Malware Android có khả năng “tự hủy”, khôi phục cài đặt gốc của máy sau khi “xong việc” hoặc bị phát hiện
Phiên bản mới của malware BRATA khét tiếng đã được thêm một số tính năng mới, trong đó có cả khả năng “ factory reset”.
Android là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới, với nhiều người dùng hơn bất kỳ hệ điều hành nào khác. Cơ sở người dùng lớn như vậy khiến nó trở thành mục tiêu béo bở cho bọn tội phạm mạng và chúng ta đã thấy Android hết lần này đến lần khác phải chống chịu với các loại malware khác nhau, trong số đó có BRATA, một malware cực kỳ khó loại bỏ.
BRATA là trojan truy cập từ xa, đã được kẻ xấu sử dụng để đánh cắp thông tin ngân hàng trong quá khứ. Hiện tại, các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện rằng một phiên bản mới của BRATA đang được lan truyền, phiên bản này có một số tính năng mới, trong đó có cả khả năng “factory reset”, khôi phục cài đặt gốc và xóa hoàn toàn dữ liệu trên máy của nạn nhân.
Một báo cáo từ công ty bảo mật máy tính Cleafy đã phác thảo cách thức hoạt động của biến thể BRATA mới này. Về cơ bản, nó đã được cập nhật để tránh trình quét virus, thêm keylog và có khả năng khôi phục cài đặt gốc cho smartphone. BRATA có nhiều phiên bản, chủ yếu nhằm vào các người dùng ứng dụng e-banking ở Vương quốc Anh, Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Mỹ Latinh.
Video đang HOT
Phiên bản BRATA.A thêm tính năng theo dõi GPS và khả năng khôi phục cài đặt gốc, BRATA.B có các tính năng tương tự cộng với nhiều mã phức tạp hơn để nắm bắt chi tiết đăng nhập ngân hàng. Trong khi BRATA.C tải và cài đặt ứng dụng phụ có phần mềm độc hại thông qua ứng dụng chính.
Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất chính là sự ra đời của khả năng khôi phục cài đặt gốc từ xa, về cơ bản chính là một nút “tự hủy” của malware này. BRATA sẽ “tự hủy” trong hai trường hợp:
Thứ nhất, sau khi chi tiết ngân hàng của người dùng bị đánh cắp thành công, BRATA sẽ tự hủy, đưa máy về cài đặt gốc, khiến người dùng mất dấu vết của ứng dụng độc hại.Thứ hai, khi nghi ngờ đang được chạy trong môi trường ảo, BRATA sẽ tự hủy để ngăn chặn việc nó bị phân tích.
Điều này chỉ có thể được thực hiện nếu bạn cấp cho nó quyền truy cập sâu trên điện thoại của mình.
Ứng dụng chứa malware BRATA đòi hỏi cấp quyền xóa mọi dữ liệu trong máy
Có rất nhiều phần mềm độc hại đang nhắm vào Android và cách tốt nhất để tránh trở thành nạn nhân là đảm bảo cảnh giác với những ứng dụng bạn cài đặt, không cấp những quyền truy cập hệ thống đặc biệt quan trọng cho ứng dụng nếu chưa biết rõ về chúng.
Hơn 9 triệu thiết bị Android dính mã độc từ các ứng dụng trong Huawei AppGallery
Ít nhất 9,3 triệu thiết bị Android được cho là đã dính phải một loại mã độc mới cực kỳ nguy hiểm, với khả năng lấy cắp dữ liệu và số điện thoại của nạn nhân.Mã độc 'đội lốt' game
Chiến dịch tấn công của loại mã độc này được các nhà nghiên cứu đến từ Dr.Web phơi bày. Các nhà nghiên cứu đã phân loại trojan này là "Android.Cynos.7.origin", một biến thể của malware Cynos. Để dễ bề xâm nhập và hoạt động, loại mã độc mới này ngụy trang thành nhiều thể loại game khác nhau trên kho ứng dụng AppGallery của Huawei, từ arcade, bắn súng cho đến cả chiến lược.
Có đến 9,3 triệu thiết bị Android được cho là đã dính mã độc 'đội lốt' game trên Huawei AppGallery
Đến nay, công trình nghiên cứu của Dr.Web đã xác định được 190 trò chơi độc hại, trong đó một phần nhắm đến những người dùng nói tiếng Nga, còn những trò chơi khác nhắm vào đối tượng người dùng Trung Quốc hoặc quốc tế.
Cơ chế kích hoạt
Loại mã độc mới này vẫn yêu cầu người dùng phải cấp quyền trực tiếp cho ứng dụng. Cụ thể, sau khi được cài đặt, các ứng dụng sẽ nhắc nạn nhân cấp quyền thực hiện và quản lý các cuộc gọi điện thoại, sử dụng quyền truy cập để thu thập số điện thoại của họ cùng với thông tin khác như vị trí địa lý, thông số mạng di động và siêu dữ liệu hệ thống.
Malware 'đội lốt' game sẽ cố xin người dùng cấp nhiều quyền riêng tư nhất có thể
Như vậy, loại malware này đòi hỏi sự tác động trực tiếp của người dùng để có thể kích hoạt. Tuy nhiên, đối tượng tải và chơi game phần lớn vẫn là trẻ em, chưa bao gồm một bộ phận không nhỏ tài khoản người lớn tải về rồi đưa cho trẻ em chơi, vậy nên đây vẫn là một loại malware cần sự cảnh giác cực cao độ từ người dùng.
Trên thực tế, các ứng dụng, trò chơi chứa phần mềm độc hại dạng như trên đã 'bay màu' khỏi các cửa hàng ứng dụng, thế nhưng người dùng đã cài đặt ứng dụng trên thiết bị của họ sẽ cần phải xóa thủ công những ứng dụng còn lại để tránh bị khai thác thêm.
Đa số các malware dạng như này đều cần người dùng tác động cấp quyền trực tiếp. Cách 'phòng vệ' chung trước những malware độc hại dạng này là hạn chế tải về các ứng dụng, trò chơi đến từ các nhà phát hành lạ và cần đọc, suy nghĩ thật kỹ trước khi cấp quyền cho một ứng dụng nào đó.
ColorOS 12: Những tính năng độc đáo giúp tối ưu trải nghiệm sử dụng ColorOS được đánh giá là một trong những giao diện sử dụng mượt mà, đẹp mắt, nhiều tính năng thông minh. Phiên bản ColorOS 12 mới thậm chí còn đưa trải nghiệm người dùng lên một tầm cao hơn nữa nhờ các tính năng này. OPPO mới đây đã cho ra mắt giao diện người dùng ColorOS 12 hoàn toàn mới dựa trên...