Malaysia sẵn sàng ứng phó với nguy cơ ‘dịch chồng dịch’
Malaysia sẽ không áp dụng lệnh kiểm soát đi lại (MCO) hoặc đóng cửa biên giới nhằm đối phó với sự gia tăng số ca mắc COVID-19 và nguy cơ lây lan của bệnh đậu mùa khỉ tại quốc gia Đông Nam Á này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu với báo giới ngày 26/7, Chủ tịch Hội đồng Phục hồi quốc gia (MPN) Muhyiddin Yassin cho biết dựa trên báo cáo của Bộ Y tế (MOH), số ca mắc COVID-19 và bệnh đậu mùa khỉ tại Malaysia đang được kiểm soát. Đáng chú ý, trong các bước chuẩn bị sớm nhằm đối phó với nguy cơ đại dịch bùng phát trở lại và nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ lây lan, MOH cho rằng không cần tái áp đặt MCO hoặc kiểm soát biên giới.
Ông Muhyiddin cũng cho biết MPN đã nhất trí với khuyến nghị của MOH về việc cải thiện giám sát lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm cả tại các điểm nhập cảnh quốc tế của đất nước. Theo đó, du khách không phải công dân đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng vì bệnh đậu mùa khỉ sẽ nhận được thông báo hằng ngày về việc theo dõi các triệu chứng của bệnh. Công dân Malaysia trở về từ các quốc gia có các ca nhiễm đậu mùa khỉ cũng được khuyến cáo theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 25/7, Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin đã nhắc nhở tất cả các cơ sở y tế cần nắm được tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện tại, đồng thời yêu cầu tăng cường phát hiện trường hợp bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh này sau khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Tính đến ngày 23/7, MOH đã phát hiện 9 trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ và tất cả đều được xác nhận có kết quả xét nghiệm âm tính.
Dịch COVID-19 tái bùng phát tại Dải Gaza của Palestine
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Cơ quan y tế của Dải Gaza ngày 14/7 cho biết làn sóng lây nhiễm thứ 5 của đại dịch COVID-19 đã chính thức bùng phát tại vùng lãnh thổ này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân Palestine tại Dải Gaza. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo của Hamas, lực lượng quản lý Dải Gaza, cho biết số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày được ghi nhận tại đây đã gia tăng đáng kể, chủ yếu do dòng phụ mới BA.5 của biến thể Omicron lây lan nhanh hơn các biến thể khác. Tuy nhiên, số ca bệnh nặng phải điều trị tại bệnh viện trong đợt dịch này thấp hơn so với các đợt dịch trước.
Thông báo kêu gọi người dân ở Gaza tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang ở nơi công cộng, tránh xa các tụ điểm đông người và tiêm vaccine phòng bệnh sớm nhất có thể.
Làn sóng lây nhiễm thứ nhất của đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Gaza hồi tháng 8/2020. Đến nay, dịch bệnh này đã ảnh hưởng tới trên 662.500 người, trong đó có 5.662 ca tử vong.
* Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Praha dẫn thông báo của Bộ Y tế Séc ngày 14/7, cho hay Séc đã ngày thứ 3 liên tiếp ghi nhận gần 2.000 ca mắc mới COVID-19. Bên cạnh đó, số người tái nhiễm bệnh cũng tăng 11 lần so với tuần trước, song số ca nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng và số ca tử vong không tăng.
Thông báo nêu rõ số ca mắc COVID-19 tại Séc bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 6. Riêng trong ngày 11/7, nước này ghi nhận 2.030 ca mắc mới, con số cao nhất kể từ cuối tháng 4. Tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 đối với những người được xét nghiệm do có triệu chứng lâm sàng, hiện lên tới 30%, trong khi tỷ lệ này đối với các xét nghiệm phòng bệnh là 10%.
Cũng theo Bộ Y tế Séc, kết quả lấy mẫu nước thải ở thủ đô Praha do Viện Công nghệ nước và môi trường thuộc Đại học Hóa học và Công nghệ Praha phối hợp với Công ty cấp thoát nước Praha thực hiện, cho thấy mức độ lây lan của virus SARS-CoV-2 lớn hơn so với con số đã thống kê.
Bộ trên nhận định số ca mắc COVID-19 tại nước này sẽ giảm từ cuối tháng 7, đồng thời cho biết chưa có kế hoạch áp dụng các biện pháp ứng phó với tình hình lây lan hiện nay vì các bệnh viện, đặc biệt là các khoa chăm sóc tích cực, không bị quá tải. Trung bình mỗi tuần Séc chỉ ghi nhận không quá 15 bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện trong tình trạng nặng.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi tháng 3/2020, Séc đã ghi nhận gần 3,95 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 272.000 ca tái nhiễm và 40.343 ca tử vong. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở Séc hiện là 94 ca/100.000 dân. Gần 6,9 triệu người dân Séc đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19, trong đó trên 4,2 triệu người đã tiêm mũi tăng cường.
WHO nhóm họp nhằm đánh giá nguy cơ bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ Ngày 14/6, WHO cho biết tổ chức này sẽ nhóm họp vào tuần tới nhằm đánh giá xem liệu đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay ngoài khu vực Tây và Trung Phi có trở thành tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới...