Malaysia sẽ tránh phê phán hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong bản thảo tuyên bố Hội nghị ASEAN, Thủ tướng Malaysia Najib đã dùng 2 đoạn để miêu tả tình hình căng thẳng ở Biển Đông, nhưng không đứng về bên nào.
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 23 tháng 4, các phóng viên Praveen Menon, Manuel Mogato của hãng tin Reuters Anh đã có bài viết tiết lộ, một bản thảo Tuyên bố do hãng tin này nhận được cho thấy, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN tổ chức vào tuần tới, Malaysia sẽ tránh phê phán hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, cho dù Philippines có thúc đẩy phê phán hoạt động lấn biển, xây đảo phi pháp của Trung Quốc.
Tổng thống Philippinese Benigno Aquino đã kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN ra Tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị ở Kuala Lumpur, phê phán hành vi lấn biển xây đảo phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp. Hội nghị cấp cao ASEAN sẽ bắt đầu vào ngày 26 tháng 4 này.
Trung Quốc cho biết, tranh chấp Biển Đông là tranh chấp giữa quốc gia với quốc gia, không liên quan đến tổ chức ASEAN (!?). Nhưng, trên thực tế, Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, an ninh của các nước ven Biển Đông, rất nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đang lo ngại về an toàn và tự do hàng hải, tự do bay ở khu vực trước các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc – PV.
Nguồn tin hiểu vấn đề ASEAN nói với hãng tin Reuters rằng, trong tổng hợp bản thảo Tuyên bố, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã dùng 2 đoạn để miêu tả tình hình căng thẳng ở Biển Đông, nhưng không đứng về bên nào.
Video đang HOT
Thủ tướng Malaysia Najib Razak
Trong một bản thảo Tuyên bố của ông Najib đánh dấu ngày 16 tháng 4 không đề cập tới hoạt động lấn biển, xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Bản nháp này nhấn mạnh tầm quan trọng của “xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin cùng với tự kiềm chế trong hành động”.
Văn phòng Thủ tướng Malaysia Najib Razak chưa đưa ra phản ứng gì đối với yêu cầu bình luận về vấn đề này.
Theo các nguồn tin, trong bối cảnh ASEAN đang nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiện nay, Trung Quốc đã tiếp tục phá hoại DOC và cản trở COC khi đẩy mạnh các hoạt động bất hợp pháp ở Biển Đông – PV.
Điển hình là kéo giàn khoan nước sâu và một lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ vào đe dọa Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam (năm 2014), đang xây dựng rất nhanh tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam – điều này được chính Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải thừa nhận ngày 16 tháng 4 năm 2015 khi phát biểu tại một cuộc hội thảo tại Washington, Mỹ – PV.
Điều cần nhấn mạnh là, thời gian gần đây, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án mạnh mẽ yêu sách “đường lưỡi bò” cùng với các toan tính, hành động áp đặt yêu sách này ở Biển Đông, cho rằng yêu sách này không có căn cứ pháp lý, trên cơ sở đó, các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông rõ ràng là bất hợp pháp, do đó, nó đang phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định khu vực – PV.
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Quy luật là “tham thì thâm”, Trung Quốc cần suy nghĩ lại, giảm bớt ham muốn và lòng tham, kiềm chế hành động, rút quân khỏi Hoàng Sa và Trường Sa, trao trả lại cho Việt Nam, làm nhiều việc có lợi hơn cho “phát triển hòa bình” của bản thân họ và giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực – giữ gìn môi trường phát triển lành mạnh, bền vững của chính bản thân Trung Quốc – PV.
Hiện nay, tình hình Biển Đông ngày càng nóng lên, tham vọng bành trướng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc cộng với nhiều nhân tố an ninh đang nổi lên ở khu vực đang thúc đẩy với nhau, rõ ràng đã tạo ra những biến số khó lường cho hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.
Do đó, nhất thiết phải tích cực thúc đẩy, xây dựng được cơ chế an ninh mới có hiệu quả, trước hết là hoàn tất COC có tính ràng buộc pháp lý để kiểm soát bất đồng và xung đột, đem lại hòa bình, ổn định bền vững cho Biển Đông – PV.
Theo Giáo Dục
Tối thiểu và bị động
Tại hội nghị đặc biệt hôm qua 24.4 tại Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo EU đã đạt được một số thỏa thuận nhằm ngăn chặn nạn nhập cư bất hợp pháp.
Người dân tại Malaga, phía nam Tây Ban Nha, biểu tình phản đối chính sách người nhập cư của Liên minh châu Âu. Người biểu tình dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của vụ chìm tàu trên Địa Trung Hải hôm 19.4 - Ảnh: Reuters
Trong đó có tăng ngân sách dành cho chương trình tuần tra và cứu hộ ở Địa Trung Hải (Triton) từ 3 triệu euro lên 9 triệu euro/tháng. Nhiều nước như Anh, Bỉ, Đức, Pháp cũng cam kết hỗ trợ thêm nhân lực và trang thiết bị cho chương trình này. Tuy nhiên, tất cả chỉ có vậy.
Hội nghị khẩn cấp đã không đạt được những kết quả mang tính đột phá như mong đợi, khi các nhà lãnh đạo EU chỉ đồng ý hỗ trợ tiếp nhận "tùy theo khả năng" những người nhập cư được công nhận là người tị nạn. Trước đó, có ý kiến đề xuất là mỗi nước bắt buộc nhận tối thiểu 5.000 người để chia sẻ áp lực với các quốc gia ven Địa Trung Hải như Hy Lạp, Malta, Tây Ban Nha và đặc biệt là Ý.
Đề xuất xem xét mở chiến dịch quân sự để truy quét các băng nhóm chuyên tổ chức nhập cư lậu tuy rất được ủng hộ nhưng sẽ gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt về pháp lý. Ngoài ra, ngân sách dành cho chương trình Triton tuy được tăng gấp 3 nhưng cũng chỉ bằng mức Ý từng chi cho một chương trình cứu hộ được áp dụng trong những năm trước đây.
Trong khi đó, Địa Trung Hải đang trở thành "mồ chôn tập thể khổng lồ" sau một loạt vụ tai nạn tàu bè chở người nhập cư lậu từ châu Phi với cả ngàn người chết. Bọn tổ chức nhập cảnh trái phép đã khiến EU trở tay không kịp với thủ đoạn để mặc người nhập cư lênh đênh trên những con tàu mỏng manh và vì lý do nhân đạo, các nước EU ven biển không thể bỏ mặc họ.
Những kết quả nói trên cho thấy nhiều thành viên EU vẫn chưa chân thành chung tay chia sẻ gánh nặng này. Liên minh vẫn đang mò mẫm với những giải pháp cho phần ngọn, vẫn xơ cứng về tài chính và bất cập về pháp lý trong khi chuyện người nhập cư đang trở thành vấn đề chính trị xã hội ngày càng nan giải.
Nguyễn Ngọc Lan Chi
Theo Thanhnien
EU dọa cấm nhập khẩu hải sản Thái Lan Châu Âu có thể cấm nhập khẩu hải sản từ Thái Lan nếu quốc gia này không quản lý được hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, theo AP. Hải sản bán tại chợ ở tỉnh Nakhon Sawan, Thái Lan - Ảnh minh họa: Reuters Trong một thông báo đưa ra ngày 21.4, Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu Thái Lan phải...