Mắm sò trứ danh ở biển Lăng Cô
Ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) nơi có bãi biển cùng tên nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, mực, tôm, vẹm, hầu…
Trong đó con sò hay tiếng địa phương gọi là “sặc” cũng là một loại đặc sản ở đầm Lăng Cô được chế biến thành một loại mắm trứ danh có tên gọi là mắm sò
Để làm mắm sò hết sức kỳ công. Các mệ (mẹ) mua sò tươi về (có thể là sò huyết hoặc sò lông) lấy mũi dao nhọn cậy vỏ lấy sò, rửa thật sạch cát và các tạp chất nhiều lần đến lúc nước trong. Không được ngâm nước quá lâu thì sò sẽ nở to lợi cho người làm mắm nhưng mắm sẽ mau hỏng; sau đó vớt ra rá (rổ), để khô nước chừng 50 phút, đổ sò đã khô nước vào thau sạch, bỏ muối hột (hay còn gọi là muối sống) được giã mịn với tỷ lệ 10 chén sò: 2 chén muối. Tuyệt đối không được bỏ muối bột (hay muối chín) vì muối bột có độ mặn thấp dễ hư mắm, nhưng nếu bỏ nhiều muối quá mặn cũng không thể ăn; ớt bột và riềng xắt nhỏ bỏ tỷ lệ tùy thuộc nhu cầu người ăn cay nhiều hay ít; trộn thật đều sò, muối, ớt, riềng rồi bỏ liền vào chai hoặc thẩu nhựa đậy thật kín, không để ra ngoài quá lâu ruồi nhặng bám vào rất dễ sinh giòi và mắm cũng nhanh hỏng.
Video đang HOT
Mắm khi được đưa vào thẩu đậy kín trong vòng 8 – 10 ngày mắm sẽ chín và có thể ăn được, biểu hiện mắm chín rõ nhất là phần xác sò sẽ nổi lên trên, phần nước bên dưới có màu đục như màu nước mắm. Sò càng lên cao, nước mắm bên dưới thẩu càng nhiều chứng tỏ mắm ấy để đã lâu, khách hàng khi mua nhằm loại mắm này cần ăn liền không nên để thêm mắm sẽ nhanh hỏng. Nhìn thấy nước bên dưới chai mắm là lúc mắm có thể ăn được, ta dùng đũa sạch vớt ra một lượng mắm vừa đủ dùng và đóng lại thật kín nhằm bảo quản lần sau; khi múc mắm ra chén, ta thấy có màu đỏ tươi rất bắt mắt, giã một ít tỏi trộn lẫn vào mắm để tăng thêm mùi thơm và hương vị của mắm. Nếu thấy mặn ta có thể cho thêm ít đường, bột ngọt tùy thuộc khẩu vị người thưởng thức để linh hoạt gia giảm gia vị.
Mắm sò rất có thể được dùng với cơm nóng hoặc làm món nước chấm khi sử dụng thêm rau sống, dưa giá, khế chua kẹp thịt ba chỉ (ba rọi). Vị dai, thơm của sò, vị mặn của mắm, vị chua của khế và vị béo ngọt của thịt ba chỉ. Tất cả những tinh túy ấy làm nên sự hoàn thiện của món mắm sò trứ danh.
Mắm sò Lăng Cô trứ danh xứ Huế
Lăng Cô không chỉ là phong cảnh nên thơ, bờ biển thoai thoải trở thành bãi tắm lý tưởng mà Lăng Cô còn là nơi có nhiều sản phẩm phong phú, quý hiếm của một vùng đầm phá: tôm, cua, mực, sò...
Trong các loài nhuyễn thể này, sò Lăng Cô trở thành món ăn nổi tiếng không nơi nào sánh được.
MẮM SÒ ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG CỦA LĂNG CÔ
Lăng Cô (Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) nổi tiếng với nhiều loại đặc sản tươi sống như tôm, cua, ghẹ, mực, sò lông, sò huyết, vẹm, hầu... nhờ sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng điều kiện tự nhiên biển, đầm phá bao bọc.
Trong đó, con Sò hay tiếng địa phương gọi là Sặc cũng là một loại đặc sản đầm Lăng Cô tuy không được ưa chuộng sử dụng tươi sống nhiều như các loại đặc sản khác nhưng lại nổi tiếng thơm ngon qua một công đoạn chế biến thành một loại mắm gọi là mắm sò.
Ở Lăng Cô hiện nay có rất nhiều hộ gia đình có thể tự làm mắm sò nhưng nổi tiếng làm mắm sò có tiếng thơm ngon là gia đình Mệ Cặn với 20 năm làm mắm sò ở ngay ngã ba đường vào chợ Lăng Cô. Theo Mệ Cặn, để làm được mắm sò thì không khó nhưng để có một chai mắm sò thơm ngon, để được lâu đòi hỏi người làm mắm phải hiểu rõ đặc tính của sò và phải có cái tâm.
BÍ QUYẾT LÀM MẮM SÒ THƠM NGON
Muốn làm mắm ngon và không hư thối, sò chẻ ra phải giữ nguyên ruột. Sò chẻ xong đem sàng cho sạch cát và hết nước đục, để ráo. Theo kinh nghiệm của những người làm sò lâu năm ở Lăng Cô thì không được ngâm sò trong nước quá lâu, vì khi làm mắm sẽ nhanh hư. Cái khéo của người làm mắm là phải cân đong lượng muối phù hợp, sao cho đừng quá mặn mà cũng đừng quá nhạt.
Để làm mắm, người ta lấy ruột sò, ớt bột, củ riềng, đậu xanh rang và muối (cứ 10 chén sò thì bỏ khoảng 2 chén muối)... trộn đều ở thau rồi cho chúng vào khoảng 2/3 chai, đậy kín lại. Trong khoảng 10 đến 15 ngày nước sò đọng ở đáy chai cỡ 2 lóng tay, thịt sò nổi trên mặt. Bấy giờ mắm đã chín, ta có quyền thưởng thức món ăn đặc sản Lăng Cô.
Mắm sò múc ra có màu đỏ au, trông rất bắt mắt. Đặc biệt, mắm đặc sệt, còn nguyên ruột sò. Khi ăn, người ta cho thêm các gia vị như đường, bột ngọt, tỏi, ớt băm nhỏ hoặc cho thêm ít đu đủ bào. Mắm sò thơm ngon có thể ăn cùng cơm trắng hoặc làm nước chấm ăn với rau, bún và thịt ba chỉ.
THƯỞNG THỨC MẮM SÒ ĐÚNG CÁCH
Ảnh: @doiratngon
Trước khi đưa mắm sò vào bữa ăn, ta thường trộn vào đó các thứ gia vị, nhất là trái vả xắt mỏng hay đu đủ thái sợi, khế, chuối chát... Hương vị mắm sò vốn đã thơm ngon, lại còn thơm ngon hơn khi được tăng cường thêm vị béo của thịt heo.
Cũng như mắm sặc, mắm thái vùng đồng bằng sông Cửu Long, mắm sò rất thích hợp các loại rau. Cầm từng cuốn rau êm mát trên tay, chấm mắm sò, kẹp miếng thịt cho vô miệng cắn trái ớt xanh cái bụp, nhẩn nha nhai, bảo đảm không còn gì thích thú cho bằng.
Về Lăng Cô, ghé thăm nhà những người dân nơi đây, chắc chắn du khách sẽ được mời dùng thử mắm sò, món ăn đặc sản vùng đất này. Mắm sò có thể ăn cùng với cơm trắng như một món ăn phụ. Những ngày mưa rả rích, bới chén cơm nóng hổi rồi chan thêm mắm sò, nhai ngấu nghiến ngon hơn bất cứ "cao lương mỹ vị" nào.
Trần Thị Cẩm Nhi
Thêm 1 thìa sữa loại này, nước mắm sả quất thơm ngon, đậm vị, chấm hải sản bao nhiêu cũng không đủ Có tôm, cua, ghẹ, mực... tươi ngon nhưng thiếu nước chấm đúng vị thì hương vị món ăn sẽ giảm đi đáng kể. Chỉ cần 5 phút làm nước chấm sả quất theo công thức này để chấm tôm, mực, bạch tuộc, ốc, hay các món khác như chân gà, thịt luộc đều phù hợp. Mắm sữa sả quất chấm hải sản Nguyên...