các vấn đề kinh tế liên quan đến việc mua ụ nổi gây thất thoát cho Nhà nước số tiền hơn 366 tỷ đồng, thế nhưng xuyên suốt phiên xử, mỗi khi HĐXX cũng như các luật sư bào chữa xét hỏi về hành vi cố ý làm trái, Phúc không những chối tội cho mình mà còn một mực đổ tội cho Dương Chí Dũng.
Phúc cho rằng, ở Vinalines, Dũng luôn dùng quyền lực của Chủ tịch HĐQT để ép hoặc định hướng cấp dưới phải thực hiện theo ý tưởng của Dũng. Trong vụ án này, Dũng cũng nhiều lần chỉ đạo cấp dưới, trong đó có Phúc phải nhanh chóng mua ụ nổi để phục vụ công việc chung của Vinalines. “Có lần Dũng bảo, nếu tôi không thực hiện thì Dũng sẽ kỷ luật và báo cáo người có thẩm quyền cách chức tôi”, Phúc khai.
Dương Chí Dũng (áo trắng) và các đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm.
Vậy nhưng khi HĐXX hỏi Phúc “Vì sợ bị kỷ luật, vì sợ bị cách chức nên bị cáo phải làm theo cả những điều sai trái hay sao?”, thì Phúc lại biện minh: “Thực ra thì những điều Dũng chỉ đạo cũng đã được Hội đồng quản trị của Vinalines thông qua và quyết nghị. Chỉ có điều để cụ thể hóa những quyết nghị của Hội đồng quản trị thì tôi là người trực tiếp ký các văn bản, giấy tờ liên quan”. HĐXX hỏi lại Phúc “Vậy sao bị cáo lại khai vì sợ Dũng dọa kỷ luật, vì sợ Dũng đề nghị người có thẩm quyền cách chức nên phải làm?”.
Phúc trả lời chống chế “Thì quyết nghị của Hội đồng quản trị cũng là do Dũng định hướng cả thôi”. HĐXX nói với Phúc: “Bị cáo đã dám làm thì phải dám chịu chứ. Mình làm sai rõ rồi mà lại cứ đổ cho người khác chỉ đạo là sao”. Đến đây thì Phúc không nói gì nữa.
Bị cáo khai rút tiền ngân hàng, ngân hàng nói không có
Video đang HOT
Trong suốt quá trình điều tra cũng như ở cả hai tòa sơ thẩm và phúc thẩm xét xử vụ án này, bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines đều khẳng định đã nhiều lần rút số tiền rất lớn từ Ngân hàng Hàng hải để đưa tiền cho các bị cáo Dũng, Phúc và Chiều. Theo Sơn khai thì đây chính là số tiền 1,66 triệu USD (tương đương 28 tỷ đồng) lại quả từ việc mua ụ nổi 83M của Công ty AP cho một nhóm người của Vinalies.
Để làm rõ vấn đề này, HĐXX đã đề nghị đại diện Ngân hàng Hàng hải trình bày kết quả xác minh việc rút tiền của bị cáo Sơn. Đại điện ngân hàng cho biết, đã tìm nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm ra được giao dịch nào của anh bị cáo Sơn với Ngân hàng Hàng hải. HĐXX hỏi Sơn “Ngân hàng nói không rút, vậy bị cáo lấy đâu ra số tiền lớn như thế để đưa cho Sơn, Phúc và Chiều?”. Sơn trả lời lòng vòng “Bị cáo đưa cho Dũng, Phúc và Chiều số tiền 20 tỷ 340 triệu đồng là sự thật. Còn rút tiền ở ngân hàng thời điểm nào thì đến bị cáo còn không nhớ rõ thì sao ngân hàng nhớ được”.
Đến câu trả lời này của Sơn thì bị cáo Phúc không kiềm chế nổi phải thốt lên “Thưa tòa, thời điểm vụ án mới xảy ra, bị cáo không nghĩ Sơn một mình có thể giải quyết được số tiền 1,66 triệu USD. Nhưng đến bây giờ thì bị cáo lại nghĩ khác rồi. Sơn khủng khiếp quá!”.
Kêu oan không được thì xin giảm nhẹ hình phạt
Lê Văn Dương, nguyên đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6 – Cục Đăng kiểm Việt Nam bị Tòa sơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù về tội cố ý làm trái, buộc bồi thường 9 tỷ đồng. Sau phiên sơ thẩm, Dương kháng cáo kêu oan.
Trước đó, Dương được lãnh đạo đơn vị giao nhiệm vụ theo đoàn khảo sát của Vinalines sang Nga giám định ụ nổi 83M và về báo cáo trung thực. Tuy nhiên, khi đã “cùng hội, cùng thuyền” với đoàn khảo sát của Vinalines, Dương đã không làm đúng quy định và trách nhiệm của đăng kiểm viên. Mặc dù biết rõ ụ nổi 83M khi đó không đã hư hỏng, không hoạt động nhưng Dương vẫn báo cáo là “Ụ nổi 83M có hoạt động”. Chính điều này là một trong những căn cứ để lãnh đạo Vinalines thời điểm đó quyết định mua ụ nổi.
Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi để Dương tự khai toàn bộ nội dung liên quan đến chuyến đi khảo sát ở Nga để giám định ụ nổi, Dương đã thừa nhận khi đó ụ nổi không hoạt động, nhưng Dương vẫn báo cáo là ụ nổi hoạt động. “HĐXX hỏi “Vậy bị cáo còn giữ nguyên kháng cáo kêu oan không?”. Dương trả lời “Bị cáo xin rút kháng cáo kêu oan. Chỉ xin HĐXX xem xét đến tình cảnh của bị cáo ở thời điểm đó để giảm nhẹ hình phạt”
Theo Công an Nhân dân
Những vụ án đình đám đang chờ kết luận cuối cùng
Trong hai tuần cuối tháng 4/2014, đã xảy ra nhiều vụ án đình đám, được sự quan tâm đặc biệt của dư luận nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng...
Hôm nay, 28/4 tuyên án vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm
Sau 3 ngày xét xử, từ 22 - 24/4, vụ án Tham ô và Cố ý làm trái xảy ra tại Vinalines, HĐXX TAND Tối cao tại TP Hà Nội vẫn chưa thể ra bản án phúc thẩm cuối cùng vì còn nhiều điểm cần được làm rõ. Thậm chí theo lịch sẽ tuyên án vào chiều 25/4 nhưng khi xét hỏi các bị cáo thì có càng nhiều điểm mà cáo trạng chưa làm rõ nên chưa thể tuyên án. Trong phiên phúc thẩm vụ án này, Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalies và Mai Văn Phúc, nguyên TGĐ Vinalines vẫn bị VKSND Tối cao đề nghị giữ nguyên mức án tử hình như bản án sơ thẩm.
Bị cáo Dương Chí Dũng và các đồng phạm hôm khai mạc phiên toà phúc thẩm, ngày 22/4.
Sáng nay, 28/4, Toà tối cao tại TP Hà Nội đã tiếp tục mở phiên toà xét xử vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm. Theo dự kiến, hôm nay, phiên toà sẽ được tuyên án.
Niêm phong 559 lượng vàng sau khi đổi 100 USD
Trưa 24/4, một thanh niên vào tiệm vàng Hoàng Mai đổi 100 USD ra tiền Việt. Sau khi người này rời khỏi tiệm vàng, Công an quận Bình Thạnh lập biên bản khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với tiệm vàng Hoàng Mai từ khoảng 12 giờ 30 đến 21 giờ 30 cùng ngày, thu giữ 15.000 USD, 2.300 bath Thái Lan và 559 lượng vàng SJC.
Đến thời điểm này, vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh việc niêm phong và thu giữ nói trên. Trao đổi với báo chí, liên quan đến việc tiệm vàng Hoàng Mai chỉ vi phạm 100 USD (đổi ngoại tệ) nhưng công an lại niêm phong số tài sản quá lớn ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, thượng tá Nguyễn Hoàng Thắng, Trưởng công an quận Bình Thạnh, cho biết thông thường trong một vụ việc cơ quan chức năng sẽ thu giữ các vật chứng liên quan để làm rõ. Sau này thấy không liên quan sẽ giải tỏa, trả lại.
Tiệm vàng Hoàng Mai.
"Tôi ví dụ như mình bắt đối tượng truy nã có liên quan tới 2 - 3 người thì mình cũng phải tạm giữ để tìm hiểu xem có vi phạm hay không", ông Thắng nói. Ngoài ra, ông Thắng cho hay vàng và USD là hai mặt hàng dễ lẫn lộn với nhau về quản lý, kinh doanh. Mặt hàng vàng miếng còn liên quan đến giấy phép kinh doanh.
Về thông tin "đã trả lại 559 lượng vàng SJC cho chủ tiệm vàng" đăng tải trên một tờ báo, ông Thắng nói: "Chưa trả lại số vàng niêm phong. Hai ngày nay tôi đi công tác và nghe anh em báo cáo về cái này. Sự việc mới diễn ra 2 - 3 ngày và đang điều tra mà".
Trao đổi với báo chí, luật sư Nguyễn Đức Chánh Công ty luật Đức Chánh) cho rằng: "Theo tôi, trong trường hợp này bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai, nên khởi kiện hành chính đối với Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số 2446 ngày 23/4/2014 của Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh. Nếu chứng minh được quyết định này là trái luật, gây thiệt hại cho cá nhân, doanh nghiệp mình thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 4 luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước".
Trong khi chưa có cách giải quyết khác hơn về số vàng bị niêm phong, chủ tiệm vàng Hoàng Mai đã gửi văn bản xin ngưng hoạt động đến Chi cục thuế quận Bình Thạnh, TP.HCM vào ngày 26/4. Thời gian tiệm vàng xin ngưng kinh doanh là từ ngày 11/5 sắp tới, kéo dài cho tới 31/12/2014.
Khởi tố công ty buôn lậu thiết bị y tế "quá đát"
Ngày 27/4, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, đơn vị này đã khởi tố vụ án Công ty TNHH thương mại và kinh doanh thiết bị y tế ANNA buôn lậu thiết bị y tế đã qua sử dụng.
Trước đó, ngày 3/1/2014, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) kiểm tra lô hàng nhập khẩu của Công ty TNHH thương mại và kinh doanh thiết bị y tế ANNA.
Tại tờ khai báo hải quan của công ty ANNA, lô hàng là một máy sinh hóa tự động, nhãn hiệu Hitachi 917, chất lượng mới 100%, có xuất xứ từ Nhật Bản. Công ty TNHH thương mại và kinh doanh thiết bị y tế ANNA mua máy từ Công ty FAMECO (Pháp).
Tuy nhiên, qua kiểm tra và giám định, cơ quan chức năng phát hiện lô hàng này là thiết bị y tế đã qua sử dụng, có nguồn gốc xuất xử ở Nhật Bản và đã ngừng sản xuất dòng máy này từ những năm 2006.
Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ.
Khởi tố nguyên TGĐ Tập đoàn Bảo Việt
Ngày 21/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và khám xét đối với 3 bị can về hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ba bị can gồm: Trần Trọng Phúc (53 tuổi) - nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt, kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt; Tạ Văn Cần (52 tuổi) - nguyên phó Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt; Trần Minh Thái (39 tuổi) - nguyên Kế toán chuyên quản Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Sáng nay, Dương Chí Dũng cùng đồng phạm hầu tòa Sau hơn 4 tháng bị tòa cấp sơ thẩm tuyên án tử hình rồi làm đơn kháng cáo, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải lại hầu toà. Sáng 22/4, TAND tối cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt...