Mâm cúng cơm mới với 16 con cá chép ngon của người Thái
Đã thành thông lệ, cứ vào dịp cuối tháng 8, đầu tháng 9 hàng năm, thời điểm mùa lúa chín, đồng bào dân tộc Thái Trắng ở xã Ngọc Chiến ( huyện Mường La, tỉnh Sơn La) lại tổ chức nghi lễ cúng cơm mới. Với ý nghĩa tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, bội thu, nhà nhà no ấm.
Trước khi diễn ra phần hội, các gia đình người Thái Trắng ở các bản của xã Ngọc Chiến sẽ làm lễ cúng cơm mới tại nhà thờ bản Mường Chiến.
Sau khi cúng tại nhà thờ bản xong, các già làng sẽ tổ chức ăn cơm, uống rượu tại chỗ. Xong cỗ mới trở về tổ chức cúng tại gia đình mình.
Phụ nữ người Thái đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị mâm cỗ cúng.
Các hộ gia đình người Thái Trắng làm công tác chuẩn bị cho mâm cúng cơm mới tại gia đình.
Theo truyền thống mâm cơm cúng tổ tiên của người Thái Trắng Ngọc Chiến gồm 6 món chính, gồm: 4 gói xôi, trong đó, 2 gói xôi cốm, 2 gói xôi trắng, 16 con cá chép, trong đó: 4 con Pa Pỉnh Cum (cá nhỏ) không mổ ruột, để nguyên con, chỉ khứa thân và ướt gia vị bằng muối trắng và mỳ chính; 4 con Pa Pỉnh Tộp (cá chép to) mổ sống ướp và nhồi gia vị trong bụng cuốn cá lại kẹp bằng nẹp che nướng trên bếp than hồng; 2 con cá rán và 2 con cá sấy.
Video đang HOT
Trong mâm cơm cúng không thể thiếu đĩa gỏi cá. Cá được lựa chọn làm gỏi là cá chép, được lọc thịt và làm nộm với hoa chuối. Phần xương, đầu và đuôi cá, lòng cá được nấu canh chua.
Cùng với đó còn có món ốc nấu măng chua.
Tất cả nguyên liệu được làm cơm cúng đều là sản phẩm địa phương, cá được bắt từ suối, nuôi trong ao, ruộng của bản. Cơm xôi là những mẻ cơm đầu mùa được trồng trên cánh đồng Mường Chiến và tưới bằng nước của suối Nậm Chiến trong lành.
Món pịa cá, được chế biến từ nội tạng của cá, khi ăn có vị đắng.
Điều đặc biệt, tất cả các món ăn sau khi chế biến đều được bọc và đựng bằng lá chuối.
Sau khi chuẩn bị xong bữa cơm, cả gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên. Mâm cơm sau đó được gia chủ dùng để mời người thân, họ hàng và thiết đãi khách.
Với người Thái Trắng xã Ngọc Chiến, lễ hội cơm mới đã trở thành một truyền thống được thực hiện từ nhiều đời nay để cầu mong mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để tưởng nhớ công ơn tổ tiên, gắn kết mối quan hệ tình cảm gia đình và cộng đồng.
Theo Danviet
Xuống sông Đà nuôi nhốt cá, chỉ tốn cỏ voi, lá chuối mà có tiền to
Ông Lò Văn Chờ, bản Phiêng Se (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) nuôi 7 lồng cá trên lòng hồ sông Đà, sau khi trừ chi phí mỗi năm ông lãi hơn 100 triệu đồng.
Ông Chờ là 1 trong những hộ làm kinh tế giỏi ở xã Mường Trai.
Nói về cơ duyên đến với nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà, ông Lò Văn Chờ, chia sẻ: Thời gian trước, tôi và nhiều hộ trong bản chủ yếu trồng ngô sắn, nhưng vốn đầu tư cho cây ngô quá cao, mà giá bán lại thấp nên gia đình luôn lỗ. Tôi thấy mặt hồ nước sông Đà trong vắt và rộng, nếu nuôi cá lồng chắc sẽ cho thu nhập cao hơn làm nương rẫy. Dùng tiền của gia đình và tiền vay anh em họ hàng tôi mua thùng phi, lưới, khung sắt, con giống về làm 7 lồng thả các loại cá chép, trắm cỏ, rô phi đơn tính...
Ông Chờ đang bắt cá bán cho các thương lái.
Mới đầu chuyển sang nuôi cá, vì chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên số lượng cá trong lồng của ông Chờ bị còi cọc rất nhiều, bị dịch bệnh chết rất nhiều. Để khắc phục những điểm yếu kém trên, ông đã không ngần ngại đường sá xa xôi, lên các hộ chăn nuôi cá ở huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) học hỏi kinh nghiệm.
Ngoài ra ông Chờ còn tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng của Hội Nông dân huyện tổ chức. Nhờ thế mà ông đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và áp dụng mô hình nuôi cá lồng của mình.
7 lồng cá của ông Chờ chủ yếu nuôi các loại cá: Chép, trắm cỏ, rô phi, trôi.
Theo kinh nghiệm nuôi cá lồng của ông Lò Văn Chờ: Muốn đảm bảo cá nuôi trong lồng khỏe mạnh, hàng ngày người nuôi phải xuống các lồng cá kiểm tra, theo dõi trọng lượng cá và lượng thức ăn thừa. Nếu thấy thức ăn thừa thì vớt lên bờ, còn thấy lồng cá có dấu hiệu bẩn tiến hành kéo các lồng cá ra địa điểm khác để tránh dịch bệnh và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
"Tôi cho cá ăn chủ yếu là lá chuối, cỏ voi, cám ngô, hầu như không dùng cám công nghiệp cho cá. 1 ngày tôi cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối...".
Ông Chờ chủ yếu dùng lá chuối và cỏ voi làm thức ăn cho đàn cá.
Hạn chế dùng cám công nghiệp, nên cá của gia đình ông Chờ luôn bảo đảm yếu tố sạch, tươi ngon, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Sau mỗi lần thu hoạch cá, ông Chờ thường dùng thuyền kéo các lồng cá đến địa điểm mới bắt đầu nuôi lứa những lứa cá tiếp theo. Ông Chờ nói "Tôi làm như vậy để bảo đảm tối đa môi trường nước sạch cho đàn cá phát triển tốt hơn".
Để tạo môi trường nước tốt cho đàn cá phát triển, ông Chờ thường theo dõi và kiểm tra lượng thức ăn thừa của cá sau mỗi lần cho cá ăn.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Lò Văn Chờ, cho biết: Hiện nay, tôi bán cá trắm ra thị trường với giá từ 90.000 - 100.000đồng/kg, rô phi 60.000 - 70.000 đồng/kg, chép 80.000 - 90.000 đồng/kg. Bình quân mỗi năm tôi lãi hơn 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình tôi còn có 1 nguồn thu nhập khác là cho thuê phông rạp làm đám cưới và các sự kiện quanh khu vực xã Mường Trai, nên cũng tạo ra 1 nguồn thu kha khá.Thời gian tới, tôi định mua 1 chiếc xe tải cho con trai thu mua nông sản cho bà con trong vùng.
Nhờ chuyển sang nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà, ông Lò Văn Chờ đã có 1 cơ ngơi khá giả.
Có thể thấy việc nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La đã và đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho bà con ở lòng hồ. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh - xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương đạt kết quả cao nhất.
Hiện trên địa bàn xã Mường Trai có gần 1.300 ha mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La. Nhằm phát huy thế mạnh trên, mấy năm trở lại đây được sự quan tâm chỉ đạo của huyện Mường La, xã đã chú trọng phát triển nghề nuôi cá lồng cho các bản sinh sống ở ven lòng hồ sông Đà. Qua đó, đã tạo công ăn việc làm và hướng đi mới cho người dân lòng hồ phát triển kinh tế bền vững.
Theo Danviet
Hai lần di chuyển, bản tái định cư Lả Mường vẫn bị sạt lở vì mưa lũ Đã 2 lần di chuyển, bản tái định cư Lả Mường, tỉnh Sơn La vẫn bị sạt lở vì mưa lũ khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn. Sau hoàn lưu bão số 3 vừa qua, tại bản Lả Mường, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã bị sạt lở tà luy dương phía sau...