Mali: Khủng bố “ăn theo” đảo chính
Thủ đô Bamako của Mali hôm 25-3-2012 đã bắt đầu khôi phục các sinh hoạt bình thường sau khi nổ ra cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Amadou Toumani Toure. Hầu hết binh lính nổi loạn đã trở về doanh trại theo lệnh của đại úy Amadou Haya Sanogo, người chỉ huy phe quân sự cầm quyền.
Thủ lĩnh phe đảo chính Amadou Haya Sanogo vào đường phố ở thủ đô Mali hôm 24-3-2012
Video đang HOT
Mali nằm lọt thỏm trong lục địa châu Phi từng là một trong ba đế chế Tây Phi kiểm soát hoạt động giao thương xuyên Sahara. Sau khi Senegal rút khỏi Liên bang Mali hồi đầu thập niên 1960, nước Cộng hòa Sudan cũng tự tuyên bố độc lập thành Cộng hòa Mali. Năm 1991, một cuộc đảo chính đã dẫn tới một bản hiến pháp mới, hình thành một nhà nước Mali dân chủ và đa đảng.
Đêm 22-3-2012, một nhóm binh lính cấp thấp đã chiếm dinh tổng thống, tuyên bố giải tán chính quyền và đình hoãn hiến pháp. Đây là số binh lính bất bình về tình trạng thiếu thốn cả về vũ khí lẫn lương thực trong quân đội, mặc dù mỗi năm Mali nhận hàng triệu USD viện trợ quân sự từ phương Tây.
Washington đã lập tức lên án cuộc đảo chính ở Mali, yêu cầu khôi phục lại hiến pháp và phục hồi lại chính quyền dân sự. Cuộc đảo chính ở đất nước nằm ngay trung tâm khu vực Tây Phi đã làm tăng thêm mối quan ngại của khu vực và phương Tây về vành đai Sahel-Sahara ở miền tây châu Phi đang trở nên một vùng đất vô chính phủ, nơi mà các phần tử cực đoan Hồi giáo, các phiến quân và bọn buôn lậu quốc tế hoạt động như chốn không người. Giới phân tích an ninh cảnh báo rằng cuộc đảo chính này đã tạo ra những điều kiện lý tưởng nhất cho hệ thống khủng bố quốc tế Hồi giáo Al-Qaeda mở rộng ảnh hưởng của mình ở Mali, cũng như là cơ hội bằng vàng cho các phong trào ly khai.
Một phái đoàn phối hợp của Liên hiệp quốc và các nước châu Phi hồi cuối tuần qua đã tới Mali và nói thẳng với nhóm lãnh đạo phe đảo chính rằng hành động của họ là không thể chấp nhận được. Liên minh châu Phi (AU) và các nước đóng góp cho Mali đã ngừng viện trợ. Khối các nước ECOWAS của Tây Phi cho biết cũng sẽ có quyết định tương tự trong cuộc họp thượng đỉnh của khối tại Bờ biển Ngà ngày 27-3.
Các nghị sĩ và các nhân vật đối lập phản đối phe đảo chính. 14 quan chức cấp cao chính phủ, trong đó có thủ tướng và ngoại trưởng hôm 25-3 đã bắt đầu tuyệt thực tại nơi bị giam giữ là một doanh trại quân đội bên ngoài thủ đô, nơi phe đảo chính làm tổng hành dinh. 38 đảng chính trị cũng đã họp tuyên bố thành lập một mặt trận thống nhất chống phe đảo chính. Cho tới nay tuy không rõ Tổng thống Toure ở đâu, nhưng người ta tin rằng ông vẫn an toàn trong sự bảo vệ của nhóm lính nhảy dù trung thành.
Theo CATP
Lãnh đạo đảo chính Mali còn sống
Đại úy Amadou Sanogo, người lãnh đạo cuộc đảo chính tại Mali hôm 22.3, vừa xuất hiện trên truyền hình nước này hôm 24.3 để xua tan lời đồn ông đã bị hạ sát.
Ông khẳng định quân đội vẫn đang nắm quyền kiểm soát đất nước Tây Phi này dù tình trạng hỗn loạn chưa được dập tắt, theo Reuters.
Đại úy Sanogo nói: "Tôi yêu cầu toàn bộ người dân Mali phải lập tức chấm dứt tất cả các hành vi cướp bóc. Đó không phải là điều chúng ta hướng tới".
Đại úy Amadou Sanogo - Ảnh: Reuters
Ngày 22.3, một số binh sĩ quân đội bất ngờ tràn vào thủ đô Bamako của Mali khiến Tổng thống Amadou Toumani Toure phải tháo chạy.
Từ đó đến nay, nhiều báo cáo được đưa ra cho rằng binh lính đảo chính ra tay cướp bóc và tự hỏi nhà lãnh đạo cuộc đảo chính có đủ sức kiểm soát tình hình.
Trong khi đó, các nước láng giềng đã lên tiếng chỉ trích cuộc đảo chính và Liên Hiệp Quốc cùng phương Tây yêu cầu các bên phải tuân thủ hiến pháp.
Theo Thanh Niên
Tình hình Mali tiếp tục căng thẳng sau đảo chính Bốn ngày sau cuộc đảo chính, tình hình tại Mali tiếp tục căng thẳng. Quốc hội Mali ngày 25/3 đã ra tuyên bố yêu cầu Ủy ban quốc gia vì sự chấn hưng dân chủ và khôi phục nhà nước (CNRDRE) tuân thủ hiến pháp ngay lập tức, mở tất cả các cửa khẩu, thả tất cả các quan chức chính phủ đang...