Mâm cơm ngày Tết với bát cà muối của mẹ chồng khiến tôi khóc cạn nước mắt
Tôi thấy sắc mặt mẹ chồng có vẻ chùng xuống. Bà thở dài rồi đặt bát cà vào mâm. Xong đâu đấy, mẹ chồng tôi lặng lẽ ra tấm phản ngồi xuống. Nước mắt bà cứ thế chảy ra.
Tôi là tiểu thư càng vàng lá ngọc chính hiệu, nhà tôi khá giả, bố mẹ lại chỉ có mình tôi nên “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Từ khi sinh ra cho đến lúc lấy chồng, tôi chẳng phải động tay vào việc nhà. Nhà tôi có ô sin, nếu ô sin không có ở đó thì mẹ tôi giành phần làm hết. Tôi chỉ có việc học và sống thật vui vẻ là được.
Ấy vậy mà chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào tôi lại yêu Nam rồi nhận lời lấy anh. Nam là trai quê chính hiệu, nhưng được cái Nam có chí, sau khi ra trường, anh xin vào làm ở một tập đoàn nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam. Quá trình thăng tiến cũng rất nhanh. Sau khi hẹn hò được 2 năm thì tôi quyết định kết hôn với Nam.
Bố mẹ tôi biết chuyện thì ngăn cản tuyệt đối. Mẹ tôi mới nghe đến gốc gác của Nam với khoảng cách xa xôi thì nhất quyết không cho tôi yêu Nam. Mẹ tôi nhịn ăn hẳn một tuần và phải đi truyền nước. Nhưng người ta bảo con cái luôn thắng cha mẹ cũng có cái đúng, cuối cùng mẹ tôi, bố tôi cũng phải chịu thua tôi.
(Ảnh minh họa)
Tôi cưới xong thì bố mẹ mua luôn cho căn hộ chung cư cao cấp gần đó để sống. Nam bảo để 1 năm nữa rồi anh mua nhà nhưng bố tôi không đồng ý. Mẹ tôi còn cử cả cô ô sin thân cận qua chế biến thức ăn cho tôi, đảm bảo rằng hôm nào tôi cũng phải được ăn ngon.
Tôi quen sung sướng rồi nên những dịp về quê với Nam quả thật là kinh khủng đối với tôi. Cái gì cũng thiếu thốn, nhà lại lắm muỗi, ngay cả nhà vệ sinh tử tế cũng chẳng có. Cứ mỗi lần về quê chồng là tôi cứ bắt chồng đứng ngoài canh cho mình tắm và bắt anh dẫn đi vệ sinh.
Nhưng tôi không thoát được. Một năm ít nhất tôi phải về quê chồng 2 lần. Một lần giỗ bố chồng và một lần nữa là Tết âm lịch. Mẹ chồng quanh năm phải sống cùng với cô cháu gái, chồng tôi thỉnh thoảng mới về, mỗi lần chồng tôi về là lại xách lỉnh kỉnh bao nhiêu thứ lên. Ngoài mấy chuyện về quê điều kiện sinh hoạt không bằng thành phố thì tôi không ghét cái gì khác. Mẹ chồng tôi thì quá hiền và tôi cũng thương bà.
Mấy Tết trước mẹ chồng tôi đều tự tay làm cơm cúng tổ tiên. Tết năm nay tôi đã học được một số bí kíp nên muốn trổ tài với mẹ chồng. Sau hôm về quê chồng, tôi xách làn đi chợ rồi tự tay làm một mâm cơm để dâng lên ông bà, tổ tiên. Khi tôi dọn hết đồ ăn lên mâm thì mẹ chồng tôi gọi với theo: “Khoan đã con ơi, con bỏ thêm cho mẹ bát cà muối này nữa”.
Video đang HOT
Tôi chợt nhăn mặt, cà muối đâu phải là món gì đặc biệt, cả năm ăn cà rồi, bây giờ Tết nhất phải ăn cái gì ngon ngon một chút chứ. Tôi nghĩ vậy bèn đánh bạo nói với mẹ chồng: “Thôi không cần đâu mẹ, ngày Tết ai lại ăn cà?”.
Tôi thấy sắc mặt mẹ chồng có vẻ chùng xuống. Bà thở dài rồi đặt bát cà vào mâm. Xong đâu đấy, mẹ chồng tôi lặng lẽ ra tấm phản ngồi xuống. Nước mắt bà cứ thế chảy ra. Tôi nghĩ mình đã gây ra một tội lỗi tày trời nên cuống quýt chạy đến xin lỗi mẹ chồng. Bà nắm tay tôi rồi bảo: “Không sao đâu con”.
(Ảnh minh họa)
Rồi mẹ chồng tôi bắt đầu kể về gốc tích bát cà muối ngày Tết. Hồi xưa bố mẹ chồng tôi nghèo lắm, cơm chẳng có mà ăn. Nuôi 2 đứa con thì phải vắt kiệt sức. Ngày Tết gạo còn không có, mẹ chồng tôi để dành cà muối, muối thật mặn rồi sang hàng xóm vay ít gạo về thổi cơm. Bữa cơm ấy cả 4 người trong gia đình chồng tôi cứ tấm tắc khen ngon, sau này, khi nào bố chồng tôi cũng thích ăn món đấy. Cho đến khi ông mất, ông cũng chỉ muốn ăn món ăn bình dị đó mà thôi.
(Ảnh minh họa)
Tôi nghe mẹ chồng kể mà nước mắt rơi như mưa. Tôi không ngờ chồng tôi lại có một tuổi thơ dữ dội đến thế. Tôi vội nói lời xin lỗi mẹ chồng rồi nắm chặt tay bà. Bây giờ thì tôi đã hiểu lý do vì sao mẹ chồng tôi luôn để một bát cà muối trong mâm cơm ngày Tết. Bữa cơm ngày Tết năm nay tôi cảm thấy ngon hơn hẳn mấy năm trước. Có lẽ một phần vì cô tiểu thư như tôi đã hiểu được thế nào là tình cảm gia đình trong lúc khó khăn.
Theo Một Thế Giới
Vợ bỏ đi sau 3 ngày Tết và cái kết không ngờ
Sau 3 ngày Tết vợ tôi đưa con lên thành phố về chúc Tết nhà ngoại, cô ấy đi chẳng nói với tôi một lời. Tôi mặc kệ dù bố mẹ cứ giục lên xem vợ con thế nào.
Cưới vợ 3 năm, năm nay tôi mới đưa vợ về quê ăn Tết. Năm thì vợ tôi chửa, năm thì cô ấy sinh con toàn tôi về một mình. Quê tôi nghèo nên Tết tư mọi người cũng không sắm sửa tươm tất bằng ở nhiều nơi khác. Vợ tôi lại là người thành phố nên tôi sợ về quê đón Tết không hợp khẩu vị và cách sinh hoạt của cô ấy.
2 năm trước không về rồi nên năm nay kiểu gì tôi cũng phải đưa vợ con về không thì bố mẹ tôi biết ăn nói với bà con họ hàng thế nào. Từ ngày đi làm, Tết nào tôi cũng biếu mẹ một khoản tiền để bà sắm Tết song tính bà tiết kiệm, chỉ trích ra một số tiền nhỏ mua sắm còn lại bà lại để dành. Vậy nên Tết nhà tôi thường chẳng khác ngày thường là bao.
Năm nay tôi cũng gửi tiền trước cho bà và bảo mẹ không phải tiết kiệm nữa, cứ sắm một cái Tết tươm tất. Vậy nhưng khi vợ chồng tôi bế con về quê, nhìn thấy đống đồ Tết mẹ chồng sắm vợ tôi đã tỏ rõ sự không hài lòng:
Khi vợ chồng tôi bế con về quê, nhìn thấy đống đồ Tết mẹ chồng sắm vợ tôi đã tỏ rõ sự không hài lòng. (Ảnh minh họa)
- Mẹ sắm thế này thì Tết tư khách khứa đến nhà lấy gì mà tiếp khách, người ta đến người ta lại cười cho.
- Nhà quê thế này là đủ rồi, mua sắm nhiều làm gì lãng phí. Tiền khó kiếm chứ có phải dễ dàng đâu con.
- Con bảo chồng con gửi tiền về cho mẹ sắm trước rồi mà anh ấy không gửi hả mẹ?
Vậy là bắt đầu lời ra tiếng vào giữa mẹ chồng nàng dâu. Mẹ tôi thì cho rằng con dâu nói ý bà giữ hết tiền con trai đưa không chịu sắm sửa Tết nhất cho tử tế, thế là bà giận đưa trả hết lại tiền... Tôi bực quá tát luôn cho vợ một cái:
- Cô ăn nói cho tử tế, đi lấy chồng phải biết theo lề theo thói nhà chồng chứ.
- Em nói thế cũng là muốn đẹp mặt cho nhà chồng chứ có phải đẹp mặt cho anh đâu sao anh lại đánh em.
Nói rồi cô ấy bỏ vào buồng khóc tu tu. Đây là lần đầu tiên tôi đánh vợ từ khi cưới nhau. Tôi biết lấy tôi, cô ấy cũng chịu khổ nhiều vì gia cảnh hai nhà khá chênh lệch, cô ấy sướng như tiểu thư từ bé. Nhưng lần này tôi không thể để vợ hỗn trước mặt bố mẹ mình và coi thường nhà chồng được. Vậy là cả cái Tết không khí buồn thiu. Sau 3 ngày Tết vợ tôi đưa con lên thành phố về chúc Tết nhà ngoại, cô ấy đi chẳng nói với tôi một lời. Tôi mặc kệ dù bố mẹ cứ giục lên xem vợ con thế nào.
Chẳng ngờ chiều hôm mùng 5 Tết vợ tôi gọi điện về bảo:
- Em thu xếp được ít tiền rồi anh lên mang về đưa cho bố mẹ ở nhà xây lại cái bếp?
- Sao tự nhiên cô lại nghĩ ra cái trò này? Bố mẹ tôi không cần tiền của cô.
- Không phải là tự em nghĩ ra, mà là hôm mùng 2 Tết em nghe được câu chuyện của bố và mẹ. Thì ra từ trước đến giờ tiền anh biết bố mẹ Tết ông bà để dành xây lại bếp và công trình phụ nhưng vẫn còn thiếu nhiều. Đó là lý do Tết nhất mẹ vẫn tiết kiệm, em không biết nên đã hiểu lầm mẹ, hôm đi em đã xin lỗi và mẹ đã bỏ qua cho em rồi.
Tôi nghe vợ nói mà ngớ cả người. Cứ ngỡ cô ấy mang nỗi hậm hực nhà chồng lên thành phố để xả với bố mẹ và sẽ chẳng bao giờ muốn về nhà chồng nữa nhưng không ngờ vợ tôi đi là để thu xếp tiền để mang về xây bếp và công trình phụ cho nhà chồng ở quê. Vậy mà tôi đã trách lầm cô ấy.
Chiều hôm ấy tôi vội vã lên chúc Tết muộn nhà vợ, may mà ông bà tính thoải mái nên chẳng trách móc gì. Tôi gửi số tiền vợ đưa về cho bố mẹ ở quê và nói rõ ý của con dâu cho ông bà hiểu. Nghe con dâu nói từ giờ năm nào cũng sẽ đưa cháu về ăn Tết với ông bà để ông bà được vui khiến bố mẹ tôi cảm động rơi nước mắt.
Theo Một Thế Giới
Khổ sở vì không có giúp việc ngày Tết Chị đã tìm mọi cách đễ giữ bác giúp việc ở lại lo cho gia đình mình dịp Tết nhưng bác vẫn từ chối. Mỗi ngày chị đều phải vắt óc nghĩ cách làm sao để giữ cô giúp việc ở lại nhà mình dịp Tết. Tết năm nào chị cũng phải khổ sở vì chuyện này. Nhớ năm ngoái, không có giúp...