Mali: Phiến quân Tuareg tuyên bố độc lập ở miền Bắc
Ngày 6/4, Mặt trận dân tộc giải phóng Azouad (MNLA) của phiến quân Tuareg đã tuyên bố độc lập ở khu vực miền Bắc Mali sau khi chiếm được ba thành phố quan trọng Timbuktu, Gao và Kidal.
Các tay súng của phiến quân Tuareg. (Nguồn: Internet)
Tuyên bố trên được đăng tải trên trang web của MNLA.
Video đang HOT
Cùng ngày, trên kênh truyền hình France 24 của Pháp, người phát ngôn của MNLA Mossaa Ag Attaher cũng tuyên bố “độc lập cho Azouad từ ngày hôm nay,” đồng thời khẳng định MNLA sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho vùng lãnh thổ này, cũng như duy trì hòa bình và “thiết lập các nền tảng thể chế cho một nhà nước dựa trên một hiến pháp dân chủ.”
MNLA kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận nhà nước độc lập Azouad. Hàng chục năm qua MNLA đã tiến hành các hoạt động nổi dậy nhằm đòi thành lập một nhà nước độc lập của người Tuareg trên vùng đất bao gồm ba thành phố trên.
Ngày 4/4, MNLA đã chiếm được ba thành phố trọng điểm trên và quyết định đơn phương chấm dứt các chiến dịch quân sự.
Các nguồn tin cho biết trong khi Tuareg loan báo độc lập, những người ủng hộ MNLA đã bắt đầu áp đặt luật Hồi giáo (Sharia) tại nhiều nơi ở Bắc Mali.
Trong một diễn biến khác, Tòa lãnh sự Algeria tại thành phố Gao (Bắc Mali) đã bị một số phần tử vũ trang không rõ danh tính tấn công và chiếm giữ.
Lãnh sự và sáu nhân viên ngoại giao đã bị nhóm tấn công bắt và đưa đi. Bộ Ngoại giao Algeria ra thông cáo lên án mạnh mẽ hành động này.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki- moon đã kịch liệt lên án vụ bắt cóc và kêu gọi Mali lập lại trật tự hiến pháp.
Ủy ban quốc gia vì sự chấn hưng dân chủ và khôi phục nhà nước (CNRDRE – hiện nắm chính quyền tại Mali sau vụ đảo chính) bày tỏ lo ngại vụ bắt cóc trên sẽ làm tổn hại quan hệ giữa Mali và Algeria, đồng thời kêu gọi toàn dân đoàn kết “chống lại sự xâm nhập của các nhóm phiến quân và các phần tử khủng bố.”
MNLA cũng lên án vụ bắt cóc các nhà ngoại giao trên./.
Theo TTXVN
Người dân Mali biểu tình phản đối cuộc đảo chính
Hơn 1.000 người Mali đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Bamako ngày 26/3 nhằm phản đối cuộc đảo chính của quân đội, trong khi đó, các phiến quân người Tuareg đang đe dọa chiếm một thành phố chủ chốt ở miền Bắc.
Người dân Mali tuần hành phản đối CNRDRE. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đây cũng là ngày nghỉ lễ của người Mali nhằm kỷ niệm cuộc đảo chính năm 1991 do Tổng thống Amadou Toumani Toure tiến hành.Những người biểu tình, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đã tụ tập trước cửa một trung tâm chứng khoán theo lời kêu gọi của 38 đảng phái chính trị trong một mặt trận thống nhất chống lại các tướng lĩnh đảo chính lật đổ Tổng thống Toure hôm 22/3 vừa qua.
Người biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi thủ lĩnh nhóm binh sĩ thực hiện cuộc đảo chính Amadou Sanogo trao trả lại quyền lực cho Tổng thống Toure.
Trong khi đó, ông Xanôgô cam kết sẽ tổ chức bầu cử sớm, đồng thời kêu gọi các công chức và người lao động khối tư nhân trở lại cơ quan làm việc trước ngày 27/3.
Về phần mình, trong một tuyên bố trên truyền hình, nhóm binh lính nổi loạn, tự xưng là Ủy ban quốc gia vì sự chấn hưng dân chủ và khôi phục nhà nước (CNRDRE), cảnh báo sẽ xử lý mọi hành động cố ý gây rối trong cuộc biểu tình.
Cách đây 21 năm, ngày 26/3/1991, ông Toure đã dẫn đầu một nhóm binh sĩ lật đổ Tổng thống Moussa Traore sau một cuộc trấn áp biểu tình chống chính phủ.
Một năm sau đó, ông đã tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên và được coi là một người hùng.
Ông đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2002. Theo luật định, ông Toure sẽ mãn nhiệm sau hai nhiệm kỳ sau cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra ngày 29/4 tới. Nhưng cuộc đảo chính hồi tuần trước đã làm đình trệ toàn bộ tiến trình chính trị tại quốc gia Tây Phi này.
Cuộc đảo chính lần này xuất phát từ việc một số tướng lĩnh quân đội không hài lòng với chính phủ đương nhiệm trong cách đối phó với người Tuareg đòi độc lập ở miền Bắc nước này.
Trong diễn biến mới nhất ngày 26/3, phiến quân Tuareg đã bác bỏ đề xuất đối thoại hòa bình của các tướng lĩnh đảo chính, đồng thời dọa sẽ chiếm thành phố Kidan, một trong những thành phố quan trọng nhất ở miền Bắc.
Nhóm Hồi giáo vũ trang Ansar Dine (nghĩa là Người bảo vệ niềm tin) tuyên bố việc thôn tính Kidan "sắp xảy ra."
Nhóm này đang phối hợp với lực lượng Quân đội Tự do Quốc gia Adaoát (MNLA) - lực lượng muốn áp đặt luật Hồi giáo Sharia, để thực hiện mục tiêu này.
Hiện chưa có thông tin về Tổng thống Toure, tuy nhiên các binh sĩ đảo chính đảm bảo rằng ông đang được an toàn và khỏe mạnh, song không cho biết ông đang bị giam giữ ở đâu./.
Hội đồng Bảo an họp khẩn cấp về khủng hoảng Mali Phát ngôn viên phái bộ Mỹ tại Liên hợp quốc Mark Kornblau cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tiến hành một phiên họp khẩn cấp về cuộc khủng hoảng ở Mali vào ngày 3/4. Bạo loạn xảy ra tại Mali. (Nguồn: Getty Images) Pháp, nước đang ngày càng lo ngại trước sự "bành trướng" về lãnh thổ của lực...