Malaysia sốc vì Trung Quốc tập trận trong vùng đặc quyền
Malaysia bị sốc trước hai đợt tập trận trong vòng chưa đầy một năm của hải quân Trung Quốc ngay gần bãi cạn James (tiếng Anh: James Shoal) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận
Chính quyền Malaysia đã thay đổi cách tiếp cận đối với những tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển Đông, Reuters hôm qua dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao của Malaysia.
Bãi cạn James mà Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu (Zengmu) cách Trung Quốc đại lục 1.800km, nhưng chỉ cách bờ biển bang Sarawak trên đảo Borneo của Malaysia 80km.
Những bức ảnh đăng trên báo chí Trung Quốc hôm 26/1 cho thấy vài trăm thủy thủ Trung Quốc đứng trên boong tàu chiến, được hỗ trợ bởi hai tàu khu trục và một máy bay trực thăng, hiện diện gần bãi cạn James.
Quan chức ngoại giao giấu tên của Malaysia cho biết, vụ việc gần đây khiến Malaysia quyết định thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác trong ASEAN, nhằm khiến Trung Quốc phải tuân thủ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Video đang HOT
Theo quan chức này, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông cũng có thể đẩy Malaysia xích lại gần Mỹ hơn. Trước đó, Malaysia thường hạ nhiệt các lo ngại về an ninh nhằm theo đuổi quan hệ kinh tế thân thiết hơn với đối tác thương mại lớn, nhất là Trung Quốc.
Theo Gia Tùng
Tiền phong/Malaysia Kini
Vì sao Philippines đắn đo trước lời đề nghị của Trung Quốc?
Trung Quốc đã đưa ra một số nhượng bộ với Philippines bao gồm việc rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, Manila chưa chấp nhận những nhượng bộ đó.
Báo Thanh Niên trích dẫn nguồn tin từ trang Rappler của Philippines cho biết, Trung Quốc đã đưa ra một số nhượng bộ bao gồm rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough và tăng cường đầu tư, nhằm ngăn chặn vụ kiện về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo đó, Trung Quốc muốn ngăn Philippines nộp hồ sơ vụ kiện ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS) trước ngày 30/3. Trước thông tin này, Đại sứ quán Trung Quốc cho biết họ "không có thông tin để cung cấp" về việc này. Trong khi đó, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez nhận định Trung Quốc dường như lo lắng về tranh tụng viết và điều đó thể hiện "dấu hiệu xuống nước" của họ.
>> Philippines được gì khi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế?
Cũng theo Rappler, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã triệu tập nội các để thảo luận về đề nghị trên nhưng Ngoại trưởng Albert del Rosario vẫn giữ lập trường theo đuổi vụ kiện. Khi được hỏi liệu Philippines có đang cân nhắc từ bỏ vụ kiện hay không, một nguồn tin từ Phủ Tổng thống Philippines cho biết: "Vào thời điểm này thì không".
Tổng thống Benigno Aquino đã triệu tập một cuộc họp kín với toàn bộ nội các liên quan đến đề nghị của phía Trung Quốc.
Nguồn tin này giải thích nội các không hài lòng với đề nghị rút tàu khỏi bãi cạn của Trung Quốc bởi như thế là chưa đủ.
Cũng theo nguồn tin này, không có nghĩa chính phủ hoàn toàn "đóng cửa" đối với đề nghị nêu trên và quyết định có nộp lập luận tranh tụng hay không đến từ Tổng thống Aquino. Nói như một quan chức chính phủ Philippines rằng tình hình "sẽ tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt đẹp hơn. Trung Quốc đang làm mọi thứ có thể để làm khó chúng tôi".
Trong khi đó, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines nói rằng ông không nắm bất kỳ thông tin nào liên quan đến đề nghị rút tàu khỏi bãi cạn. "Trung Quốc vẫn giữ cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán với các nước liên quan" - ông Trương Hoa nói.
Tuy nhiên, Philippines chưa chấp nhận những nhượng bộ của Trung Quốc, có thể vì Manila không tin vào những hành động ngang ngược gần đây của Bắc Kinh.
Cách đây ít ngày, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng phun nước thẳng vào ngư dân Philippines để đuổi họ ra khỏi bãi đá ngầm đang tranh chấp Scarborough, Tổng tham mưu quân đội Philippines lên tiếng vào ngày 24/2.
Tàu Trung Quốc neo đậu gần Bãi cạn Scarborough
Tướng Emmanuel Bautista cho biết vụ việc xảy ra vào ngày 27/1 tại một khu vực gần Bãi cạn Scarboroug. "Tuần duyên Trung Quốc đã cố xua đuổi tàu đánh cá Philippines bằng cách dùng vòi rồng phun nước", ông Bautista cho hay.
Ông còn nói thêm rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì tàu hải giám có vũ trang và những tàu thuyền loại khác tại Scarboroug, nhưng không cho biết thêm liệu có ngư dân Philippines nào bị thương hay không.
Trước đó, Trung Quốc yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải nhận được sự đồng ý của giới chức trách địa phương nước này mới được đánh bắt hoặc khảo sát ở 2/3 Biển Đông từ ngày 1/1/2014.
Lệnh mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay, sau khi được giới chức chính quyền Hải Nam đưa ra vào tháng 11/2013.
Luật của Trung Quốc tuyên bố bất kỳ tàu nào vi phạm quy định về đánh bắt sẽ bị buộc phải ra khỏi khu vực, bị tịch thu đồ đánh bắt và bị phạt tới 82.600 USD. Trong một số trường hợp tàu cá có thể bị tịch thu và thủy thủ trên tàu bị khởi tố theo luật Trung Quốc.
Theo Báo Đất việt
Philippines tố Trung Quốc nã vòi rồng vào ngư dân trên Biển Đông Người đứng đầu quân đội Philippines hôm nay 24/2 cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã lần đầu tiên bắn vòi rồng vào ngư dân Philippines nhằm xua họ ra khỏi bãi cạn tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông. Tàu Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarboroug Tướng Emmanuel Bautista cho hay các tàu Trung Quốc đã...