Malaysia rợp cờ trắng giữa lúc Đông Nam Á quay cuồng vì Covid-19
Những ngày qua khi Malaysia vật lộn đối phó với làn sóng Covid-19 mới giống một số quốc gia ở Đông Nam Á, hình ảnh cờ trắng được nhìn thấy xuất hiện ở nhiều khu vực dân cư ở nước này.
Ông Jambu Nathan Kanagasabai treo cờ trắng để đề nghị được hỗ trợ (Ảnh: CNA).
Thông điệp từ những lá cờ trắng
Trước cổng một ngôi nhà bằng gỗ và gạch ở làng New Sungai Way, Petaling Jaya, của Malaysia, một chiếc cờ trắng được nhìn thấy treo trên một cây gậy dài. Ông Jambu Nathan Kanagasabai, 64 tuổi, đã trao lá cờ này từ sáng 1/7 sau khi vô tình đọc được một bài viết của chuỗi bán lẻ địa phương về việc phân phát lương thực cho những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Không lâu sau, những người đi đường đã nhìn thấy lá cờ mang thông điệp “Tôi cần sự giúp đỡ” đó của ông và thông báo cho một ủy ban của địa phương. “Ủy ban đã tặng tiền cho bố tôi, nhưng ông ấy cần lương thực”, Vani, con gái của ông Jambu cho biết.
Ông Jambu vốn là một nhân viên bảo vệ. Với thu nhập ít ỏi, ông vẫn có thể trang trải tiền thuê nhà, mua thuốc cho vợ và các chi phí sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, ông đã mất nguồn thu này kể từ khi chính phủ ban bố hàng loạt biện pháp hạn chế, phong tỏa từ tháng 3 năm ngoái nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan. Gia đình ông Jambu rơi vào cảnh khó khăn tài chính như nhiều gia đình khác bị ảnh hưởng bởi Covid-19, đặc biệt khi chính phủ Malaysia phong tỏa toàn quốc hồi đầu tháng 6.
Nhiều người dân ở Malaysia treo cờ trắng để đề nghị được hỗ trợ (Ảnh: CNA).
Lim Boon Wah, một cư dân khác ở Petaling Jaya, cũng treo cờ trắng trước nhà. Ông nói: “Tôi không ngại thừa nhận, tôi đã hết sạch tiền tiết kiệm”. Khi phóng viên tới thăm nhà của vợ chồng ông, một nhà thiện nguyện và hai nhân viên của chuỗi bán lẻ cũng có mặt ở đó để tặng tiền và lương thực cho họ. Một đại diện của chính quyền địa phương trước đó cũng đại diện tặng họ một số thực phẩm khô.
Ông Lim cho biết, số tiền và lương thực hỗ trợ này có thể giúp vợ chồng ông trang trải trong hai tháng tới. Ông cho biết thêm, suốt một thời gian dài qua, ngày nào, vợ chồng ông cũng phải ăn mì tôm. Cuộc sống vốn khó khăn của họ càng trở nên chật vật hơn từ khi dịch bùng phát với số tiền hưu trí ít ỏi.
Phong trào vẫy cờ trắng
Video đang HOT
Từ cuối tháng 6, một phong trào treo cờ trắng để kêu gọi sự giúp đỡ giữa dịch Covid-19 đã được nhà hoạt động và đồng thời là chính trị gia Nik Faizah Nik khởi xướng. “Tôi rất đau lòng khi thấy các vụ tự tử mỗi ngày, do vậy, tôi đã khởi xướng chiến dịch này”, nhà hoạt động Nik Faizah Nik Othman nói.
Theo số liệu của cảnh sát, Malaysia ghi nhận gần 500 ca tử vong toàn quốc trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay. Ba nguyên nhân chính của các vụ tự tử này được cho là sức ép tài chính, căng thẳng tâm lý và các vấn đề gia đình.
Kể từ đó phong trào được phát động, hình ảnh cờ trắng được nhìn thấy xuất hiện hàng loạt ở các khu vực dân cư cần hỗ trợ. Phong trào nhận được nhiều sự ủng hộ vì cho rằng sẽ giúp những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch tìm kiếm được hỗ trợ, trong khi đó nhiều chính trị gia chỉ trích vì cho rằng cờ trắng là biểu tượng của sự đầu hàng.
Làn sóng Covid-19 mới khiến cuộc sống của nhiều người ở Malaysia khó khăn, chật vật (Ảnh: Reuters).
Malaysia là một trong những quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi làn sóng Covid-19, chủ yếu do sự xuất hiện của biến chủng Delta.
Đầu tháng 6, Malaysia đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài hai tuần để ngăn dịch lây lan. Tuy nhiên, bất chấp lệnh phong tỏa và các biện pháp hạn chế, dịch tiếp tục bùng phát mạnh tại quốc gia này. Chính phủ Malaysia cũng tuyên bố, sắc lệnh đề nghị người dân hạn chế ra ngoài khi không có lý do cần thiết sẽ được gia hạn vô thời hạn. Malaysia cũng thông báo duy trì phong tỏa cho đến khi số ca mắc mới trong ngày xuống dưới 4.000 ca, tỷ lệ giường chăm sóc đặc biệt được sử dụng dưới 75% và ít nhất 10% dân số được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19. Đến nay, mới chỉ khoảng 6% trong tổng số 33 triệu dân của Malaysia được tiêm chủng đầy đủ.
Chính phủ Malaysia hôm 28/6 cũng công bố một gói kích cầu trị giá 150 tỷ Ringgit, tương đương 36 tỷ USD, nhằm hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn do gia hạn lệnh phong tỏa.
Trung Quốc siết hạn chế ngăn Covid-19
Giới chức thành phố Quảng Châu của Trung Quốc áp thêm loạt biện pháp hạn chế với hoạt động kinh doanh và xã hội nhằm kiềm chế nCoV lây lan.
Các quận Nam Sa, Tùng Hóa và Hoa Đô của thành phố Quảng Châu, trung tâm công nghiệp phía nam Trung Quốc, ngày 5/6 yêu cầu toàn bộ dân địa phương và những người đi qua khu vực này phải xét nghiệm nCoV.
Giới chức quận Nam Sa yêu cầu các nhà hàng dừng cung cấp dịch vụ ăn tối kể từ ngày 5/6, đồng thời kêu gọi các phòng tập gym, hồ bơi và những địa điểm công cộng khác ngừng hoạt động. Khoảng 10 ga tàu điện ngầm tại thành phố Quảng Châu bị đóng cửa.
Loạt biện pháp hạn chế mới này được áp dụng sau khi Trung Quốc ghi nhận thêm 24 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, trong đó 11 ca lây nhiễm cộng đồng tại tỉnh Quảng Đông. Tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này tới nay lần lượt là 91.218 và 4.636 ca.
Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng "thần tốc", tiêm hơn 700 triệu liều vaccine Covid-19 cho người dân. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch từ cuối tháng 5, liên quan đến chủng nCoV Delta có nguồn gốc từ Ấn Độ lây lan mạnh, đã khiến chính quyền thành phố Quảng Châu áp lệnh phong tỏa với một số khu vực lân cận. Sân bay thành phố Thâm Quyến yêu cầu dân sống tại Quảng Châu hoặc Phật Sơn xuất trình giấy ghi kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trước khi cho phép họ lên máy bay.
Thế giới hiện ghi nhận 173.697.760 ca nhiễm nCoV và 3.735.458 ca tử vong, tăng lần lượt 384.803 và 8.676, trong khi 156.562.708 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Nhân viên quản lý nhà ở mặc đồ bảo hộ phân phối lương thực cho một khu dân cư bị phong tỏa tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc ngày 2/6. Ảnh: Reuters .
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.202.950 ca nhiễm và 612.617 ca tử vong do nCoV, tăng 10.179 ca nhiễm và 379 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Chính quyền Joe Biden ngày 3/6 công bố kế hoạch tặng 25 triệu liều vaccine Covid-19 đầu tiên, trong tổng số 80 triệu liều được công bố. Ít nhất 75% số vaccine đợt đầu sẽ được chia sẻ thông qua chương trình Covax và 25% gửi trực tiếp tới các nước cần.
Trong gần 19 triệu liều qua Covax, khoảng 6 triệu liều sẽ được cung cấp cho khu vực Mỹ Latin và Carribe, 7 triệu liều cho Nam Á và Đông Nam Á, khoảng 5 triệu liều cho châu Phi. Hơn 6 triệu liều còn lại được chia sẻ với các nước đang gặp khủng hoảng, láng giềng và một số đối tác khác, như Canada, Mexico, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Khoảng 51% dân số Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong khi khoảng 41,5% tiêm đủ mũi. Hiện 297 triệu liều vaccine đã được phân phối ở Mỹ. Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, nhận định tất cả trẻ em Mỹ có thể được tiêm vaccine trước cuối năm nay.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 28.807.855 ca nhiễm và 346.772 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 114.020 và 2.671 ca.
Chưa tới 5% trong 950 triệu người trưởng thành tại Ấn Độ tiêm đủ hai liều vaccine. Chương trình tiêm chủng của quốc gia này sử dụng vaccine AstraZeneca do Viện Huyến thanh sản xuất, cũng như Covaxin do công ty Bharat Biotech địa phương phát triển. Họ dự kiến sản xuất vaccine Sputnik V của Nga vào giữa tháng 6.
Nhóm chuyên gia Ấn Độ ngày 4/6 cảnh báo những người từng nhiễm nCoV hay được tiêm vaccine Covid-19 một phần vẫn có nguy cơ bị biến chủng mới tấn công. Biến chủng Delta, hay B.1.617.2, được phát hiện lần đầu và gây ra đợt bùng phát nghiêm trọng tại tại Ấn Độ, đã xuất hiện tại ít nhất 62 quốc gia, chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
Các chuyên gia Ấn Độ cũng cảnh báo nước này cần tăng tốc tiêm chủng để tránh kịch bản ca nhiễm lại tăng mạnh trong tương lai. Trong lúc tiến trình triển khai chương trình tiêm vaccine Covid-19 tại Ấn Độ chậm trễ, chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đàm phán với các nhà sản xuất vaccine nước ngoài để tăng nguồn cung.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 16.907.425 ca nhiễm và 472.531 ca tử vong, tăng lần lượt 65.471 và 1.563.
Khi Brazil đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 thứ ba, các cuộc biểu tình và kêu gọi luận tội Tổng thống Jair Bolsonaro về cách xử lý đại dịch ngày càng tăng. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra ngày 2/6 trong lúc Tổng thống Bolsonaro phát biểu trước toàn quốc.
Anh , vùng dịch lớn thứ 7 thế giới, ghi nhận 4.511.669 ca nhiễm và 127.836 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 5.765 và 13 ca trong 24 giờ qua.
Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) của Anh ngày 4/6 cho biết tỷ lệ nhiễm nCoV vào tuần cuối tháng 5 tại nước này là 1/640, gần gấp đôi so với tỷ lệ 1/1.120 một tuần trước đó và cao nhất kể từ tháng 4. ONS cho biết biến chủng nCoV phát hiện lần đầu ở Anh không còn là chủng phổ biến ở quốc gia châu Âu này.
"Trong tuần kết thúc vào hôm 29/5, chúng tôi phát hiện sự gia tăng các ca Covid-19 không nhiễm biến chủng ở Anh. Đây có thể là biến chủng được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ", ONS cho biết trong thông cáo.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 2/6 cho biết sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế vì chưa rõ dân chúng sẽ được bảo vệ thế nào trước đợt tăng ca nhiễm mới. Lệnh phong tỏa tại Anh dự kiến kết thúc vào cuối tháng 6.
Anh đã tiêm 65,7 triệu liều vaccine Covid-19. 26,1 triệu người ở Anh đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, chiếm hơn 39% dân số nước này, theo Our World in Data.
Tại Đông Nam Á, Malaysia báo cáo 610.574 ca nhiễm và 3.291 ca tử vong vì Covid-19, tăng 7.452 và 109 trong 24 giờ qua.
Giáo sư Adeeba Kamarulzaman, thành viên Hội đồng Khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một nghiên cứu của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) của Đại học Washington phát hiện số ca tử vong liên quan tới Covid-19 ở Malaysia có thể lên đến 26.000 người vào tháng 9, gấp 9 lần số người chết hiện tại.
Nghiên cứu của IHME cũng ước tính tỷ lệ tử vong hàng ngày ở quốc gia Đông Nam Á sẽ ở mức 200 ca vào cuối tháng 8.
Thái Lan báo cáo 2.817 ca nhiễm mới và 36 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt 174.796 và 1.213.
Gần 100 ca nhiễm nCoV được ghi nhận tại một cụm dịch mới ở nhà máy nước đá tại Bang Phli, phía đông Bangkok, sau khi được giới chức xác nhận vào tối 2/6. Giới chức địa phương cho biết nhà máy có 190 nhân viên Thái Lan và người nước ngoài.
Thái Lan đã tiêm 3,61 triệu liều vaccine. Trong gần 70 triệu dân của quốc gia này, hơn 1,1 triệu triệu người tiêm đủ hai mũi vaccine, chiếm khoảng 1,6% dân số, theo Our World in Data.
Từ châu Á đến châu Âu, thế giới chạy đua tiêm chủng nhằm đối phó với biến thể Delta Các chính phủ trên khắp thế giới đã phải tăng tốc chiến dịch tiêm chủng nhằm chạy đua với các biển thể mới để những nỗ lực thời gian qua không bị trôi sông đổ biển. Sự gia tăng các trường hợp mắc Covid-19 mới tại châu Âu đang đe dọa các kế hoạch quốc gia trở lại cuộc bình thường sau hơn...