Malaysia tiếp nhận người di cư Myanmar
Ngày 21.5, Thủ tướng Malaysia tuyên bố hải quân nước này sẽ tiến hành tìm kiếm và cứu hộ những người di cư Myanmar trên những chiếc tàu đang ở vùng biển Andaman.
Người di cư Myanmar ngoài khơi Indonesia – Ảnh: Reuters
Thủ tướng Najib Razak nói thêm các hoạt động nhân đạo sẽ được triển khai cả trên biển và đất liền.
Tuyên bố của ông Razak được đưa ra sau nhiều tuần chính quyền Malaysia từ chối tiếp nhận các tàu thuyền chở người di cư, và kéo tàu của họ ra khỏi lãnh hải Malaysia. Indonesia và Thái Lan cũng có các hành động tương tự trước làn sóng người di cư ồ ạt đổ về các nước này.
Ước tính khoảng 7.000 người, chủ yếu người Myanmar thuộc cộng đồng thiểu số Rohingya và Bangladesh, vẫn đang lênh đênh ngoài biển vì bị các nước từ chối.
Video đang HOT
Trong cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước trong khu vực vào ngày 20.5 trước đó, Malaysia đã không cử đại diện đến dự. Tại cuộc họp, các nước đã thống nhất sẽ tạm thời tiếp nhận những người di cư và không đẩy tàu thuyền của họ ra khỏi vùng lãnh hải của mình nữa.
Những người được cứu lên bờ mang theo những câu chuyện kinh hoàng về hành trình đầy nguy hiểm và bị bóc lột của họ – Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Thái Lan tuyên bố dù sẽ không đẩy thuyền của người di cư ngược ra biển nhưng không ký vào thỏa thuận tạm thời cho những người di cư chỗ trú ẩn, bảo rằng nước này đã phải giải quyết hàng chục ngàn trường hợp nhập cư từ Myanmar.
Hiện cả ngoại trưởng Malaysia và Indonesia đều đang ở Myanmar để bàn bạc về cuộc khủng hoảng người di cư.
Trong những ngày qua, hơn 3.000 người di cư đã vào bờ hoặc được cứu vào Indonesia và Malaysia. Hai nước này cũng kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế để tái định cư những người di cư trong vòng một năm. Mỹ đã lên tiếng sẽ hỗ trợ công tác này.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Indonesia và Malaysia: Nhân đạo trước, chính trị sau
Indonesia và Malaysia đã đạt được thỏa thuận về tiếp nhận, cứu trợ nhân đạo và đảm bảo an toàn cho những di dân.
Một chiếc thuyền chở người di cư ở ngoài khơi vùng biển Indonesia chờ được vào bờ - Ảnh: Reuters
Thỏa thuận này giúp cho hàng ngàn con người vất vưởng, đói khát và cận kề cái chết từ nhiều tháng nay trên biển được cập bờ. Tuy nhiên, điều kiện của Indonesia và Malaysia là cộng đồng quốc tế trong thời gian một năm tới có trách nhiệm đưa ra được kế hoạch định cư những di dân này hoặc đưa họ về nước xuất phát cũng như phải có hỗ trợ tài chính.
Điều đáng chú ý là hai nước tiếp nhận ngay người di cư trong khi chưa làm rõ hay chưa thể biết được rõ "cộng đồng quốc tế" nói trên bao gồm cụ thể những đối tác nào.
Ít ra thì thỏa thuận mới này cũng đã xử lý được khía cạnh nhân đạo của cuộc khủng hoảng hiện tại ở khu vực Đông Nam Á trong khi khía cạnh chính trị của nó mới chỉ được đề cập đến. Nhân đạo trước, chính trị sau là cách tiếp cận giúp giảm bớt được ngay mức độ trầm trọng của vấn đề, nhưng ẩn chứa rất nhiều rủi ro về chính trị, tài chính, xã hội và pháp lý đối với Indonesia và Malaysia. Người vượt biển mong muốn tới Indonesia và Malaysia chủ yếu là người Myanmar và Bangladesh nhưng chính phủ của cả hai nước này lại chưa tham gia giải quyết vấn đề.
Việc tập hợp được các nước khác để có thể được gọi là "cộng đồng quốc tế" sẽ không đơn giản chút nào. Rồi đến chuyện định cư họ ở nước thứ ba cũng sẽ rất khó khăn, còn hồi hương thì lại phải cần đến sự tham gia của chính phủ các nước quê hương họ. Rồi còn khía cạnh tài chính cũng rất nan giải. Indonesia và Malaysia dùng giải pháp tình thế để có thêm thời gian và phải chấp nhận mọi rủi ro này.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Mỹ tuyên bố nhận thuyền nhân Rohingya Mỹ sẵn sàng nhận người tị nạn Rohingya, trong nỗ lực quốc tế nhằm đối phó với tình trạng thuyền nhân bị bỏ rơi trên biển trong tình trạng đói khát ở Đông Nam Á. Những người di cư được giải cứu hôm qua nghỉ ngơi và được cung cấp đồ ăn, nước uống khi tới Simpang Tiga, tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AP...