Maldives trở thành quốc gia dự trữ sinh quyển đầu tiên trên thế giới
Maldives khẳng định trong vòng bốn năm tới toàn bộ nước này sẽ trở thành khu dự trữ sinh quyển đầu tiên trên thế giới.
Trở thành một quốc gia được công nhận là nơi tốt nhất để bảo tồn sự đa dạng sinh học trên thế giới là một niềm mơ ước và mục tiêu của nhiều quốc gia hiện nay trên thế giới. Về những nỗ lực đó, nước cộng hòa Maldives đã làm được rất nhiều. Chính quyền nước này khẳng định trong vòng bốn năm tới toàn bộ nước này sẽ trở thành khu dự trữ sinh quyển đầu tiên trên thế giới. Đạt được mục tiêu này sẽ cho phép bảo tồn được sự đa dạng tự nhiên hiện tại và giải quyết một số vấn đề lớn khác mà quốc đảo này đang phải đối mặt.
Nước cộng hòa Maldives nằm trên quần đảo san hô ở Ấn Độ Dương đang lên kế hoạch trở thành khu bảo tồn sinh quyển đầu tiên trên thế giới vào năm 2017, tổng thống Maldives Mohamed Waheed, phát biểu tại cuộc họp toàn thể của Liên hợp quốc về vấn đề phát triển của diễn đàn phát triển bền vững Rio 20 cho biết.
Maldives có hệ sinh quyển tốt nhất thế giới vì vậy mục tiêu
là quốc gia dự trữ sinh quyển đầu tiên trên thế giới trở nên không quá khó
“Ngày hôm nay tôi muốn tuyên bố rằng Maldives sẽ sớm trở thành quốc gia dự trữ đầu tiên trên thế giới. Chúng tôi sẽ nhanh chóng thực hiện đề án này trong vòng 5 năm tới. Maldives sẽ là công viên hải dương lớn nhất trên thế giới”, tổng thống Maldives nói.
Tuyên bố của ông được đưa ra hai ngày sau khi Australia công bố kế hoạch xây dựng khu bảo tồn hải dương học lớn nhất thế giới. Việc xây dựng một khu dự trữ sinh quyển toàn cầu quy mô quốc gia là câu trả lời của Maldives đối với những sự kêu gọi của Liên hợp quốc cần có những biện pháp khẩn trương nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học đến năm 2020. Maryam Shakila, thủ tướng phụ trách năng lượng và môi trường của Maldives nói rằng lãnh thổ đất và nước của Maldives có đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn về Khu dự trữ Sinh quyển của UNESCO đến năm 2017, trong khi đó sự ủng hộ của người dân trong các vấn đề bảo tồn sự đa dạng tự nhiên của quốc gia sẽ đảm bảo phát triển một nền kinh tế “xanh” cũng như nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của người dân Maldives.
Video đang HOT
Kế hoạch xây dựng khu dự trữ trên được Nội các Bộ trưởng nước này ký vào tháng 1-2013. Đến năm 2017, chính quyền Maldives có kế hoạch phát triển từng bước để thực hiện kế hoạch.Maldives hiện có 1.192 hòn đảo và mỗi hòn đảo đều nằm trong kế hoạch và có những ưu tiên khác nhau. Tổng thống Maldives Mohamed Waheed nói rằng việc tạo ra khu bảo tồn đặc biệt sẽ ngăn chặn được nạn đánh bắt cá không kiểm soát, áp dụng những hạn chế nhất định về hoạt động khai thác hải sản ở các vùng nước sâu và khai thác bằng lưới.
“Kế hoạch xây dựng một khu sự trữ sinh quyển quốc gia tại Maldives là một dự án độc đáo cả về quy mô và những tiềm năng mà nó mang lại. Chúng tôi hi vọng động thái này sẽ khuyến khích các quốc gia khác, trong đó có các nước tài trợ và các quốc đảo nhỏ đang phát triển khác sẽ nỗ lực nhiều hơn để thực hiện kế hoạch bảo tồn thiên nhiên”, Braulio Ferreira de Souza Dias, thư ký điều hành của Diễn đàn Đa dạng sinh học, nói.
Maldives là một quốc đảo nằm ở Ấn Độ dương cách Sri Lanka 700 km về phía tây nam. Quốc gia này có hai dải đảo gần như song song được bao quanh bởi các dải san hô ngầm. Vào năm 2012, Maldives chào đón hàng triệu lượt khách quốc tế đến thăm. Và lượng du khách đến ngày càng tăng do thủ tục nhập cảnh đang được đơn giản hóa. Điều này một mặt giúp kinh tế Maldives phát triển nhưng cũng gây ra những vấn đề về môi trường khác.
Trước đây không lâu, Maldives gặp phải những vấn đề về sự nóng lên toàn cầu. Theo các nhà khoa học thì mực nước biển quanh quần đảo Maldives đã tăng lên đáng kể, và nước này có thể bị nhấn chìm hoàn toàn trong 200 năm nữa. Vì vậy, chính quyền nước này đang cố gắng khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa.
Maldives có vô số bãi biển đẹp thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm mỗi năm
Phát biểu tại cuộc họp toàn thể của UN, tổng thống Maldives đã nêu ra các vấn đề về môi trường ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động bảo vệ môi trường, ví dụ như việc xây dựng khu dự trữ sinh quyển Baa Atoll đang được UNESCO bảo vệ. Do phần lớn nhất của Maldives nằm ở vùng đất thấp nên chính phủ ưu tiên thực hiện các công nghệ phát triển bền vững khác nhau. Để giải quyết vấn đề nước biển dâng cao, chính phủ nước này đề xuất thực hiện một kế hoạch tham vọng là xây dựng một loạt các đảo nổi.
Ngoài ra, ông Mohamed Waheed nói rằng chính phủ của ông dự kiến sẽ tổ chức một loạt các hoạt động giảm thiểu khí nhà kính để bảo vệ các hệ sinh thái và toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp của nước này. Tổng thống nhấn mạnh các vấn đề môi trường liên quan đặc biệt đến Maldives. Ông nhấn mạnh Maldives sẽ tiếp tục cam kết chấp hành các nguyên tắc trong “Chương trình nghị sự 21″ được thông qua tại diễn đàn Rio 20.
Quốc đảo Maldives với những công nghệ phát triển bền vững có khả năng đạt được mục tiêu này. Nước này đã trở thành một trong ba quốc gia được Liên hợp quốc loại khỏi danh sách các nước kém phát triển. Kinh tế Maldives chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác hải sản đã có những bước tiến đáng kể. Trong nền kinh tế Maldives, ngành du lịch có thể gọi là bền vững bởi họ có những dải san hô mà không đâu có, môi trường thủy sinh phong phú cùng vô số những bãi biển đẹp, tổng thống nói.
Đối với nghề khai thác hải sản, theo tổng thống, khác với những nước khác, Maldives sử dụng những phương pháp đánh bắt bền vững không ảnh hưởng xấy đến hệ sinh thái biển. Chúng không làm ô nhiễm môi trường biển hay làm giảm nguồn dự trữ hải sản.
Theo nghị quyết của UNESCO ngày 23-4-2012, vùng Baa Atoll được công nhận là một khu dự trữ sinh quyển. Vì thế UNESCO đã công nhận tính độc đáo của thiên nhiên trên quần đảo Baa Atoll. Khu nghỉ dưỡng Reethi Beach nằm trên Baa Atoll đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái trên đảo. Ban quản lý khu nghỉ dưỡng đang rất nỗ lực để giảm thiểu tác động của con người đối với tự nhiên trong đó có yêu cầu sự hợp tác của cả khách du lịch.
Theo ANTD
Philippines mua tàu, Campuchia sắm xe bọc thép
Xe bọc thép của quân đội Campuchia tại một căn cứ quân sự
Trong bối cảnh các quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh trang bị khí tài cho quân đội, hai thông tin về mua sắm vũ khí vừa hé lộ, được giới quan sát quân sự chú ý.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ngày 31/10 cho biết, nước này sẽ mua 5 tàu tuần tra của Pháp trị giá hơn 116 triệu USD để tuần tra trên biển Đông. Chuẩn đô đốc Luis Tuason - chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines - cho biết, một con tàu dài 82m và 4 con tàu 24m sẽ được bàn giao cho Philippines vào năm 2014.
Người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines - Trung tướng Armand Balilo - cũng cho hay, những con tàu lớn này "có khả năng hoạt động cao và có thể triển khai được trong cả điều kiện thời tiết xấu và đây là lần đầu tiên loại tàu lớn như vậy được trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines".
Theo ông Balilo, lý do mua 5 tàu tuần tra của Pháp là vì lực lượng bảo vệ bờ biển cần các tàu mới để thực thi nhiệm vụ. Hiện lực lượng này chỉ có 9 con tàu và các tàu mới sẽ làm nhiệm vụ trên toàn quốc đảo.
Trong khi đó, nhật báo Bưu điện Phnom Penh của Campuchia, ra ngày 31/10 cho hay, ngày 30/10 lô hàng 140 xe bọc thép quân sự, Campuchia đặt mua từ nước ngoài, đã cập cảng Sihanukvill. Lô hàng gồm khoảng 100 xe quân sự bọc thép 8 bánh và 40 xe bọc thép 6 bánh, xuất phát từ một quốc gia chưa xác định.
Theo báo trên, hồi tháng 10/2010 - thời điểm xảy ra xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan về tranh chấp ngôi đền cổ Preah Vihear - Campuchia đã đặt mua một lô hàng xe bọc thép từ Ukraina.
Theo 24h
Jamaica - quốc đảo "ồn ào" nhất thế giới Đến bất kỳ nơi nào ở quốc đảo Jamaica, người ta cũng nghe tiếng nhạc xập xình mở to ầm ĩ, mặc dù chính quyền Jamaica đã áp dụng nhiều quy định nhằm hạn chế điều này. Tại thủ đô Kingston của Jamaica, các tài xế taxi mở nhạc lớn hết cỡ trên những chiếc taxi vẫn được ví là "những sàn nhảy...