Mầm bệnh đã chui vào cộng đồng, cần quyết liệt cách ly F1
Ngày 2/8, Đội điều tra giám sát dịch của Bộ Y tế đã đến kiểm tra địa bàn xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng nơi có 5 ca mắc COVID-19, trong đó 2 ca lây nhiễm cộng đồng.
Đội giám sát dịch đến kiểm tra các hộ đang cách ly liên quan ca mắc COVID-19 tại Hòa Vang (Ảnh: Minh Thùy).
Sáng 2/8, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đội trưởng Đội điều tra giám sát dịch của Bộ Y tế đang hoạt động tại Đà Nẵng có buổi làm việc với UBND huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Ngay sau khi có mặt tại trụ sở UBND huyện Hòa Vang, PGS.TS Trần Như Dương đã tiến hành họp chỉ đạo về công tác điều tra, giám sát dịch đối với các lãnh đạo huyện và địa phương.
Theo báo cáo của Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang Trần Sỹ, trên địa bàn hiện có 5 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó 3 bệnh nhân có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, 2 bệnh nhân trong cộng đồng.
Video đang HOT
Sau khi nghe lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, lãnh đạo xã Hòa Tiến báo cáo về tình hình hai ca nhiễm mới trong cộng đồng trên địa bàn. Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương chất vấn ngay: “Các anh đã khai thác bệnh nhân trước đó 14 ngày làm gì, ở đâu, sáng đi làm tối có về không, có tham gia sự kiện gì, có lai vãng gì ở bệnh viện không…?”.
Nghe lãnh đạo UBND xã Hòa Tiến báo cáo về việc điều tra dịch tễ đối với các bệnh nhân, PGS. TS Trần Như Dương khẳng định, hiện chưa có manh mối, không có nguồn lây, không có dấu vết. “Qua báo cáo rõ ràng tình hình rất nguy hiểm. Cả đêm tôi mong sáng để đến đây. Mầm bệnh đã chui vào cộng đồng, nguy cơ sẽ lan sang cả làng, cả xã. Chúng ta phải rốt ráo, thần tốc cách ly F1″.
Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND huyện Hòa Vang và các lãnh đạo xã băn khoăn khi nhận được thông báo người dân nhiễm COVID-19 lại đang ở tại gia đình phải xử lý thế nào? PGS.TS Trần Như Dương nói ngay: “Khi nhận được kết quả xét nghiệm, lập tức buộc người ta ngồi yên một chỗ, đeo khẩu trang. Chính quyền phải xuống ngay gia đình để đề nghị người nhà đeo khẩu trang, cán bộ phải ngồi ngay tại cổng để canh giữ. Sau đó mới tiến hành điều tra dịch tễ”.
Việc điều tra dịch tễ ban đầu không được điều tra cụ thể chi tiết mà phải nắm các mốc thời gian trước sau đó mới khai thác chi tiết. Sau đó đưa gia đình đi cách ly ngay. Còn nếu chưa đi cách ly được phải ngồi ở nhà.
Lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh, để làm rõ được kẻ thủ đang giấu mặt, len lỏi trong từng gia đình phải thành lập ngay tổ COVID-19 cộng đồng. “Mỗi tổ phụ trách cụ thể bao nhiêu gia đình? Phải tuyên truyền cho người dân không cho ai gặp nhau, không đến nhà ai và không cho ai đến nhà mình. Không có tổ giám sát COVID-19 trong cộng đồng là không xong được đâu” – PGS.TS Trần Như Dương khẳng định.
Theo đó, các tổ COVID-19 phải giám sát chặt chẽ, khi phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu sốt, ho, có đờm, chán ăn phải báo cáo để lấy mẫu đưa đi xét nghiệm.
“Tóm lại ta phải làm thật quyết liệt. Phải gõ cửa từng nhà tuyên truyền người dân phải ở trong nhà kín cổng cao tường. Những người dân sinh sống trên địa bàn có người nhiễm COVID-19 phải thường xuyên đo nhiệt độ. Nếu có dấu hiệu phải đưa đi cách ly khẩn trương. Việc lây lan trong cộng đồng cực kỳ nguy hiểm” – PGS.TS Trần Như Dương nhấn mạnh.
Làm việc xong với lãnh đạo UBND huyện Hòa Vang, PGS.TS Trần Như Dương cùng đoàn có mặt tại khu vực thôn Lệ Sơn Nam, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang – nơi có 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong cộng đồng để chỉ đạo các công việc cần thiết.
Khi vừa đến nơi, thấy người nhà của bệnh nhân mở cửa, đứng từ xa, PGS.TS Trần Như Dương nói lớn: “Mọi người đeo khẩu trang và đóng cửa nhà lại. Tuyệt đối không được ra ngoài. Mọi người yên tâm lực lượng chức năng sẽ đưa mọi người đi cách ly an toàn”.
Các bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID - 19 được xử lý ra sao?
Theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp tử vong liên quan đến COVID - 19 tại Đà Nẵng sẽ không được tổ chức tang lễ tại nhà mà được tiến hành khâm liệm tại bệnh viện rồi hỏa thiêu ở Trung tâm hỏa táng An Phước Viên (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang).
Các trường hợp tử vong liên quan đến COVID - 19 tại Đà Nẵng sẽ không được tổ chức tang lễ tại nhà mà được tiến hành khâm liệm tại bệnh viện rồi hỏa thiêu ở Trung tâm hỏa táng An Phước Viên (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang)
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận được 5 trường hợp tử vong trên nền bệnh lý nền và mắc COVID - 19. Theo bà Nguyễn Thị Quảng Trị, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP Đà Nẵng, trong số 5 bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID - 19, có 3 trường hợp tử vong ở Đà Nẵng (Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Ung bướu) và 2 trường hợp tử vong tại Bệnh viện Trung ương Huế.
3 trường hợp tử vong tại Đà Nẵng sẽ được tổ chức khâm liệm để chuyển đến nhà hỏa thiêu. 2 trường hợp tử vong tại Huế, BCĐ phòng, chống dịch tỉnh Thừa Thiên Huế và Bệnh viện TƯ Huế sẽ có trách nhiệm xử lý - bà Trị cho hay.
Sở Y tế TP Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu Nhà tang lễ thành phố hỗ trợ việc bảo quản các thi hài người bệnh đã qua xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
Theo quy định về xử lý thi hài người nhiễm và nghi ngờ nhiễm COVID - 19 trong Quyết định 468 của Bộ Y tế về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp, quy trình xử lý thi thể bệnh nhân tử vong liên quan đến COVID - 19 được quy định nghiêm ngặt, vận chuyển đến nơi hỏa táng hoặc mai táng bằng xe chuyên dụng.
Người nhà bệnh nhân không được đi chung xe, chỉ nhân viên y tế với trang bị bảo hộ chuyên dụng mới được đi cùng. Việc hỏa táng, mai táng phải thực hiện trong thời gian sớm nhất sau khi bệnh nhân tử vong. Toàn bộ khu vực hỏa táng, mai táng phải được phong tỏa, khử khuẩn trước và sau khi hỏa tang, mai táng.
"Bệnh viện Đà Nẵng hiện đã xây dựng quy trình xử lý thi hài người nhiễm và nghi nhiễm COVID - 19, riêng tại Bệnh viện Ung bướu thì đang xây dựng quy trình, vì bệnh viện chưa nghĩ đến trường hơp tử vong do dịch bệnh mặc dù Quyết định 468 của Bộ Y tế đã triển khai từ đầu mùa dịch", bà Trị nói thêm.
Theo bà Trị, đối với các trường hợp tử vong vừa rồi, lúc đầu gia đình không đồng ý với việc không tổ chức lễ tang, nhưng sau khi nghe giải thích, tư vấn thì các gia đình đều đồng ý, hợp tác và thực hiện đúng quy trình.
Hiện, Đà Nẵng chỉ có Trung tâm hỏa táng An Phước Viên (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) với là 2 lò hỏa táng hiện đại. Trung bình mỗi ngày, trung tâm hỏa thiêu tối đa 12 người (mỗi người hỏa thiêu trong vòng từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ).
Ngoài ra, theo Sở Y tế TP Đà Nẵng, những trường hợp bệnh nhân đang điều trị trong khu phong tỏa (tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng) mà tử vong, thi hài cũng sẽ được xử lý như ca nhiễm COVID - 19.
Xây dựng nông thôn mới ở Đà Nẵng: Hòa Sơn hướng đến miền quê đáng sống Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt khu vực nông thôn trên địa bàn xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) đã có nhiều khởi sắc. Vùng quê yên bình ngày nào giờ đã xuất hiện nhiều ngôi nhà mới khang trang, những con đường nhựa, bê tông...