Mắm thu Bình Định nổi tiếng từ thời Tây
Có thuyết bảo rằng, Bình Định nhiều cá thu đến nỗi người ta phải làm chả, làm mắm. Mắm cá thu cắt khúc chưng cách thủy với thịt heo xay, nấm đông cô, gừng, hành lá, ăn kèm rau sống, dưa leo… đưa cơm khôn tả.
Hai thứ đặc sản nổi tiếng của vùng đất võ tuy cùng một gốc nhưng lại mang tên địa danh khác nhau. Đó là chả cá Quy Nhơn và mắm thu Bình Định, và không ai quen nghe gọi ngược lại – chả cá Bình Định, mắm thu Quy Nhơn. Chả cá Quy Nhơn cũng thường làm bằng cá thu. Cả hai đã di cư vào Sài Gòn theo chân người Bình Định, góp phần làm phong phú thêm ẩm thực chí ở đây.
Có thuyết bảo rằng, Bình Định nhiều cá thu đến nỗi người ta phải làm chả, làm mắm. Và người dân Bình Định xưa cũng có nghề câu cá thu trên biển.
Cũng có thuyết ca ngợi hải sản Bình Định, đặc biệt là cá thu được liệt vào danh sách ngon, hiếm. Tương truyền, ở xã đảo Nhơn Châu hay còn gọi là cù lao xanh, ngư dân nơi đây đoán được con nước của biển. Hàng năm vào một thời điểm nhất định sẽ có một dòng nước từ Biển Đông đưa luồng cá thu vào đảo.
Con cá thu mập mạp, bóng bẩy, thịt ngọt và đầy đủ dưỡng chất. Ngọc Thịnh, một người bạn xuất thân trong gia đình ngư dân ở Bình Định, tự hào: “Tôi cam đoan con cá thu ở Vũng Tàu, Phan Thiết không ngon bằng Bình Định. Vùng đánh bắt của Bình Định ngoài khơi xa, nước biển sạch nên con cá thu thịt thơm. Cá thu mắc lắm, mắc hơn cả thịt”.
Video đang HOT
Điều này có thể khẳng định qua câu nói của những nhà làm chính sách vào những năm 1980, ăn cá thu là ăn sắt thép của đất nước, vì giá trị xuất khẩu của nó cao.
Như vậy Bình Định trước nhất là nhiều cá thu và cá thu lại ngon đặc biệt, để dân ở đây có món mắm thu nổi tiếng khắp Đông Dương, được cho vào hũ sành gắn xi xuất khẩu? Không ai lý giải được điều này đúng hay sai. Cũng có khi món mắm này làm ra cốt lưu giữ lâu ngày để đổi lấy sản vật ở vùng cao, như anh em Tây Sơn trước khi xưng vương đã làm nghề đổi hải sản lấy trầu nguồn.
Từ sự nổi tiếng của con cá thu tươi nên mắm cá thu được xem là đặc sản của Bình Định. Mắm cá thu cắt khúc chưng cách thuỷ với thịt heo xay, nấm đông cô, gừng, hành lá, ăn kèm rau sống, dưa leo. Trong tiết trời se lạnh của mùa thu, ăn mắm chưng với cơm nóng hay cơm nguội đều ngon không gì bằng.
Món mắm cá thu chà có người gọi là mắm cá thu xay mịn hoặc quết nhuyễn, đơn giản hơn nhưng ngon nức nở. Mắm có màu vàng kem, mịn màng thoạt nhìn giống như chao đậu quết nhuyễn. Múc mắm ra chén, cho chút đường, chanh, tỏi bằm, ớt vào quậy đều, chưa ăn đã thấy hấp dẫn. Thêm rổ rau sống nào là xà lách, rau thơm, dưa leo, khế chua, chuối chát… chỉ đơn sơ vậy mà bao nhiêu cơm cũng không đủ. Muốn ăn chơi thì đem thịt ba rọi luộc cắt lát mỏng, cuốn rau sống, bánh tráng chấm với mắm cá thu. Bạn tôi cũng tự hào tiết lộ, món mắm ruột cá thu ở Bình Định hảo hạng hơn bất cứ
Theo Saigontiepthi
Đổi vị với cá biển hấp cuốn bánh tráng
Vị ngọt của thịt cá, vị chát của chuối xanh, vị chua của khế, giòn thơm của các loại rau, dẻo mềm của bánh tráng hòa trong hương vị đậm đà, cay nồng của nước chấm đem lại món ăn bình dị và ngon miệng.
Vùng biển miền Trung phong phú, nổi tiếng với nhiều loại cá ngon như cá ngừ, cá nục, cá bạc má, cá thu... Những loại cá đó sau khi đánh bắt, được người dân ở đây chế biến thành nhiều món bình dị, ngon miệng như nấu canh, kho, chiên, nướng, hấp... Trong đó, món cá hấp cuốn bánh tráng được nhiều người ưa thích vì chế biến đơn giản nhưng ngon miệng.
Cá hấp cuốn bánh tráng là món ăn ngon rất phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung.
Khi chế biến món ăn này, người dân ở đây thường chọn các loại cá như cá nục, cá ngừ, cá bạc má... vì thịt cá mềm, ngọt rất ngon miệng. Theo kinh nghiệm của người dân, nên lựa những con cá có kích thước vừa phải, chỉ bằng hai ngón tay người lớn, riêng với cá ngừ, chỉ nên chọn những con cá to bằng cổ tay người lớn, nếu lựa cá lớn quá thì phải tốn thời gian khi hấp, làm mất đi vị ngọt của thịt cá.
Điều quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn những con cá còn săn chắc, mắt cá còn long lanh thì thịt cá mới tươi và ngon được. Cá sau khi rửa sạch, xếp vào đĩa, ướp hành tím, hành lá, các loại gia vị, ớt trái thái nhỏ... Với cá ngừ, bạn có thể dùng dao khứa trên thân cá những đường chéo để gia vị thấm đều vào bên trong. Sau đó, cho cá vào nồi hấp cách thủy. Khi hấp, nhớ canh thời gian để cá vừa chín tới, nếu hấp quá lâu sẽ mất đi vị ngọt đặc trưng, không ngon.
Theo người dân ở đây, những con cá nục to bằng ngón tay người lớn dùng để chế biến món này là ngon nhất.
Cá hấp chín bày ra đĩa, ăn kèm với bánh tráng, các loại rau sống như xà lách, tía tô, húng quế, húng thơm, húng lủi, dưa leo, chuối chát, khế.... cùng chén nước mắm nêm hoặc nước mắm chanh tỏi ớt. Dùng một miếng bánh tráng mỏng, cho các loại rau lên trên, một lát chuối chát, khế chua, thịt cá, cuốn tròn lại chấm vào chén nước chắm và thưởng thức.
Cá hấp cuốn bánh tráng là món ăn ngon miệng, bạn có thể thưởng thức trong ngày nắng hoặc ngày mưa đều được. Thịt cá mềm ngọt, hương thơm của các loại rau hòa quyện với vị đậm đà, cay nồng của chén nước chấm đem lại cho bạn sự thích thú, ngon miệng.
Khi vào Sài Gòn, món này được cuốn kèm thêm bún tươi.
Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé quán Phú Chiêm, đường Trần Bình Trọng (quận Bình Thạnh), quán Khoái, đường Lê Quý Đôn (quận 3), quán FaiFo, đường Lê Thị Hồng Gấm (quận 1)... để thưởng thức món ăn dân dã, ngon miệng này.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
Mắm thính Những loại cá được đánh bắt từ khơi xa như cá thu, cá giỏi, cá nhám..., hay những loại cá đánh bắt gần bờ như cá de, cá nục, cá cơm... đều có thể dùng làm thính. Nguyên liệu chủ lực làm mắm thính là hạt bắp luộc chín, phơi thật khô, xay nhỏ và muối sống. Chỉ vậy thôi, qua bàn tay...