Malaysia: Tiêm mũi vaccine tăng cường cho nhân viên tuyến đầu, người cao tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri cho biết chính phủ nước này đã quyết định tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho những nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi để nâng cao sự bảo vệ của hệ miễn dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 15/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 19/9, Thủ tướng Ismail nhấn mạnh việc triển khai mũi tiêm tăng cường cho các nhóm có nguy cơ cao như có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch và người cao tuổi sẽ được triển khai sau khi tỷ lệ tiêm chủng quốc gia đạt 80% nhóm người trưởng thành. Mũi tiêm tăng cường này sẽ làm tăng khả năng miễn dịch ở những người có nguy cơ cao vì khả năng miễn dịch của họ có thể suy giảm sau một thời gian nhất định kể từ khi tiêm mũi thứ hai.
Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết việc triển khai mũi tiêm tăng cường có thể sẽ được bắt đầu vào tháng 10 tới. Trước đó, ông Khairy cảnh báo rằng nguyên nhân của số ca nhiễm mới và tử vong tại bang Sarawak tăng cao có thể là do hệ miễn dịch suy giảm. Sarawak là bang có tỷ lê tiêm chủng cao và sớm nhất cả nước. Nếu điều này được chứng minh là đúng thì các bang khác sẽ đối mặt với tình trạng tương tự trong những tháng tới. Ngoài việc hiệu quả của vaccine bị giảm theo thời gian, ông Khairy cho biết khả năng gia tăng số ca nhiễm ở Bornean cũng có thể là do sự xuất hiện của biến thể Delta cũng như nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại.
Theo thống kê của Chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19, tính đến ngày 18/9, đã có 78,2% người Malaysia trưởng thành hoàn thành tiêm chủng. Riêng ngày 18/9 Malaysia đã thực hiện được 232.559 mũi tiêm. Tính trên tổng dân số, có khoảng 67,2% được tiêm ít nhất 1 mũi và 56% đã tiêm chủng đầy đủ.
Video đang HOT
Tính đến hết ngày 18/9, trong 24 giờ qua, Malaysia có thêm 15.549 ca mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 2.082.876 ca. Có thêm 324 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 ở nước này lên 23.067 ca.
Malaysia tố tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm
Cảnh sát biển Malaysia cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển gần bãi cạn Luconia mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
"Tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã nhận được báo cáo về việc tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng biển Malaysia hôm 4/6. Các tàu của chúng tôi, bao gồm tàu chiến của hải quân Malaysia, đang giám sát chặt chẽ tình hình", đại tá Fauzi Othman, người đứng đầu Cơ quan Thực thi pháp luật Hàng hải Malaysia (MMEA) tại thành phố Miri, cho biết ngày 7/6.
Tuyên bố được Fauzi đưa ra sau khi có thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển gần bãi cạn Luconia, hay Beting Patinggi Ali, cách bờ biển thành phố Miri 84 hải lý (khoảng 156 km). Malaysia tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này, cho rằng nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Lucoinia tháng 4/2019. Ảnh: Borneo Post .
Lãnh đạo MMEA cho hay các lực lượng hành pháp Malaysia thường xuyên triển khai các tàu tuần tra hoạt động quanh bãi cạn Luconia để "đảm bảo chủ quyền đất nước". Ông này không nói rõ tàu hải cảnh Trung Quốc "xâm phạm" vùng biển của Malaysia như thế nào và trong thời gian bao lâu.
Trung Quốc hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Sự việc xảy ra 3 ngày sau khi 16 máy bay quân sự Trung Quốc gồm vận tải cơ Il-76 và Y-20 áp sát không phận Malaysia, khiến không quân nước này điều tiêm kích ứng phó. Không quân Malaysia cho biết máy bay Trung Quốc bay theo đội hình chiến thuật ở khu vực cách bờ biển nước này 60 hải lý (khoảng 111 km).
Ngư dân Malaysia trong nhiều năm thông báo phát hiện tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần Luconia, một trong những bãi cạn lớn nhất ở phía nam Biển Đông. Giới chức Malaysia cho biết hải cảnh Trung Quốc điều tàu ra neo đậu tại khu vực này từ năm 2013.
Vị trí bãi cạn Luconia. Đồ họa: CSIS .
Đợt áp sát không phận Malaysia của vận tải cơ Trung Quốc diễn ra hơn một năm sau khi tàu công vụ của hai nước đối đầu trên Biển Đông. Tàu hải cảnh Trung Quốc khi đó bám đuôi và quấy rối tàu thăm dò dầu khí West Capella của tập đoàn Petronas Malaysia ngoài khơi đảo Borneo.
Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là "đường 9 đoạn" và nêu yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Nước này còn bồi đắp trái phép nhiều đảo nhân tạo cùng các đường băng cỡ lớn, đủ cho vận tải cơ cất hạ cánh tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Phiên tòa xử 3 người Nga liên quan vụ bắn rơi máy bay MH17 bắt đầu xem xét bằng chứng Phiên tòa về vụ máy bay chở khách MH17 của Malaysia bị bắn rơi tại Ukraine năm 2014 sẽ được khôi phục trong ngày 7.6. Mảnh vỡ của chiếc MH17 được phục dựng tại Hà Lan . Ảnh REUTERS AFP đưa tin các thẩm phán Hà Lan ngày 7.6 sẽ xem xét các bằng chứng chống lại 3 bị cáo người Nga và...