Malaysia xem xét lại các ưu đãi, sẽ trở lại đường đua xe điện
Malaysia đang nghiêm túc xem xét lại các ưu đãi về xe điện khi đầu tư trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng ở các quốc gia trong khu vực.
Malaysia xem xét lại các ưu đãi cho xe điện để trở lại đường đua.
Thời gian gần đây, các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia liên tục phát triển xe điện. Phạm vi và tần suất của các khoản đầu tư dự kiến vào những quốc gia đó ngày càng gia tăng cho thấy Malaysia đang tụt hậu ở lĩnh vực này, tờ Paultan đánh giá.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Malaysia tin rằng vẫn còn thời gian để bắt kịp. Một báo cáo trước đó cho thấy chính phủ đã nhận thức được tình trạng ngày càng gia tăng trong lĩnh vực xe điện và sẵn sàng giải quyết vấn đề bằng cách xây dựng chính sách cụ thể cho xe điện, như một phần của kế hoạch sửa đổi Chính sách ô tô quốc gia NAP 2020.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Maybank Investment Bank Research cho biết, lộ trình cho tương lai của ngành công nghiệp ô tô Malaysia (nêu trong Chính sách ô tô quốc gia NAP 2020) thiếu rõ ràng. Kế hoạch đã không cung cấp những chi tiết cụ thể về bất kỳ ưu đãi nào cho các doanh nghiệp trong ngành và những dự án ô tô mới.
Các ý kiến cũng cho rằng Malaysia dường như đang tụt hậu trong việc phát triển xe điện so với một số quốc gia trong khu vực, mặc dù từng dẫn đầu trong cuộc đua xe xanh từ năm 2010.
Theo Madani Sahari, Giám đốc điều hành Viện công nghiệp ô tô, Robotics và IoT Malaysia (MARii), Chính phủ Malaysia hiểu tầm quan trọng của điện khí hóa và sẽ điều chỉnh chính sách, đặc biệt đối với phân khúc xe điện nhằm thu hút đầu tư. Vị này cho biết thành phố Putrajaya đã lên kế hoạch đưa ra chính sách cụ thể về xe điện trong quý đầu tiên của năm.
Chủ tịch Hiệp hội ô tô Malaysia (MAA) Datuk Aishah Ahmad cũng nói rằng Chính phủ đang cân nhắc việc thực hiện các hình thức khuyến khích để tăng tốc độ tăng trưởng của xe điện ở Malaysia. “Họ đang xem xét, nhưng vấn đề vẫn chưa được hoàn thiện”. Bà cũng cho biết cuộc thảo luận không tính đến các chính sách mà còn cả khía cạnh cơ sở hạ tầng.
Một số nhà đầu tư từng nhận xét chính sách của Chính phủ Malaysia trong lĩnh vực xe điện còn cứng nhắc. Do đó, việc sửa đổi sắp tới được cho là sẽ linh hoạt hơn. Một số ý kiến cho rằng có khả năng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu với ô tô điện sẽ được bãi bỏ. Nhưng câu hỏi đặt ra là chính phủ sẽ bù đắp khoản thuế thiếu hụt như thế nào?
Madani cho biết chính sách mới sẽ giải quyết nhiều vấn đề và trên phạm vi rộng, nhằm đảm bảo những mục tiêu quan trọng của quá trình điện khí hóa. “Nếu chúng ta không tham gia vào lĩnh vực xe điện sẽ có nhiều khía cạnh của công nghệ không được triển khai. Vì vậy, đó là một tổn thất cho Malaysia”, Madani nói.
Deloitte đồng ý trả Chính phủ Malaysia 80 triệu USD liên quan tới vụ bê bối 1MDB
Bộ Tài chính Malaysia cho biết công ty kiểm toán Deloitte PLT đã đồng ý chi trả chính phủ nước này 80 triệu USD nhằm giải quyết cả các khiếu nại pháp lý liên quan đến nghĩa vụ ủy thác của mình.
Công ty kiểm toán Deloitte tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 3/3, Bộ Tài chính Malaysia cho biết công ty kiểm toán Deloitte PLT đã đồng ý chi trả chính phủ nước này 80 triệu USD nhằm giải quyết cả các khiếu nại pháp lý liên quan đến nghĩa vụ ủy thác của mình đối với việc kiểm toán tài khoản của quỹ đầu tư 1MDB và SRC International Sdn Bhd trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014.
Bộ này nhấn mạnh: "Việc dàn xếp thành công ngoài tòa án với Deloitte sẽ đẩy nhanh việc thanh toán các khoản tiền, để hoàn thành các nghĩa vụ chưa thanh toán của 1MDB và SRC, nếu không sẽ bị trì hoãn bởi các cuộc đấu tranh tại tòa án có thể kéo dài và tốn kém".
Theo Bộ trưởng Zafrul Abdul Aziz, việc này là một thành công của Chính phủ Malaysia trong nỗ lực phục hồi "uy tín" sau bê bối tại quỹ đầu tư đầy tai tiếng này.
Đáng chú ý, trước đó ngày 26/2, Bộ Tài chính Malaysia cũng đạt được thỏa thuận với tập đoàn tài chính AMMB Holdings Berhad về việc giải quyết các khiếu nại trên phạm vi toàn cầu liên quan tới quỹ 1MDB.
Theo đó, AMMB Holdings Berhad chấp nhận chi trả Chính phủ Malaysia khoản tiền trị giá 2,83 tỷ ringgit (567,76 triệu USD)./.
Malaysia đặt mục tiêu hoàn tất chương trình tiêm chủng vào năm sau Ngày 4/2, Chính phủ Malaysia thông báo sẽ hoàn tất chương trình tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào tháng 2/2022, với 80% trong tổng dân số 32 triệu người được tiêm phòng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN Trong bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng...