Malaysia tức giận vì Singapore treo cổ công dân mang 17 gram heroin
Nhiều người Malaysia giận dữ khi chính quyền Singapore quyết treo cổ một công dân nước này dù anh ta chỉ vận chuyển một lượng nhỏ heroin.
Theo AFP, hôm 22/11 Singapore đã tiến hành treo cổ một người Malaysia bị kết án vận chuyển ma túy, bất chấp những lời kêu gọi nhân đạo đến từ nước láng giềng vì cho rằng mức án là quá nặng với một người buôn bán ma túy cấp thấp.
Singapore từ lâu đã được biết đến với việc thực thi nghiêm ngặt luật pháp, đặc biệt là mức án nghiêm khắc cho các tội danh liên quan đến ma túy.
Chính quyền đảo quốc vẫn khẳng định rằng tử hình là biện pháp ngăn chặn tội phạm hiệu quả mặc dù phải nhận sự chỉ trích từ các nhóm nhân quyền.
Người bị treo cổ lần này là Abd Helmi Ab Halim, công dân Malaysia bị kết án tử hình vào năm 2017 do vận chuyển 16,56 gram heroin từ Malaysia đến Singapore.
Nhà tù Changi, nơi công dân Malaysia Abd Helmi Ab Halim bị giam giữ trước khi bị treo cổ. Ảnh: MediaCorp.
Ông N. Surendan của nhóm Các luật sư vì tự do – tổ chức phi chính phủ về nhân quyền của Malaysia, cho rằng việc thi hành án treo cổ trong trường hợp này là “cực kỳ không phù hợp”.
“Anh ta là người vận chuyển ma túy cấp thấp và lượng ma túy anh ta bị cáo buộc vận chuyển là không đáng kể”, ông Surendan bày tỏ với AFP, nói thêm rằng lượng ma túy mà Ab Halim mang theo chỉ vượt rất ít ngưỡng 15 gram cho án tử hình.
Video đang HOT
Malaysia cũng có hình phạt tử hình, nhưng chính phủ cấp tiến lên nắm quyền vào năm ngoái cho biết họ sẽ nới lỏng các chính sách trong đó có thể bãi bỏ án tử hình bắt buộc với một số tội danh, các vụ hành quyết đã được lên kế hoạch từ trước cũng bị trì hoãn.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Luật pháp Malaysia Liew Vui Keong đã kêu gọi Singapore xem xét lại việc treo cổ, cho biết “thật đau lòng khi thấy một đồng hương bị xử tử, trong hoàn cảnh không thật sự thuyết phục”.
“Công lý phải được tiết chế bằng lòng vị tha, và tôi cầu xin Singapore làm như vậy”, ông Keong nói.
Sau khi vụ hành quyết diễn ra, báo nhà nước Singapore từ Straits Times nhấn mạnh đảo quốc này có quyền thực thi án tử hình với tội phạm ma túy và hy vọng các nước khác tôn trọng luật pháp của Singapore.
“Luật pháp của Singapore áp dụng như nhau cho mọi người, bất kể người phạm tội là người Singapore hay người ngoại quốc”, bộ nội vụ và bộ luật pháp Singapore cho biết trong một tuyên bố chung.
Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận 13 vụ xử tử diễn ra trong năm 2018 ở Singapore, 11 trong số đó liên quan đến tội phạm ma túy.
Theo news.zing.vn
'Tại Đài Loan, người đồng giới được là chính mình'
Đài Loan nổi tiếng với thái độ thân thiện và những hoạt động ủng hộ quyền lợi cho cộng đồng LGBT.
Theo South China Morning Post, trước khi luật hôn nhân đồng giới được thông qua vào tháng 5 vừa qua, Đài Loan đã nổi tiếng là nơi tập trung nhiều người người đồng tính tại châu Á nhờ thái độ thân thiện đối với vấn đề được coi là nhạy cảm, cấm kị này.
Tại cuộc diễu hành lần thứ 17 của cộng đồng LGBT vào cuối tháng trước, Đài Loan trở thành nơi người đồng tính Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Indonesia tụ họp để ăn mừng.
Maurice (33 tuổi), một nghiên cứu sinh Indonesia, đã chọn học tập và làm việc tại Đài Loan vì "đây là nơi đầu tiên tôi có thể nói chuyện thoải mái với những người giống mình".
Cuộc diễu hành đầu tiên kể từ khi luật hôn nhân đồng giới được thông qua ở Đài Loan thu hút nhiều cặp đồng tính đến ăn mừng. Ảnh: AFP.
Còn Kevin, một nhà sản xuất nội dung 26 tuổi người Indonesia, việc được chứng kiến người đồng tính tay trong tay hạnh phúc ở Đài Loan giúp anh "được là chính mình" và cảm thấy "có một gia đình thực sự".
"Quê hương tôi có cái nhìn thù địch với những người yêu đương cùng giới", Putri, một nghiên cứu sinh Malaysia đã sinh sống 9 năm ở Đài Loan, cho hay.
Putri kể ở Malaysia từng có hai người phụ nữ bị kết án và chịu phạt roi công khai trước hơn 100 người chứng kiến vì cố gắng quan hệ tình dục trong xe hơi. Tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Bộ Du lịch Malaysia tuyên bố với các phóng viên người Đức rằng không có người đồng tính nào ở quốc gia này.
Văn hóa cởi mở, thúc đẩy các giá trị bình đẳng giới ở Đài Loan tạo ảnh hưởng đến không chỉ cuộc sống ở nơi này mà còn truyền cảm hứng cho các nhóm và cộng đồng LGBT trong khu vực.
Nhưng đối với người dân địa phương, công cuộc đấu tranh vẫn còn lâu dài.
Luật pháp cho phép các cặp đồng giới tại Đài Loan được quyền kết hôn, song chưa đạt được sự bình đẳng khi nhiều quyền lợi vẫn chỉ dành cho các cặp vợ chồng một nam một nữ.
Trái với thái độ cởi mở ở Đài Loan, nhiều chính phủ và người dân ở châu Á vẫn ăn sâu thái độ kỳ thị với người đồng tính. Ảnh: SCMP.
Tại châu Á, các phong trào đòi quyền lợi cho người đồng tính đạt được thành tựu ở một số khu vực, song tại nhiều nơi khác, thái độ kỳ thị vẫn ăn sâu.
Tại Indonesia, quan chức chính phủ, cảnh sát và quân đội thường xuyên coi cộng đồng LGBT là mối đe dọa.
Ở Hong Kong, hôn nhân đồng giới bị coi là vi phạm pháp luật. Ngay cả việc người đồng giới sống chung nhà như gia đình cũng bị coi là trái phép.
Ngày 18/10, Tòa án Hong Kong bác đơn kiện của một phụ nữ giấu tên, trong đó nguyên đơn kiện chính quyền Hong Kong vì từ chối cấp giấy kết hôn cho mình và bạn gái.
Luật sư Stewart Wong đại diện cho chính quyền thành phố, khẳng định "thừa nhận hình thức khác dành cho các cặp đồng giới là hành động phá hoại hôn nhân truyền thống và giá trị gia đình".
Theo Zing.vn
Tiếng Anh của người Việt lần đầu rơi xuống nhóm 'kém' Việt Nam lần đầu rơi vào nhóm "kém" trong 5 năm, dù đứng trên Nhật Bản, Thái Lan nhưng dưới Trung Quốc, Hàn Quốc cũng như 3 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Philippines và Malaysia. Tổ chức giáo dục toàn cầu EF Education First vừa công bố bảng xếp hạng mức độ thông thạo tiếng Anh ở 100 nước và vùng lãnh...