Mắm sò Lăng Cô đậm đà hương vị xứ Huế
Việt Nam có vô vàn các loại mắm, vùng miền nào cũng có những loại mắm đặc trưng. Mắm cá, mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc… Trong đó cái tên mắm sò Lăng Cô ở Huế khiến ai thưởng thức qua cũng thương nhớ món mắm thơm ngon vùng vịnh!
Mắm sò Lăng Cô đậm đà hương vị xứ Huế
Vịnh Lăng Cô – Thừa Thiên Huế nổi tiếng với hải sản tươi ngon, tôm, ghẹ, cua, mực, sò huyết, sò lông, vẹm, hàu… nhờ điều kiện đầm phá bao bọc khiến các loài hải sản ở đây phát triển tự nhiên tạo thành số lượng lớn.
Sò dùng làm mắm. Ảnh: Thế giới ẩm thực.
Trong đó sò (hay sặc) cũng là một loại đặc sản ở vịnh Lăng Cô, tuy ít được chế biến tươi sống, nhưng qua công đoạn làm mắm, mắm sò Lăng Cô trở nên thơm ngon hấp dẫn lạ lùng.
Sò hầu như có mặt quanh năm ở vùng đầm phá nơi đây. Để cào được những con sò cũng rất đơn giản, chỉ cần một bàn cào nhỏ và giỏ để đựng sò. Vào thời điểm nước ròng thuận lợi khoảng 14h đến 18h chiều, mực nước của vịnh trở nên rất thấp, khi đó người dân tập trung cào sò.
Ảnh: Báo Ninh Thuận.
Mặc dù công việc cào sò không khó nhưng để bắt được nhiều sò lại đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ ngâm mình trong nước cả ngày, thậm chí là nước nóng vì mặt trời hoặc nước dâng cao ngang cổ.
Ở Lăng Cô có rất nhiều hộ gia đình có thể tự làm mắm sò và mang bán trên thị trường. Làm mắm sò không phức tạp nhưng để được thành phẩm hoàn chỉnh, bảo quản được lâu đòi hỏi người làm mắm phải hiểu rõ đặc tính của sò và có tay nghề cao.
Muối hột dùng làm mắm. Ảnh: Phunuonline.
Trước hết người ta lấy mũi dao nhọn cậy vỏ lấy sò bên trong, rửa thật sạch, rửa nhiều lần đến lúc nước trong. Khi rửa không được ngâm nước quá lâu vì sò sẽ nở to khiến mắm mau hỏng, sau đó vớt ra rổ để ráo nước, sau đó cho muối hột giã mịn với tỷ lệ 10 chén sò : 2 chén muối.
Riềng không thể thiếu trong công đoạn làm mắm. Ảnh: Báo Người lao động.
Muối làm mắm phải là muối hột, không được làm bằng muối i-ốt vì muối này có độ mặn thấp. Sau đó cho ớt bột và riềng sắc nhỏ trộn đều với sò theo tỷ lệ vừa ăn, theo kinh nghiệm người làm mắm; trộn thật đều sò, muối, ớt, riềng rồi bỏ liền vào chai hoặc thẩu nhựa đậy kín nắp.
Ảnh minh họa: Mắm sò đã ăn được.
Mắm sò Lăng Cô đậy kín trong vòng 8 – 10 ngày sẽ chín, khi sò nổi lên trên, phần nước bên dưới có màu đục như màu nước mắm thì có thể lấy ra ăn. Sò càng nổi cao, nước mắm bên dưới thẩu càng nhiều chứng tỏ mắm ấy để đã lâu.
Video đang HOT
Ảnh: UBND Thừa Thiên Huế.
Khi ăn dùng đũa sạch vớt ra một lượng mắm vừa đủ dùng và đóng lại thật kín. Khi múc mắm ra chén, mắm màu đỏ tươi bắt mắt, có thể cho thêm ít tỏi băm để tăng hương vị. Ngoài ra có thể cho thêm ít đường, bột ngọt tùy thuộc khẩu vị để món mắm ngon hơn.
Mắm sò trong bữa ăn. Ảnh:
Mắm sò Lăng Cô thơm ngon khi đơn giản ăn với cơm nóng hoặc làm nước chấm rau sống, khế chua kẹp thịt ba chỉ, dưa giá… Đối với người yêu mắm, một chén mắm sò có thể làm bữa ăn tuyệt vời hơn bao giờ hết, thật đậm đà hương vị quê hương.
Đặc sản 14 món mắm từ Bắc Vào Nam
Mắm tôm đứng đầu trong danh sách những loại mắm nhiều người thưởng thức nhất miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Danh sách các món dùng chung với món mắm này khá nhiều.
Nổi bật nhất có thể kể đến bún riêu, bún đậu mắm tôm, cà pháo mắm tôm, cờ tây...
Mắm tôm
Món mắm tôm đặc sản của miền bắc được sử dụng làm thức chấm trong nhiều món ăn
Mắm cáy
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 2 mắm cáy đặc sản miền Bắc
Không dễ chiều như người anh em mắm tôm, mắm cáy khó chế biến, khó ngửi khiến không ít thực khách vừa chạm mặt đã thối lui. Song nếu vượt qua ấn tượng ban đầu, mọi người đều công nhận mắm cáy không chỉ thơm, ngon mà cái vị ngai ngái của nó cũng quyến rũ.
Mắm cái
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 3 Đặc sản của Miền Trung món mắm xứ Quảng
Cùng nguyên liệu là cá cơm như mắm nước, song mắm cái hay mắm cá cơm không chắt lọc nước từ thân cá mà được tẩm, ướp theo cách khác để sử dụng cả xác cá. Cá cơm là đặc sản nổi tiếng của miền Trung và được dùng nhiều nhất ở Quảng Ngãi.
Một lọ mắm cái ngon phải hội tụ đủ hương thơm, vị mặn và độ sánh đặc trưng. Đặc biệt, xác cá không được nhũn nhão mà săn chắc, cắn đã miệng.
Nếu không hảo những con cá cơm thơm mặn, bạn có thể cho cả mắm và cá vào cối xay nhuyễn.
Mắm nhum
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 4 Mắm Nhum đặc sản Bình Định nổi tiếng miền trung
Ngoài ăn sống, nướng mỡ hành, cháo, loại nhuyễn thể đầy gai này còn tạo ra món nước mắm vang danh.
Mắm nhum là một trong những đặc sản thú vị của Bình Định, tuy nhiên do độ khó của nguyên liệu cùng cách chế biến, chỉ những người sành ăn hay dân địa phương mới biết tên hay có dịp thưởng thức món ăn này.
Cách "ủ" mắm như sau: nhum đen bắt về, rửa sơ, cắt một vòng nhỏ trên đầu rồi, khoét lấy ruột, ủ cùng gia vị. Mắm nhum ngon là loại mắm lên màu đẹp cùng hương thơm đặc trưng.
Mắm ruốc
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 5 măm ruốc đặc sản Huế miền trung
Bánh tráng nướng chấm mắm ruốc, món ăn lấy không ít nước dãi của nhiều người.
Là món mắm gần như đặc trưng của Huế, mắm ruốc tham gia hầu như tất cả các món ăn của vùng đất này.
Song song với món mắm ruốc có màu nâu cánh gián thường thấy, vào mỗi vụ ruốc, người dân địa phương cũng không quên chuẩn bị cho mình một hũ mắm ruốc chua. Mắm ruốc chua khác mắm ruốc mặn ở ruốc được ủ với tỏi và ớt.
Mắm mực
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 6 món mắm mực đặc sản của miền trung
Có cách chế biến khá đơn giản, song mắm mực được liệt vào danh sách những món mắm chỉ dành đãi người quen. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ việc chỉ có thể làm mắm mực từ những con mực còn tươi nguyên. Điều này khá khó khăn bởi những tàu đánh bắt mực thường đi dài ngày nên khi thuyền cập bến, mực không còn đủ điều kiện để làm mắm. Điều đó đồng nghĩa món mắm này phải được ngư dân chế biến ngay trên tàu. Bù lại, hầu như thực khách nào có dịp thưởng thức điều không thể cưỡng hương thơm, vị ngon của món mắm có màu hơi đen này.
Mắm sò
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 7 đặc sản mắm sò huyết Lăng Cô của Huế
Sò huyết có mặt ở hầu khắp các vùng, miền, thế nhưng không phải loại sò huyết nào cũng làm được mắm mà chỉ có sò huyết Lăng Cô (Huế) mới có thể chuyển mình thành món mắm có hương thơm độc đáo, dịu nhẹ cùng vị cay quyện trên đầu lưỡi.
Mắm cá
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 8 Đặc sản mắm cá lóc miền tây
Nhắc đến mắm cá, người ta nghĩ ngay đến miền Tây, nơi bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm, Tuy vậy, ngon nhất phải kể đến các loại cá có sớ như cá lóc, cá sặc, cá linh, có trèn, cá chốt.
Không chỉ mê hoặc hương thơm đặc trưng vị ngon khó cưỡng, các loại mắm cá trên còn gắn với những món ăn đặc trưng của vùng đất này như mắm kho, bún mắm, bún cá, bún khèn...
Mắm thái
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 9 món đặc sản mắm thái
Bún mắm thái thịt luộc
Mắm thái có hai nguyên liệu chính là cá lóc và đu đủ xanh (cả hai đều được xắt nhuyễn, nhiều giả thuyết cho rằng vì lý do này mà loại mắm này có tên như thế). Có nhiều cách thưởng thức mắm thái nhưng ngon nhất là một mâm đầy đủ với bún tươi, rau xanh, thịt luộc, bánh tráng.
Mắm rươi
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 10 Đặc sản mắm rươi miền tây nam bộ
Nếu miền Bắc có món chả rươi nổi tiếng thì tại Trà Vinh, nhất là các xã (Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Toàn, Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải, Trà Vinh) lại nức tiếng với món mắm rươi tươi ngon, đậm đà.
Cũng như cách thưởng thức cơ bản nhất của họ mắm, mắm rươi ngon nhất là cuốn chấm với thịt luộc, rau xanh. Điểm khác là để át mùi tanh đặc trưng của loại mắm này, các loại rau ăn cùng nếu không cay thì ít nhất cũng có hăng nồng hay hương thơm mạnh như cải cúc, là cần, là hành hoa cắt khúc, là húng.
Mắm cua đồng
Mắm cua đồng có cách chế biến khá đơn giản. Chọn những con cua đồng nhỏ, nướng chín vàng, tách mai, tách yếm, bỏ ngoe càng, giả nhỏ, rồi quyết nhuyễn cùng với ớt đỏ, lá é xanh. Cuối cùng trộn đều với mắm, bột ngọt tạo thành một hỗn hợp xanh um, thơm phức.
Mắm ba khía
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 11 món mắm ba khía đặc sản miền tây
Ba khía là một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía.
Mỗi năm ba khía chỉ "hội" (tập trung) một lần vào 3-4 đêm của tháng 10. Mắm ba khía thường ăn cơm kèm khế chua, gừng và rau thơm.
Mắm bò hóc
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 12 mắm bò hóc đặc sản miền tây
Mắm hò hóc hay còn gọi là pohook được làm từ cá là một trong những món mắm đặc trưng của người Khmer. Tuy vậy, ngày nay, nó có mặt hầu khắp các gia đình ở Sóc Trăng, Trà Vinh...
Mắm pohook có thể ăn vả cùng cơm song cũng có thể kết hợp với hàng trăm nguyên liệu khác để tạo ra hàng ngàn món ăn khác nhau. Một điều thú vị liên quan đến món mắm này là tại Campuchia, nơi xuất xứ của món mắm này, dù nó kết hợp với bất kỳ nguyên liệu gì, thực khách vẫn dễ dàng nhận ra sự có mặt của loại mắm này bởi nó luôn có một đĩa rau, củ sống dọn kèm.
Mắm còng
14 mon mam ngon tu Bac vao Nam hinh anh 13 món mắm còng đặc sản miền tây
Mắm còng là đặc sản nổi tiếng của vùng Châu Bình - Bến Tre. Và cũng chỉ tại vùng đất này, ngoài việc dùng chung với cơm, hay cuốn chấm với thịt luộc, rau sống, bánh tráng, người ta còn dùng mắm còng nguyên chất để tăng vị cho bún riêu.
Thực đơn cơm chiều: Món ngon ngày thời tiết mưa bão Thực đơn cơm chiều nay gồm có: Thịt heo kho mắm ruốc sả, thịt bò xào lá lốt, canh đu đủ móng heo. Cùng tham khảo cách chế biến nhé. Món thịt heo kho mắm ruốc sả Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Nguyên liệu: 1/2 chén mắm ruốc 500gr thịt ba chỉ Hành tím 1 chén sả bằm Ớt hiểm Đường cát,...