Malaysia tiêm mũi tăng cường thứ hai nhằm bảo vệ nhóm dân số dễ tổn thương
Trong một phát biểu ngày 15/4, Giám đốc điều hành (CEO) công ty ProtectHealth của Malaysia, Tiến sĩ Anas Alam Faizli, nêu rõ khi Malaysia chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, điều quan trọng là phải tiếp tục bảo vệ tối ưu cho các nhóm dân số dễ tổn thương nhất, gồm người cao tuổi và những người có nguy cơ cao.
Việc lên kế hoạch tiêm mũi tăng cường thứ hai là một trong những nỗ lực như vậy, đặc biệt trong bối cảnh Lễ hội Hari Raya – lễ hội lớn nhất của người Hồi giáo- đang đến gần.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, CEO của ProtectHealth cũng khuyến nghị những người có nguy cơ cao nên tự bảo vệ bản thân bằng cách tiêm mũi tăng cường thứ hai, đồng thời khẳng định việc tiêm này được thực hiện trên tinh thần tự nguyện và hoàn toàn miễn phí.
Trước đó, theo thông báo của Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin ngày 14/4, những người trên 60 tuổi có bệnh lý nền (mắc bệnh tiểu đường, bệnh phổi/thận/gan mãn tính, suy tim,… cũng như những người cư trú tại các viện dưỡng lão trong thời gian dài) có khả năng mắc COVID-19 nặng hơn, do đó có thể tiêm mũi tăng cường thứ hai cách mũi tăng cường đầu tiên khoảng 4-6 tháng. Vaccine được sử dụng cho chiến dịch tiêm phòng này là vaccine của Pfizer/BioNTech. Những người già khỏe mạnh và người trên 60 tuổi không mắc các bệnh nền có thể lựa chọn tiêm mũi tăng cường thứ hai dựa trên tư vấn của chuyên gia y tế. Đối với người cao tuổi đã tiêm mũi tăng cường nhưng mắc COVID-19, có thể đăng ký tiêm mũi tăng cường thứ hai vào khoảng ba tháng sau khi khỏi bệnh. Ngoài ra, những người trên 12 tuổi bị suy giảm miễn dịch hoặc đang mắc bệnh nặng như ung thư, ghép tạng với liệu pháp ức chế miễn dịch, chạy thận nhân tạo dài hạn… có thể tiêm mũi tăng cường ít nhất 28 ngày sau khi hoàn thành mũi thứ 2 của liều tiêm cơ bản.
Liên quan tình hình dịch COVID-19, Bộ Y tế Malaysia cho biết tính đến hết ngày 14/4, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 10.413 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 4.363.024 ca. Trong số ca mắc mới, có 13.202 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 27 ca nhập cảnh. Ngoài ra, với thêm 18 bệnh nhân không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này hiện là 35.381 ca. Tổng số ca bệnh đã bình phục là 4.209.858 ca.
Video đang HOT
Cũng theo số liệu của Bộ Y tế Malaysia, tính đến ngày 14/4, có 84,5% dân số nước này đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, 79,9% đã tiêm đủ hai mũi và 48,9% đã được tiêm mũi tăng cường. Trong số 15,9 triệu liều vaccine mà Malaysia đã sử dụng để tiêm mũi tăng cường, 77,4% đến từ nguồn đóng góp của các Tổ chức Y tế Tư nhân (PMPs) và Các tổ chức phi chính phủ Chăm sóc sức khỏe thuộc công ty ProtectHealth.
Người cố tình "gieo rắc virus" chết vì Covid-19 tại Italy
Một người đàn ông Italy từng đi lại trong siêu thị lúc mắc Covid-19 để gieo rắc virus cho người khác đã chết vì bệnh này.
Maurizio Buratti chết vì Covid-19 sau khi tẩy chay vaccine (Ảnh: Dailymail).
Theo RT, Maurizio Buratti, 61 tuổi, đã qua đời tại một bệnh viện ở Verona, Italy hôm 27/12, chỉ vài tuần sau khi nhập viện. Trước khi qua đời, Buratti là bình luận viên quen thuộc của chương trình phát thanh Zanzara trên kênh Radio 2 của Italy.
Tình trạng sức khỏe của Buratti ngày càng trở nên tồi tệ hơn sau khi ông công khai nói với thính giả rằng, ông đang mắc bệnh nặng và sốt cao, nhưng vẫn đi lại trong siêu thị đông đúc mà không cần đeo khẩu trang. Người đàn ông này thậm chí tự nhận mình là "người gieo rắc dịch bệnh".
Buratti phản đối các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch và tuyên bố sẽ "bảo vệ hiến pháp". Ông thậm chí tuyên bố không đi xét nghiệm Covid-19 vì tin vào thuyết âm mưu rằng, chính vật dụng dùng để lấy mẫu xét nghiệm có chứa virus.
Theo Brescia Today, Buratti chỉ đến bệnh viện sau khi người hâm mộ và người dẫn chương trình phát thanh Zanzara, Giuseppe Crucian, kêu gọi ông làm vậy.
Enrico Polati, lãnh đạo khoa điều trị tích cực tại Bệnh viện de Borgo Trento, nơi Buratti được điều trị, nói với hãng tin ANSA rằng Buratti nhập viện trong tình trạng nguy kịch khó cứu chữa.
"Chúng tôi đã làm mọi thứ, nhưng không thể chữa khỏi", ông Polati cho biết.
Buratti được cho là vẫn giữ quan điểm phản đối vaccine ngay cả khi sức khỏe suy giảm nhanh chóng và phải đặt nội khí quản. Một trong những chia sẻ cuối cùng của Buratti với người hâm mộ là ông dự định xin tị nạn ở nước ngoài để tránh tiêm chủng.
"Anh ấy đang nằm viện ở Verona, tôi đã nghe thấy anh ấy trong những ngày gần đây và bạn có thể nhận ra từ giọng nói rằng anh ấy đang ốm nặng", Cruciani đã nói với thính giả gần đây.
Buratti cuối cùng cũng thừa nhận sự tồn tại của Covid-19 trong một bình luận được phát sóng trên Zanzara. "Tôi được chẩn đoán là bị viêm phổi hai bên, nó có vẻ là Covid-19", Buratti nói.
Một người dẫn chương trình khác của Zanzara, David Parenzo, nói rằng trường hợp của Buratti là một lời cảnh tỉnh với những người từ chối tiêm vaccine.
"Tôi chỉ hy vọng câu chuyện đáng buồn của ông ấy là một bài học cho tất cả những ai vẫn còn nghi ngờ về hiệu quả của vaccine", ông Parenzo nói.
Trước đó, một người đàn ông đã tử vong sau khi tham gia "tiệc Covid-19" ở Italy, nhằm cố tình lây lan mầm bệnh để đạt điều kiện có thẻ xanh đi lại mà không cần tiêm vaccine. Thẻ xanh là yêu cầu cần thiết để người dân Italy có thể đi làm, tới nhà hàng và sử dụng phương tiện công cộng. Chúng được cấp cho những người đã tiêm chủng hoặc đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 trong 6 tháng trước đó.
Truyền thông địa phương cho biết, nhiều trường hợp cố tình bị lây nhiễm mầm bệnh để cơ thể sinh ra kháng thể nhằm có được thẻ xanh mà không cần tiêm chủng. Cụ thể, những người bài vaccine sẽ gặp nhau ở một địa điểm rồi ôm, hôn và chia sẻ đồ uống với những người đang mắc Covid-19 để nhận lấy mầm bệnh.
Giới chức Italy cảnh báo, đây là cách tiếp cận rất nguy hiểm và có thể có những hậu quả dài hạn vì ngay cả người trẻ tuổi cũng có nguy cơ nhập viện. Trong khi đó, khu vực châu Âu đang đối diện với tình trạng ca bệnh tăng cao khi làn sóng dịch Covid-19 có dấu hiệu bùng phát trở lại.
Úc xác định F1 đơn giản hơn để giảm áp lực y tế Ngày 30-12, Thủ tướng Úc Scott Morrison công bố định nghĩa chặt chẽ hơn về người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, cùng một số thay đổi về quy định xét nghiệm và cách ly đối với những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin. Thủ tướng Úc Scott Morrison - Ảnh: REUTERS Theo Đài 9News của Úc, ông Morrison thông...