Malaysia tạm dừng mọi chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ
Chính phủ Malaysia đã quyết định tạm dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ từ ngày 28/4 tới để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 28/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu ngày 26/4, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết nước này sẽ tạm dừng mọi chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ cũng như không cho phép các chuyến bay từ Ấn Độ quá cảnh tại nước này. Malaysia cũng không tiếp nhận mọi công dân nước ngoài có thị thực lao động dài hạn tại Malaysia đến từ Ấn Độ. Các tàu biển có hải trình qua Ấn Độ trong vòng 14 ngày gần đây cùng thủy thủ đoàn không được phép cập cảng Malaysia. Tuy nhiên, công dân Malaysia cùng người thân của họ sinh sống tại Ấn Độ và muốn về nước vào thời điểm này sẽ được miễn trừ các lệnh cấm nói trên với điều kiện họ phải thực hiện cách ly 14 ngày.
Ấn Độ đang trải qua giai đoạn dịch bệnh tồi tệ nhất từ trước tới nay, chủ yếu do sự các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn khiến số ca mắc mới tăng mạnh. Hiện tổng số ca mắc tại Ấn Độ đã tăng lên 17,31 triệu ca, trong đó hơn 195.000 ca tử vong.
* Tại Thái Lan, thủ đô Bangkok đang là tâm điểm của làn sóng dịch COVID-19 thứ ba ở nước này với 9.076 ca mắc mới từ đầu tháng này, gấp ba lần so với điểm nóng thứ hai là tỉnh Chiang Mai.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 8/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, chính quyền Bangkok đã ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang nhằm giảm dần số ca mắc mới COVID-19 ở thành phố này, đồng thời yêu cầu đóng cửa 31 loại hình kinh doanh trong hai tuần kể từ ngày 26/4. Những cơ sở phải đóng cửa bao gồm rạp chiếu phim, vườn thú, quán cafe Internet, bể bơi công cộng, trung tâm thể hình, thư viện, bảo tàng, công viên, cơ sở chăm sóc sắc đẹp. Trong khi đó, các trung tâm mua sắm sẽ được phép mở cửa từ 11h đến 21h hằng ngày, các cửa hàng tiện lợi sẽ đóng cửa từ 22h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Ngoài ra, mọi hoạt động tụ tập từ 20 người trở lên cũng sẽ bị cấm.
Chính quyền vùng đô thị Bangkok yêu cầu mọi người dân ở thủ đô phải đeo khẩu trang mọi lúc khi ở bên ngoài nhà hoặc nơi ở. Vi phạm sẽ dẫn đến khoản tiền phạt lên đến 20.000 baht (khoảng 600 USD) theo Mục 51 của Luật Kiểm soát Dịch bệnh năm 2015. Mặc dù mức phạt tối đa cho việc vi phạm quy định đeo khẩu trang là 20.000 baht, các quan chức có thể xem xét mức phạt thấp hơn dựa trên quy định về phạt tiền, theo đó là các mức 6.000 baht cho lần vi phạm đầu tiên, 12.000 baht cho lần thứ hai và 20.000 baht cho lần thứ ba trở đi.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã trở thành một trong số những người đầu tiên bị phạt theo quy định của thủ đô bắt buộc mọi người phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Chính quyền thành phố Bangkok đã phạt ông 6.000 baht (khoảng 190 USD) do không đeo khẩu trang trong cuộc họp với các cố vấn vào trưa 26/4.
Trong ngày 26/4, Thái Lan ghi nhận thêm 2.048 ca mắc mới COVID-19 (trong đó có 10 ca nhập cảnh) và 8 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 57.508 ca và tổng số ca tử vong lên 148 ca. Các ca mắc mới chủ yếu ghi nhận ở thủ đô Bangkok, tiếp đến là các tỉnh Samut Prakan, Chon Buri, Nonthaburi và Chiang Mai.
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ gỡ mác thao túng tiền tệ
Bộ Ngoại giao hoan nghênh đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam thao túng tỷ giá theo Đạo luật 1988.
"Chúng tôi hoan nghênh sự điều chỉnh tích cực về nội dung liên quan đến Việt Nam trong báo cáo trên", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong thông cáo hôm nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam với báo cáo ngày 16/4 của Bộ Tài chính Mỹ, trong đó cho biết chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam thao túng tiền tệ.
"Các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã trao đổi thông tin và tham vấn với phía Mỹ để làm rõ chính sách tỷ giá của Việt Nam, được các cơ quan quản lý điều hành đồng bộ, linh hoạt phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhằm ổn định các cân đối vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế", bà Hằng nói thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam sẽ duy trì đối thoại và tham vấn xây dựng với Mỹ trên tinh thần coi trọng quan hệ kinh tế - thương mại, một trụ cột của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Báo Chính phủ .
Trong báo cáo "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ" hồi tháng 12/2020, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Việt Nam và Thụy Sĩ đáp ứng ba tiêu chí của Đạo luật Xúc tiến và Tăng cường Thương mại năm 2015 và bị gắn nhãn "thao túng tiền tệ".
Các tiêu chí này gồm thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Tuy nhiên, trong báo cáo trình lên quốc hội hôm 16/4, Bộ Tài chính Mỹ kết luận chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan thao túng tỷ giá vì 2 mục đích được đề cập trong Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988
Báo cáo cho biết Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp nâng cao với Việt Nam và Thụy Sĩ, đồng thời bắt đầu phối hợp nâng cao với đảo Đài Loan, trong đó gồm thúc giục xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để giải quyết nguyên nhân khiến tiền tệ giảm giá và mất cân bằng đối ngoại, đồng thời đánh giá toàn diện hơn về diễn biến kinh tế toàn cầu trong đại dịch Covid-19.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết không có thêm đối tác thương mại lớn nào của Mỹ thỏa mãn các tiêu chí của hai đạo luật năm 1988 và 2015 về thao túng tiền tệ hoặc cần phân tích nâng cao trong kỳ đánh giá.
Mỹ đang theo dõi hoạt động tiền tệ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ireland, Italy, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Mexico. Trong đó, Ireland và Mexico là hai nền kinh tế được bổ sung vào danh sách được công bố hôm 16/4 của Bộ Tài chính Mỹ.
Thế giới ghi nhận 110,5 triệu ca mắc, 2,4 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 18/2 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 110.540.408 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.443.160 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 85.428.741 người. Cho đến nay, Mỹ đã có 502.555 ca tử vong trong tổng số 28.454.533 ca nhiễm. Tiếp đó...