Mầm bệnh khoảng 15% người việt mắc phải có thể gây ung thư
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm rất nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh do virus viêm gan B gây ra. Virus xâm nhập vào cơ thể, tấn công tế bào gan và gây tổn thương gan ở mức độ khác nhau.
15-20% người Việt nhiễm virus viêm gan B
Gan là cơ quan trọng yếu của cơ thể, quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể. Gan vừa như một tổng kho dự trữ năng lượng, vừa là “nhà máy xử lý rác thải” giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi gan bị tổn thương, cụ thể ở đây là bị các loại virus tấn công (gây viêm gan virus) sẽ khiến chức năng gan bị suy giảm, làm chậm các quá trình nói trên.
Theo GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103, trên thế giới đến nay đã ghi nhận 8 loại virus viêm gan. Trong đó, virus viêm gan B hiện đang là gánh nặng lớn nhất đối với Việt Nam.
GS Mùi cho hay: “Cần nhấn mạnh rằng, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở ta đứng hàng thứ nhất trên thế giới. Theo quy định, từ 8% dân số nhiễm virus sẽ được xếp vào mức cao. Trong khi đó, ở Việt Nam, theo các báo nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ này lên đến 15-20%”.
Viêm gan B là bệnh rất nguy hiểm, ít có biểu hiện ra dấu hiệu rõ ràng nên khi phát hiện nhiều trường hợp ở mức độ nặng. Viêm gan B được chia làm 2 dạng:
- Viêm gan B cấp tính
- Viêm gan B mạn tính
Video đang HOT
GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103.
Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của viêm gan B, virus tồn tại trong cơ thể không quá 6 tháng. Trong đó, hơn 90% số trường hợp tự khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng gì. Có gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính.
Khi mắc viêm gan B, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng, nặng nề nhất là xơ gan, ung thư tế bào gan hoặc viêm gan ác tính. Tất cả những căn bệnh này cuối cùng đều kết thúc bằng tử vong.
Nói riêng về ung thư gan, GS Mùi dẫn chứng, nước ta hiện đứng hàng thứ tư trên thế giới. Cứ 100.000 dân lại có 23,2 người mắc bệnh. Ung thư gan là loại ung thư nguy hiểm bậc nhất. Thống kê cho thấy có 60-70% bệnh nhân ung thư gan có căn nguyên là viêm gan B.
Một vấn đề khác là cho đến nay, thế giới vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B, một khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Do đó, người bệnh có thể phải chung sống với viêm gan B mạn tính suốt đời.
Vì sao viêm gan B vẫn còn là thách thức lớn với Việt Nam?
Viêm gan B lây truyền chủ yếu qua đường máu. Hiện nay, các thủ thuật y tế đều được thực hiện bằng bơm kim tiêm sử dụng một lần nên giúp dự phòng viêm gan B.
GS Mùi nhận định, con đường lây truyền viêm gan B quan trọng nhất hiện nay là từ mẹ sang con. Đa phần phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa ít có điều kiện được xét nghiệm xem mình có mắc virus viêm gan B hay không. Do đó, không có biện pháp dự phòng khiến virus lây truyền từ mẹ sang con.
GS Mùi nhận định, con đường lây truyền viêm gan B quan trọng nhất hiện nay là từ mẹ sang con.
Một nguyên nhân khác có thể nêu ra là do viêm gan B được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì triệu chứng không rõ nên người bệnh không biết để đi điều trị
Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm gan B mạn tính gần như phải dùng thuốc cả đời. Trong trường hợp không có bảo hiểm y tế hỗ trợ thì đây là một gánh nặng lớn.
“Tôi biết nhiều trường hợp bệnh nhân phải bỏ điều trị vì không theo nổi chi phí thuốc men. Đây cũng là một thách thức lớn trong cuộc chiến với viêm gan B của y tế nước nhà”, GS Mùi phân tích.
Tự ý ngừng thuốc điều trị viêm gan B, nhập viện vì suy gan nặng
Đối với người bệnh bị viêm gan B phải dùng thuốc điều trị, việc tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn sẽ giúp người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh...
Thế nhưng nhiều người đã tự ý bỏ thuốc của bác sĩ, chuyển sang dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, làm tổn thương gan, suy đa tạng...
Nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì tự ý bỏ thuốc
Ghi nhận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho không ít trường hợp suy đa tạng, tổn thương gan tối cấp do tự ý dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc để điều trị viêm gan virus B mạn tính. Các bệnh nhân nhập viện đều có đặc điểm chung là phát hiện viêm gan B mạn tính nhưng không tuân thủ điều trị mà tự ý sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng có báo cáo không ít trường hợp, điển hình là bệnh nhân B.T.H. (63 tuổi, ở Trực Ninh, Nam Định) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi ăn kém, bụng chướng tăng dần, phù 2 chân rõ. Người nhà của bệnh nhân cho biết, cách đây 2 năm bệnh nhân bị viêm gan B. Nghe người xung quanh mách nên đã tìm đến nhà thuốc gia truyền ở Hoà Bình chuyên chữa gan và dạ dày để mua thuốc. Giờ thì, viêm gan B không những không khỏi mà phải nhập viện vì suy gan.
Việt Nam là nước nằm ở top cao trong khu vực về tỉ lệ bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan B. Nhưng trên thực tế lâm sàng, do việc điều trị viêm gan B phải tuân thủ kéo dài trong nhiều năm, định kỳ tái khám, tốn kém và cả lo ngại tác dụng phụ của thuốc Tây, nên không ít người bệnh đã tự ý ngừng thuốc theo phác đồ để tìm đến những phương pháp điều trị khác như thuốc Đông y, thuốc Nam, thậm chí cả thuốc "gia truyền 3 đời" không rõ nguồn gốc... dẫn đến tình trạng bệnh nặng dần lên và khi quay trở lại bệnh viện thì đã muộn do tổn thương gan diễn tiến nặng khó khắc phục.
Thuốc điều trị viêm gan B giúp hạn chế sự nhân lên của virus.
Tuân thủ điều trị, người bệnh sẽ có cuộc sống khỏe mạnh gần như bình thường
Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, bác sĩ Nguyễn Thị Song Thao, Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết: "Hầu hết người bệnh có chẩn đoán viêm gan B mạn tính đều cần điều trị thuốc kháng virus kéo dài, đôi khi là hết đời. Việc điều trị này sẽ giúp ngăn chặn quá trình tăng sinh và hoạt động của virus, giảm nguy cơ tổn thương gan và các biến chứng về sau cũng như ngăn chặn lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.
Hơn nữa, các thuốc kháng virus ức chế sự sao chép của virus nhưng nếu ngừng uống thuốc sự sao chép virus thường quay trở lại với nồng độ như trước khi điều trị, có thể kháng thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh sau này. Việc ngừng thuốc khi nào phải do bác sĩ chuyên khoa đang điều trị cho bệnh nhân chỉ định, dựa vào tình trạng bệnh hoặc khả năng đáp ứng loại thuốc đó."
Người bệnh tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc đông y, thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Người bệnh cũng cần lưu ý trước khi dùng bất kỳ loại thuốc gì hay áp dụng liệu pháp thảo dược, bổ sung vitamin, thực phẩm chức năng nào cũng phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa gan mật, nhằm phòng ngừa nguy cơ gây tổn thương cho gan.
Nguyên nhân là do một số loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc kháng virus viêm gan B. Thậm chí, một số loại thảo dược còn có thể gây tổn thương thêm cho gan. Chính vì vậy, người bệnh không nên nghe theo lời mách bảo hay tin tưởng các quảng cáo thổi phồng tác dụng của một số loại thảo dược hay các loại thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc mà tự ý bỏ thuốc điều trị.
Để điều trị viêm gan B được hiệu quả, thì tất cả những bệnh nhân đang có chỉ định dùng thuốc kháng virus viêm gan B đều cần tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ chuyên khoa. Nếu tuân thủ tốt, đi kèm với khả năng đáp ứng thuốc hiệu quả, người bệnh có thể có cuộc sống khỏe mạnh gần như người bình thường.
Hiện, cứ khoảng 8 người Việt Nam, sẽ có 1 người nhiễm virus viêm gan B. Trong đó, 10 - 15% nhiễm virus viêm gan B có diễn biến thành viêm gan mạn tính, sau đó khoảng 25% thành xơ gan và 80% dẫn tới ung thư gan.
Tuân thủ phác đồ điều trị viêm gan B sẽ giúp hạn chế sự lan rộng của virus.
Tùy vào mức độ sinh sôi của virus và phạm vi tổn thương gan mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Việc uống thuốc có thể kéo dài nhiều năm, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc vì có thể làm viêm gan bùng phát trở lại, gây suy gan thậm chí có thể tử vong.
4 loại thực phẩm rất dễ làm tổn thương gan nếu ăn thường xuyên, biết sớm để tránh cũng chưa muộn đâu Ung thư gan hiện đang là một loại u có tỷ lệ mắc khá cao nên bạn cần chú ý khi ăn uống để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. 1. Dầu ăn tự ép giá rẻ Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu tự ép bằng tay với mức giá khá rẻ. Nhưng hầu hết các loại...