Malaysia sốc khi Trung Quốc tập trận trong vùng đặc quyền
Malaysia bị sốc trước hai đợt tập trận trong vòng chưa đầy một năm của hải quân Trung Quốc gần bãi cạn James nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Chính quyền Malaysia đã thay đổi cách tiếp cận đối với những tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển Đông, Reuters hôm 27/2 dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao của Malaysia.
Bãi cạn James mà Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu (Zengmu) cách Trung Quốc đại lục 1.800km, nhưng chỉ cách bờ biển bang Sarawak trên đảo Borneo của Malaysia 80km.
Những bức ảnh đăng trên báo chí Trung Quốc hôm 26/1 cho thấy vài trăm thủy thủ Trung Quốc đứng trên boong tàu chiến, được hỗ trợ bởi hai tàu khu trục và một máy bay trực thăng, hiện diện gần bãi cạn James.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận
Video đang HOT
Không phải ngẫu nhiên Malaysia lại bị sốc trước việc tập trận của hải quân Trung Quốc gần bãi cạn James.
Trong cuộc tập trận hôm 26/1, thủy thủ trên các tàu chiến Trung Quốc đã tuyên thệ bảo vệ chủ quyền đất nước. Đây là động thái khẳng định chủ quyền mới nhất của phía Trung Quốc ở biển Đông.
Tân Hoa Xã cho biết: “Trong một nghi lễ tổ chức tại khu vực bãi cạn Jame, các sĩ quan và binh sĩ trên tàu đã thề kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển của đất nước”. Chỉ huy hạm đội trên, ông Jiang Weilie, đã hối thúc tất cả sĩ quan và binh sĩ “luôn sẵn sàng chiến đấu, cải thiện năng lực chiến đấu để biến Trung Quốc thành cường quốc hàng hải”.
Theo hãng tin Reuters, Bắc Kinh xem bãi cạn James là phần lãnh thổ cực Nam của nước này. Tháng 3/2013, Malaysia từng phản đối 4 tàu Trung Quốc xâm nhập James. Các thủy thủ Trung Quốc đã bắn chỉ thiên khi ghé vào bãi cạn này.
Sau đó, tháng 4/2013, 1 tàu hải giám Trung Quốc quay lại bãi cạn James và đặt ở đó những cột bằng thép đánh dấu chủ quyền.
Quan chức ngoại giao giấu tên của Malaysia cho biết, vụ việc hải quân Trung Quốc tập trận gần bãi cạn James khiến Malaysia quyết định thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác trong ASEAN, nhằm khiến Trung Quốc phải tuân thủ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Theo quan chức này, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông cũng có thể đẩy Malaysia xích lại gần Mỹ hơn. Trước đó, Malaysia thường hạ nhiệt các lo ngại về an ninh nhằm theo đuổi quan hệ kinh tế thân thiết hơn với đối tác thương mại lớn, nhất là Trung Quốc.
Theo Báo Đất việt
Malaysia sốc vì Trung Quốc tập trận trong vùng đặc quyền
Malaysia bị sốc trước hai đợt tập trận trong vòng chưa đầy một năm của hải quân Trung Quốc ngay gần bãi cạn James (tiếng Anh: James Shoal) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận
Chính quyền Malaysia đã thay đổi cách tiếp cận đối với những tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển Đông, Reuters hôm qua dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao của Malaysia.
Bãi cạn James mà Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu (Zengmu) cách Trung Quốc đại lục 1.800km, nhưng chỉ cách bờ biển bang Sarawak trên đảo Borneo của Malaysia 80km.
Những bức ảnh đăng trên báo chí Trung Quốc hôm 26/1 cho thấy vài trăm thủy thủ Trung Quốc đứng trên boong tàu chiến, được hỗ trợ bởi hai tàu khu trục và một máy bay trực thăng, hiện diện gần bãi cạn James.
Quan chức ngoại giao giấu tên của Malaysia cho biết, vụ việc gần đây khiến Malaysia quyết định thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác trong ASEAN, nhằm khiến Trung Quốc phải tuân thủ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Theo quan chức này, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông cũng có thể đẩy Malaysia xích lại gần Mỹ hơn. Trước đó, Malaysia thường hạ nhiệt các lo ngại về an ninh nhằm theo đuổi quan hệ kinh tế thân thiết hơn với đối tác thương mại lớn, nhất là Trung Quốc.
Theo Gia Tùng
Tiền phong/Malaysia Kini
Vì sao Philippines đắn đo trước lời đề nghị của Trung Quốc? Trung Quốc đã đưa ra một số nhượng bộ với Philippines bao gồm việc rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, Manila chưa chấp nhận những nhượng bộ đó. Báo Thanh Niên trích dẫn nguồn tin từ trang Rappler của Philippines cho biết, Trung Quốc đã đưa ra một số nhượng bộ bao gồm rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough và tăng...