Malaysia thuê nóc nhà người dân để đặt pin sản xuất điện Mặt trời
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia cho biết các hộ gia đình có thể cho thuê nóc nhà để đổi lấy một nguồn thu nhập hàng tháng.
Malaysia đang tìm cách nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo của quốc gia lên 70% tổng sản lượng điện vào năm 2050. Ảnh minh họa: Shutterstock
Malaysia ngày 27/7 đã công bố một kế hoạch nhằm kêu gọi người dân cho thuê mái nhà để lắp đặt pin năng lượng Mặt trời, trong bối cảnh chính phủ nước này tìm cách nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo của quốc gia lên 70% tổng sản lượng điện vào năm 2050.
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli cho biết việc thuyết phục một gia đình có bốn người mua và lắp đặt các tấm pin Mặt trời trên nóc nhà với chi phí 20.000 ringgit (trên 100 triệu đồng) là điều khó khả thi vào thời điểm hiện tại.
Do đó, họ đã thay đổi chiến thuật tiếp cận. Thay vì đề nghị các gia đình phải trả tiền lắp thiết bị đắt đỏ, họ sẽ đề nghị người dân cho thuê mái nhà để gia tăng thu nhập.
Bộ trưởng Rafizi nói: “Tại từng nhà dân, chúng tôi dự định để các hộ gia đình lựa chọn cho thuê nóc nhà để giúp giảm hóa đơn tiền điện hoặc tăng thêm nguồn thu nhập hàng tháng”.
Video đang HOT
Ý tưởng trả tiền thuê mái nhà để sản xuất điện Mặt trời là một trong một số biện pháp mà chính phủ dự định thực hiện theo Lộ trình Chuyển đổi Năng lượng Quốc gia.
Ông Rafizi cho biết lộ trình trên được thiết kế nhằm tạo được bước đột phá và biến năng lượng sạch trở thành một lựa chọn phù hợp về mặt tài chính đối với hầu hết các hộ gia đình ngày nay.
Malaysia vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá và khí đốt tự nhiên để sản xuất năng lượng. Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, năng lượng từ các nguồn tái tạo ở Malaysia chiếm 16% tổng sản lượng điện, chủ yếu là từ các công trình thủy điện.
Công suất lắp đặt năng lượng Mặt trời chiếm 1.780 megawatt vào năm 2021.
Bộ trưởng Rafizi từ chối tiết lộ về sản lượng điện dự kiến khai thác được từ việc lắp pin năng lượng mặt trời trên nóc nhà, do điều đó còn phụ thuộc vào mức độ họ có thể thuyết phục người dân tham gia chương trình.
Hiện tại, ông Rafizi cho biết chương trình năng lượng mặt trời trên mái nhà dành cho các khu dân cư sẽ được triển khai thí điểm tại một thị trấn mới đang được xây dựng ở ngoại ô Kuala Lumpur. Một nhà phát triển tư nhân sẽ quản lý mọi thứ, từ hợp đồng cho thuê với chủ nhà đến lắp đặt và lưu trữ điện trong một hệ sinh thái năng lượng Mặt trời khép kín.
Dự án trên dự kiến tạo ra khoảng 4,5 megawatt điện cho 450 hộ gia đình trong thị trấn với công suất 10kilowatt mỗi nhà.
Tầm nhìn rộng hơn của chính phủ Malaysia là lắp đặt các tấm pin Mặt trời trên phạm vi toàn quốc, bao gồm cả mái nhà dân, nhà thờ Hồi giáo, văn phòng và nhà máy.
Chính phủ nước này cũng đang đi đầu trong việc phân bổ 80 triệu ringgit để phủ kín pin Mặt trời trên nóc của các tòa nhà chính phủ.
Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Malaysia cũng đã công bố một thỏa thuận giữa quỹ tài sản Khazanah Nasional và hai tổ chức tư nhân để phát triển một nhà máy điện quang điện hỗn hợp công suất 1 gigawatt.
Malaysia gần đây đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu năng lượng tái tạo, vì nước này đặt mục tiêu trở thành nước dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực này. Động thái trên cho phép các công ty địa phương phát triển năng lực trên quy mô lớn và đáp ứng nhu cầu của khu vực.
Thủ tướng Anwar Ibrahim trước đây đã kêu gọi tài trợ nhiều hơn cho thế giới đang phát triển để giúp các nước đạt được mục tiêu xanh của họ.
Trung Quốc tuyên bố có thể cung cấp điện 'sạch' đến hầu hết mọi gia đình
Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc (NEA) cho biết sản lượng điện từ gió và Mặt Trời của nước này đã tăng mạnh vào năm ngoái và hiện gần bằng nhu cầu sử dụng điện của các gia đình.
Trang trại với hơn 100 tua-bin gió hoạt động tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ của các gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng mức tiêu thụ điện của cả nước. Điều này có nghĩa là cường quốc châu Á vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.
Theo NEA, trong năm 2022, sản lượng điện từ năng lượng gió và Mặt Troeif tăng vọt 21% lên 1.190 terawatt giờ (TWh).
Trong khi đó, dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế chỉ ra trong năm 2020, 17% lượng điện sử dụng ở Trung Quốc được phân loại vào điện dân dụng, còn ngành công nghiệp chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu điện.
Bắc Kinh đang tăng cường triển khai sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời và gió với kế hoạch đặt ra là sản xuất 33% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2025 nhằm giảm lượng khí thải carbon. Ít nhất 30 tỉnh của Trung Quốc đã công bố bắt tay triển khai nhiều chương trình sản xuất năng lượng tái tạo hơn.
Tháng 12/2022, Trung Quốc đã khởi động một dự án năng lượng sạch khổng lồ trị giá hơn 11 tỷ USD trên sa mạc lớn thứ bảy khu tự trị Nội Mông. Cơ sở khai thác năng lượng Mặt Trời và gió với công suất lắp đặt tổng thể là 16 triệu kW sẽ là cơ sở sản xuất điện tái tạo lớn nhất thế giới ở sa mạc.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo trong năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng nhanh hơn sau khi dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19. Điều này có nghĩa là ngay cả khi công suất năng lượng Mặt Trời và gió tăng lên, nước này vẫn sẽ cần nhiều sản xuất năng lượng chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hơn để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Thế giới hướng tới những mục tiêu tham vọng về năng lượng tái tạo Nhằm hướng tới mục tiêu tham vọng về khí hậu, các quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch và tăng mạnh tỷ trọng nguồn năng lượng này. Mặc dù đã có những bước tiến lớn về công nghệ giúp chi phí giảm mạnh trong những năm gần đây, quá trình chuyển đổi năng lượng vẫn...