Malaysia tố tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm
Cảnh sát biển Malaysia cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển gần bãi cạn Luconia mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
“Tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã nhận được báo cáo về việc tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng biển Malaysia hôm 4/6. Các tàu của chúng tôi, bao gồm tàu chiến của hải quân Malaysia, đang giám sát chặt chẽ tình hình”, đại tá Fauzi Othman, người đứng đầu Cơ quan Thực thi pháp luật Hàng hải Malaysia (MMEA) tại thành phố Miri, cho biết ngày 7/6.
Tuyên bố được Fauzi đưa ra sau khi có thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển gần bãi cạn Luconia, hay Beting Patinggi Ali, cách bờ biển thành phố Miri 84 hải lý (khoảng 156 km). Malaysia tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này, cho rằng nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Lucoinia tháng 4/2019. Ảnh: Borneo Post .
Lãnh đạo MMEA cho hay các lực lượng hành pháp Malaysia thường xuyên triển khai các tàu tuần tra hoạt động quanh bãi cạn Luconia để “đảm bảo chủ quyền đất nước”. Ông này không nói rõ tàu hải cảnh Trung Quốc “xâm phạm” vùng biển của Malaysia như thế nào và trong thời gian bao lâu.
Trung Quốc hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Sự việc xảy ra 3 ngày sau khi 16 máy bay quân sự Trung Quốc gồm vận tải cơ Il-76 và Y-20 áp sát không phận Malaysia, khiến không quân nước này điều tiêm kích ứng phó. Không quân Malaysia cho biết máy bay Trung Quốc bay theo đội hình chiến thuật ở khu vực cách bờ biển nước này 60 hải lý (khoảng 111 km).
Ngư dân Malaysia trong nhiều năm thông báo phát hiện tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần Luconia, một trong những bãi cạn lớn nhất ở phía nam Biển Đông. Giới chức Malaysia cho biết hải cảnh Trung Quốc điều tàu ra neo đậu tại khu vực này từ năm 2013.
Vị trí bãi cạn Luconia. Đồ họa: CSIS .
Đợt áp sát không phận Malaysia của vận tải cơ Trung Quốc diễn ra hơn một năm sau khi tàu công vụ của hai nước đối đầu trên Biển Đông. Tàu hải cảnh Trung Quốc khi đó bám đuôi và quấy rối tàu thăm dò dầu khí West Capella của tập đoàn Petronas Malaysia ngoài khơi đảo Borneo.
Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” và nêu yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Nước này còn bồi đắp trái phép nhiều đảo nhân tạo cùng các đường băng cỡ lớn, đủ cho vận tải cơ cất hạ cánh tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tướng không quân Mỹ lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc bị cáo buộc có các hành vi "leo thang" và "gây bất ổn" ở Biển Đông và trong khu vực.
Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương Kenneth Wilsbach . Ảnh PACAF
Hãng AFP ngày 4.6 dẫn lời Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương Kenneth Wilsbach lên án việc Trung Quốc điều các máy bay quân sự đến gần Malaysia và Đài Loan, cáo buộc hành động trên là "leo thang" và "gây bất ổn".
Không quân Malaysia cho biết 16 máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc hôm 31.5 đã hướng đến không phận Malaysia, buộc Malaysia phải điều các tiêm kích để ngăn chặn. Các máy bay của Trung Quốc cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chỉ 60 hải lý vào ngày 31.5.
Tướng Wilsbach cho biết hành vi trên, cùng với việc gia tăng xâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan đã thêm vào danh sách những hành vi gây bất ổn và leo thang của Bắc Kinh trong khu vực.
"Khi đi vào không phận của người khác, điều mà lẽ ra không nên làm, thì đã tự đặt mình vào tính toán sai lầm trong khu vực", ông phát biểu.
Malaysia yêu cầu Trung Quốc giải thích vụ 16 máy bay quân sự xâm nhập không phận
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đại lục gia tăng tần suất của các chuyến bay qua eo biển Đài Loan khiến lực lượng phòng không Đài Loan phải ngăn chặn và sẵn sàng đối phó.
Theo ông Wilsbach, đây là chiến lược của Trung Quốc đại lục nhằm tăng chi phí của lực lượng không quân Đài Loan, bằng cách buộc không quân Đài Loan phải xuất kích mỗi lần vùng nhận diện phòng không bị xâm phạm.
Trước năng lực quân đội Trung Quốc được củng cố đáng kể, ông Wilsbach cho biết không quân Mỹ đang xem xét luân chuyển các tài sản trong khu vực và khỏi các căn cứ lớn để khó bị nhắm đến hơn.
Trung Quốc giải thích việc vận tải cơ áp sát Malaysia Trung Quốc cho rằng việc 16 vận tải cơ bay cách bờ biển Malaysia 60 hải lý là hoạt động huấn luyện thường lệ và tuân thủ luật quốc tế. Trong cuộc họp báo ngày 2/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết nhóm vận tải cơ hoạt động gần không phận Malaysia hôm 31/5 đang tiến...