Màn ảnh Việt ngập tràn “bình hoa di động”
Bình hoa di động là một thuật ngữ trong Điện ảnh thường dùng để miêu tả những diễn viên chỉ biết phô diễn ngoại hình bắt mắt trên những thước phim.
Ngực đẹp cho những thước phim đẹp
Trong các năm gần đây, Showbiz Việt rộ lên hiện tượng các Hot girl với vòng 1 đồ sộ bất ngờ nổi lên đình đám. Họ trở thành nhân vật chính trong hàng loạt bộ ảnh nóng và là khách mời V.I.P của không ít sự kiện. Tuy khả năng làm nghệ thuật vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng nhờ cái “vốn trời cho” đã giúp các người đẹp đạt được danh tiếng khi còn khá sớm. Sức hút sẵn có, không quá khó để các cô nàng “siêu vòng 1 tìm ra cho mình một tấm vé bước chân vào Điện ảnh, nơi mà nhu cầu “trang trí” cho màn hình thêm “lung linh” luôn được nhà làm phim sẵn lòng chào đón.
Ngoại hình và sức hút là những ưu điểm cần thiết, nhưng để trở thành một diễn viên không thể chỉ đòi hỏi có bấy nhiêu. Khán giả không khó để nhận ra chuyện cô A, cô B nhận được vai diễn là do chính khả năng diễn xuất, hay vì cái ưu đãi phần nhìn mà bà Mẹ thiên nhiên đã rộng lòng ban tặng.
Các “vòng 1 hấp dẫn” không lo thiếu đất diễn trên phim.
Điện ảnh Việt ngày nay tràn ngập các bóng hồng “di động” trong phim với chiếc cổ áo trễ tràng gợi cảm. Chỉ cần sở hữu cho mình những đường cong uốn lượn, một chút kinh nghiệm trước ống kính (máy chụp hình), là các Người mẫu, Hot girl đã hoàn toàn có thể tự tin nhập vai. Tất cả ưu điểm của họ thường thể hiện khá rõ ở mảng thời trang, với áo quần luôn trong tình trạng “ít vải nhiều da”, và lắm khi người xem còn phải bật cười trước khả năng diễn xuất cũng “nghèo nàn” chẳng thua trang phục là mấy.
Điện ảnh Việt Nam cũng đã bắt đầu làm phim 3-D,
hứa hẹn khán giả sẽ được thưởng thức nhiều hình ảnh “sống động”.
Dĩ nhiên khi được hỏi đến vấn đề này, vị đạo diễn nào cũng dõng dạc: “Tôi chọn diễn viên không phải vì ngoại hình, mà vì cô ấy hợp vai, có khả năng diễn xuất…”. Nhưng đến khi nhìn vào những vòng 1 phong phanh tung tăng trên màn hình với kiểu đọc thoại như trả bài, vô hồn vô cảm, người xem không ít lần phải nghi ngại: Liệu kích cỡ áo ngực có tỷ lệ thuận với khả năng diễn xuất? Và các cô này ở đây là để lột tả tính cách nhân vật hay đang khoe khoang cái “body” của mình?
Nhiều đạo diễn còn không tiếc công ngồi “đo ni đóng giày” cho một vai diễn dạng này, họ cố gắng tạo ra một nhân vật gần giống với đời thực của Hot Girls, mục đích cốt cũng chỉ để giúp các nàng “nhập vai tốt hơn”. Điều này dẫn đến một nghịch cảnh trớ trêu: Người xem không hiểu diễn viên đang thể hiện nhân vật, hay nhân vật đang có trách nhiệm mô phỏng lại cuộc sống thật của diễn viên (?).
Phim nhiều “Hoa” liệu nội dung có “Thơm hương”?
Nhu cần giải trí ngày một tăng cao, Điện ảnh Việt thời nay cũng không còn cảnh ế ẩm như xưa. Đầu tư vài tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng cho một bộ phim Việt giờ đây cũng đã là chuyện bình thường.
Những năm gần đây, phim truyền hình và Điện ảnh đang đua nhau nở rộ trên thị trường. Trước một nhu cầu to lớn như thế, nguồn diễn viên cung ứng cũng bắt đầu trở thành một vấn đề nảy sinh nhiều rắc rối. Hàng loạt dự án phải gom toàn ca sĩ, MC, người mẫu… vào lấp chổ. Dĩ nhiên ai cũng hiểu đó đã là một chiêu câu khách thuộc hàng “xưa như Trái đất”, chỉ có điều chẳng nhà làm phim nào dám thừa nhận. Nhưng rõ ràng trong thực tế, với số Fans từ mỗi diễn viên tay ngang thu về, cộng thêm lượng khán giả tò mò đi xem anh A, chị B chuyển nghề đóng phim ra sao cũng đã đủ bảo đảm một kết quả tương đối khả quan cho các hãng đầu tư, trong khi giá trị nội dung tác phẩm luôn đặt ra một dấu hỏi lớn.
Video đang HOT
Một điển hình cho xu hướng nhồi nhét cả rừng Sao
Công thức phổ biến ngày nay là gom thật nhiều các nhân vật hot vào phim, cộng thêm vài diễn viên hài có tiếng, mang bỏ vào một câu chuyện ngô ngố, cố nhét thêm chút “thông điệp ý nghĩa”, sau đó lồng vào vài cảnh hành động nửa mùa, hoặc hở hang nóng bỏng… .thế là thành phim. Và có phim quay kiểu đó cũng chỉ khoảng 10 ngày là xong. Thử hỏi với một dàn diễn viên nghiệp dư quay ngắn ngày như thế thì giá trị nội dung sẽ còn đọng lại được bao nhiêu? Điều này dẫn đến 1 thực trạng, nội dung phim gần như sáo rỗng, vì thực chất các diễn viên tay ngang thường không đủ sức đảm nhận những nhân vật có chiều sâu. Thay vào đó nhiệm vụ của họ khi xuất hiện chỉ là “ show hàng”, chọc cười khán giả, cùng vài màn hành động, sexy chẳng đâu ra đâu.
Trước xu thế đá chéo sân nhau ngày càng rầm rộ: diễn viên, người mẫu, MC thì đi làm ca sĩ, ca sĩ thì đi làm …đủ thứ nghề. Điều đó cũng đã khiến “hoa cỏ” tràn lan trong Showbiz nói chung, Điện ảnh nói riêng mỗi lúc một nhiều, kèm theo sự sinh sôi nảy nở của hàng loạt sản phẩm nửa mùa kém chất.
Những “cầu thủ đá chéo sân ngoại hạng” của Showbiz Việt.
Việc tận dụng quá nhiều những “bình hoa trang trí” trên màn hình cũng rất dễ làm nghèo đi nội dung tác phẩm, gây ảnh hưởng xấu đến gu thưởng thức của người xem đặc biệt là khán giả trẻ. Vì sau cuối mỗi bộ phim, cái đọng lại trong tâm trí họ chỉ là chuyện ăn diện đua đòi, chưa kể các cảnh nóng vô tội vạ có thể đang “vẽ đường cho hươu chạy” về một đời sống mới “thoải mái hơn”. Trong khi đó, những “thông điệp ý nghĩa” mà các nhà làm phim ra sức quảng cáo, cố nhồi nhét vào nội dung như để “tượng trưng”, thì gần như không gây được hiệu ứng tích cực nào với cách diễn đạt quá hời hợt, dễ dãi.
Mặt khác, việc sử dụng quá non những gương mặt trẻ, chỉ có yếu tố ngoại hình cũng dễ dàng tạo nên tâm lý chủ quan lười học hỏi. Ngoài kia vẫn còn hàng trăm diễn viên được đào tạo bài bản nhưng lại không có đầu ra, trong khi các nhân vật cậy nhờ vào sức hút ngoại hình thì lại nghiễm nhiên cầm trong tay hàng tá kịch bản.
Điều này làm không ít người phải nghĩ: Nếu đẹp thì không việc gì phải ngồi học 3,4 năm trời cho cực thân, cứ lo trở thành hot này hot kia thì ắt sẽ có người mời đi phim, chỉ một chút khóc cười trên màn ảnh cũng đã đủ để xem đó là “biết diễn xuất” rồi. Vô hình chung, đây cũng là điểm thiệt thòi cho nhiều bạn trẻ bỏ công dùi mài học hỏi thầy cô trường lớp, những diễn viên thực sự có nghề thì phải cực khổ leo từng bậc thang, trong khi lắm người hôm trước còn chẳng biết cái bìa cuốn kịch bản trông ra sao, thì hôm sau đã được đặt bút ký ngay hợp đồng nhận vai chính.
Thủy Tiên đang “di động” trong Ngôi Nhà Hạnh Phúc
Mặt khác, ta vẫn phải thừa nhận trong nền Điện ảnh nước nhà đã có những “bình hoa” thực sự làm nên chuyện. Có thể kể qua các cái tên như: Tăng Thanh Hà, Bình Minh, Kathy Uyên và Ngô Thanh Vân. Khởi nghiệp đều là dân tay ngang, nhưng họ đã biết đi lên từ những vai diễn ban đầu dù nhỏ nhưng vẫn có chiều sâu tìm tòi sáng tạo thực sự.
Cá biệt như trường hợp của Kathy Uyên, vốn sinh sống tại Mỹ, đến tiếng Việt còn không rành, nhưng với khả năng diễn xuất chân thật tự nhiên, cô đã chứng minh cho mọi người thấy: mình có thể làm được nhiều hơn là chỉ biết đi khoe đẹp trên màn ảnh. Giải Nữ Diễn Viên Phụ Xuất Sắc Nhất tại Liên hoan phim Cánh Diều Vàng là một phần thưởng hoàn toàn xứng đáng dành cho cô.
Ngô Thanh Vân, Kathy Uyên, Tăng Thanh Hà
những bóng hồng làm nên chuyện.
Bên cạnh đó, Tăng Thanh Hà, Bình Minh là hai đại diện khởi nghiệp từ Hot Girl và Người mẫu, nhưng ngay từ những vai diễn đầu tiên trong Dốc Tình và Công Ty Thời Trang, họ đã cho khán giả thấy một sự đầu tư nghiêm túc về mặt nội dung nhân vật. Các vai diễn của Tăng Thanh Hà và Bình Minh đã thực sự chinh phục được khán giả với tư cách là một diễn viên chứ không chỉ đơn thuần là những “chiếc bình” khoe đẹp trên màn ảnh.
Còn với Ngô Thanh Vân, rõ ràng ai cũng thấy cô bị giới hạn về khả năng diễn xuất, nhưng ko phải vì thế mà cô chọn con đường chỉ biết khoe đẹp. Chứng kiến những nổ lực không ngừng của Ngô Thanh Vân, người xem thật sự bị thuyết phục trước chất lượng của một nữ diễn viên hành động thứ thiệt, điều mà Điện ảnh Việt còn chưa có mấy người dám làm.
Lời kết
Điện ảnh nước nhà có thể khởi sắc với những diễn viên xinh đẹp, tài giỏi như Hàn Quốc hay không, đó là ước mơ của tất cả chúng ta. Nhưng trong thực tế, minh tinh xứ Củ Sâm đạt đến thành công không phải chỉ dựa vào mỗi yếu tố ngoại hình, vốn mang tính bề nổi. Một ngôi sao dẫu có xinh đẹp đến đâu mà nghèo nàn vốn sống, diễn xuất tệ hại thì cũng sẽ sớm bị đào thải. Giá trị của những thước phim luôn nằm ở nội dung và các thông điệp giàu ý nghĩa, thực sự có thể lay động người xem. Việc tạo ra hàng loạt sản phẩm hời hợt, với những yếu tố câu khách tầm thường cũng là một biểu hiện cho thấy người làm nghề đang rẻ rúng chính đứa con tinh thần của mình, góp phần làm khó cho sự phát triển trong tương lai.
Trung Kiên
Theo 2sao
Phim Việt: Văn hóa gia đình đảo lộn
Đã đến lúc các đạo diễn nên tìm cho mình một nhà văn hóa để tư vấn kẻo phim Việt sẽ đi chệch khỏi quỹ đạo văn hóa và mất đi giá trị giáo dục của môn nghệ thuật thứ 7.
Phim về văn hóa: Của hiếm
Giữa vô vàn đề tài của cuộc sống, đề tài về các nghành nghề, các góc cạnh của văn hóa cũng được điện ảnh quan tâm. Các nhà làm phim thế giới thường khai thác đề tài nghề nghiệp dưới góc nhìn văn hóa để phản ánh cái đẹp, cái hay của nghề và người làm nghề đó. Hàn Quốc có nghề nấu ăn (Nàng Dae Jang Geum), nghề thầy thuốc (Thần Y Hơ Jun), ở Mỹ có nghề luật sư (The Guardian), nghề phẫu thuật thẩm mỹ (NIP/TUCK)...
Thế nhưng ở Việt Nam thì tịnh không hề có một bộ phim nghề nghiệp văn hóa đúng nghĩa. Phim nghề nghiệp của Việt Nam có cả chục nhưng tất cả đều hời hợt. Nghề nghiệp không phải là một văn hóa mà chỉ là cái không gian, công cụ để các đạo diễn nói về mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của xã hội.
Mà thực tình, nếu như thay nghề nghiệp đó bằng một cái nghề nào khác thì bộ phim cũng không khác biệt là mấy. Bởi vì các nhà làm phim không khai thác được cái gốc văn hóa trong nghề nghiệp ấy mà chỉ phán xét suông: anh này giỏi, cô kia dốt. Chấm hết!
"Công ty thời trang" là phim về nghề nghiệp của các Nhà thiết kế thời trang nhưng lại hời hợt và thiếu chiều sâu của những người làm nghệ thuật
Với lối làm phim nghề nghiệp... thiếu yếu tố văn hóa như hiện nay, người xem không được kích thích trí tò mò và đam mê. Thậm chí, họ còn bị ảnh hưởng tiêu cực trong lối chọn nghề bởi thường khi lên phim, nghề nghiệp của nhân vật thường quá phức tạp và nguy hiểm.
Văn hóa gia đình đảo lộn
Với người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng, văn hóa xuất phát từ cái gốc rễ gia đình hay còn được gọi là nếp nhà. Bản tính con người thể hiện rõ nhất cũng ở trong cách cư xử, lối sống với những thành viên khác trong gia đình. Trong các bộ môn nghệ thuật của người Á Đông, từ thơ, văn, kịch, nhạc đều thể hiện tinh thần ấy.
Ở phim Hàn Quốc, một điểm rất dễ nhận dạng là tôn ti trật tự trong gia đình. Người lớn tuổi nhất trong nhà bao giờ cũng có quyền uy nhất. Một ông Tổng giám đốc nắm trong tay hàng nghìn nhân viên vẫn phải khúm núm trước người mẹ già ở nhà. Một bà vợ ra ngoài chanh chua, nanh nọc về nhà cũng phải chăm lo quần áo, ăn uống cho chồng, cho con... Đối với người Hàn Quốc, những hành động ấy quen thuộc tới mức nó trở thành điều tất nhiên, không ai phải phàn nàn: tại sao phim nào cũng thế.
Nhưng phim Việt thì khác. Trật tự gia đình gần như bị đảo lộn hoặc bị các nhà làm phim bỏ quên. Những nghịch cảnh như các cụ già khi về hưu, sống trong sự xa lánh, bố thí của con cái đã quá nhàm chán. Dẫu biết rằng đó là mặt trái của xã hội thời mở cửa cần lên án nhưng chỉ khi nào thực sự cần thiết các nhà làm phim hãy sử dụng. Bởi nếu những tình tiết ấy được đưa lên phim hàng ngày, người xem dễ nhầm lẫn rằng nó đã trở thành... lối sống của người Việt.
"Mùa lá rụng" - một bộ phim được làm dưới góc nhìn văn hóa
Nếu để ý có thể thấy trong bộ phim "Mùa lá rụng" - bộ phim làm cách đây hơn một thập kỹ đã khai thác rất chân thực và văn hóa về lối sống gia đình của người Việt. Khi gia đình ngồi vào mâm cơm, bao giờ cũng phải đợi người lớn tuổi nhất cầm đũa, các thành viên khác mới bắt đầu được ăn. Hoặc khi con cháu về nhà luôn lên phòng chào tất cả người lớn... Về sau này, có một vài bộ phim cũng làm được điều này như "Dù gió có thổi", "Cá rô em yêu anh" nhưng chưa thực sự ấn tượng bằng.
Nhân vật cần thêm văn hóa
Phim Việt hình như giờ đây chỉ quan tâm tới sắc đẹp diễn viên và các tình tiết (dù các tình tiết hầu hết vẫn còn gượng gạo và lộ rõ ý đồ sắp đặt). Những yếu tố nhỏ nhưng thể hiện sự tinh tế, văn hóa của con người thì gần như bị gạt đi và để xảy ra những lỗi đáng tiếc.
Ví như trong phim "Ngôi nhà hạnh phúc" phiên bản Việt, ngôi biệt thự của Minh Minh và Vương Hoàng đẹp là thế, sạch như li như lau nhưng mỗi khi đi đâu về, cô chủ của nó cứ đi thẳng cả đôi dép bẩn vào nhà. Tương tự là trường hợp của Tuệ Lâm (diễn viên Nguyệt Hằng) trong "Vệt nắng cuối trời". Điều đáng trách hơn là trong "Vệt nắng cuối trời", Tuệ Lâm là một họa sĩ - một người làm văn hóa, lại là một người con dâu chuẩn mực được gia đình nhà chồng yêu mến bằng sự tinh tế và biết điều. Một người có văn hóa, có giáo dục như Tuệ Lâm hẳn nhiên sẽ biết nhìn quan sát xung quanh (cách đi đứng của mọi người trong gia đình) để tránh những lỗi sơ đẳng như vậy. Rất tiếc, Nguyệt Hằng - một diễn viên chuyên nghiệp lại mắc phải lỗi đáng tiếc này.
Nguyệt Hằng (Tuệ Lâm) là diễn viên chuyên nghiệp nhưng vẫn để nhân vật của mình mắc lỗi
Nói về điều này, xin một lần nữa nhắc lại bộ phim "Mùa lá rụng". Phim phản ánh cuộc sống của một gia đình (rộng hơn là cả xã hội) trong thời kỳ bắt đầu đổi mới với sự hỗn loạn về lối sống. Tuy thế, sự văn hóa luôn được đặt lên hàng đầu. Dù nhân vật có xấu tính đến mấy nhưng cái gốc bên trong của họ vẫn là con người văn hóa.
Chẳng hạn như bà Lý - người đàn bà sành sỏi, nhiều mưu mô nhất trong gia đình ra ngoài có thể bốp chát, thậm chí có thể tay bo cãi nhau với người khác nhưng khi về nhà, vẫn một phép dạ vâng với bố chồng. Đó là ông Đông - một người đàn ông trung tuổi vô tâm vô tính như khi phát hiện em trai bỏ vợ, vượt biên cũng phải gầm lên tức giận. Những chi tiết rất nhỏ như vậy cũng đủ để thấy cái bản chất văn hóa tồn tại sẵn trong con người họ chứ không phải là những ngôn ngữ màu mè, những tán dương rỗng tuếch của người khác như dòng phim giải trí gần đây.
Các nhà làm phim thị trường hiện nay đang quá tập trung vào yếu tố câu khách mà quên đi việc chăm chút cho tác phẩm của mình. Phim làm ra là để cho cả xã hội xem. Nếu chính các nhà làm phim còn không kiểm soát được tính văn hóa của phim mình thì liệu khán giả sẽ bị "ngộ độc" văn hóa đến mức nào?
Theo 2sao
Sao Việt và những pha cởi áo, tắm trần Những cảnh quay nóng bỏng trong bồn tắm, trên bãi biển hay phòng tắm hơi của sao Việt khiến khán giả nổ đom đóm mắt. Cảnh nóng, cảnh sexy dường như đã trở thành chuyện &'xưa như diễm' của màn ảnh Việt nhất là trong những năm gần đây. Nó được coi là một trào lưu ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh...