Malaysia phủ nhận tin phát hiện MH370 ở eo Malacca
Nhà chức trách Malaysia đang hứng chịu chỉ trích sau khi đưa ra các thông tin xung đột về vị trí cuối cùng của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines trước khi nó mất tích.
Trong khi cuộc tìm kiếm máy bay mất tích bước sang ngày thứ 5, chỉ huy không quân Malaysia đã phủ nhận việc ông từng nói radar quân sự đã phát hiện chiếc máy bay chở khách quay đầu và bay về hướng Eo Malacca.
Nhật báo ủng hộ chính phủ Berita Harian trước đó trích lời Tướng Tan Sri Rodzali Daud nói, radar quân sự tại căn cứ không quân Butterworth được tin là đã lần theo chiếc Boeing 777–200ER cho tới khi nó biến mất vào lúc 2h40 ngày 88/3.
“Tôi muốn nói rằng tôi không đưa ra tuyên bố như vậy. Điều đó xảy ra khi phóng viên của Berita Harian hỏi tôi liệu trường hợp như vậy có xảy ra như trong bản tin chi tiết của họ không. Tuy nhiên, tôi không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi như vậy. Thay vào đó, điều tôi nói với phóng viên đó là: Xin hãy xem thông báo tôi đưa ra ngày 9/3/2014, trong cuộc họp báo chung với người đứng đầu lực lượng phòng vệ tại khách sạn Sama Sama, sân bay quốc tế Kuala Lumpur”, chỉ huy không quân hoàng gia Malaysia cho biết trong tuyên bố tối muộn ngày 11/3.
Video đang HOT
Vài giờ sau khi tuyên bố của tướng Tan Sri Rodzali Daud được nhật báo Berita Harian đưa, hãng tin Reuters cũng đăng một bản tin, trích một nguồn tin quân sự nói, không quân hoàng gia Malaysia đã theo dấu chuyến bay trên tới Eo Malacca, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới.
Tuy nhiên, tuyên bố của tướng Daud chỉ đề cập tới nhật báo của Malaysia mà không nói gì tới bản tin của Reuters.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Đối đầu Nga-Phương Tây: Đôi bên cùng thiệt hại
Theo giới chuyên gia, nếu phương Tây và Nga cùng đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau, thì cả hai bên đều bị thiệt hại.
Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia Arnaud Dubien - Chủ tịch Đài Quan sát Pháp-Nga, một tổ chức nghiên cứu độc lập trực thuộc Phòng Thương mại Pháp-Nga - nói "sẽ chỉ có các bên thua", nếu Nga và phương Tây đưa ra các biện pháp trả đũa nhau về mặt kinh tế. Nhưng ông không tin rằng điều này sẽ xảy ra.
Đối đầu Nga-Phương Tây: Đôi bên cùng thiệt hại
Trong khi đó, chuyên gia Christian Schulz của ngân hàng Đức Berenberg đánh giá là trừng phạt kinh tế sẽ gây thiệt hại cho phương Tây ít hơn, trong khi đó, chính Nga sẽ tự gây khó khăn cho mình, vào lúc tăng trưởng của nước này rất thấp, chỉ là 1,3% trong năm 2013 và các nguồn vốn tư nhân giảm mạnh, khoảng 17 tỷ USD, chỉ tính từ đầu năm đến nay.
Viện nghiên cứu Oxford Economics đã tính toán các hậu quả trong giả định xung đột leo thang tại Ukraine, Nga đưa thêm quân vào nước này, dẫn đến việc Nga ngừng cung ứng khí đốt cho Châu Âu qua hệ thống ống dẫn đặt trên lãnh thổ Ukraina, còn phương Tây thì áp dụng một vài biện pháp trả đũa về tài chính nhắm vào Moscow.
Theo kết luận của viện nghiên cứu này, giá khí đốt trên thị trường Châu Âu sẽ tăng khoảng 15%, dầu lửa tăng 10%, từ nay đến 2015, tổng sản phẩm quốc nội của các nước trong Khu vực đồng Euro giảm 1,5% so với kịch bản không có leo thang xung đột quân sự. Tăng trưởng của một số nước Đông Âu sẽ giảm tới 3%. Mỹ và Châu Á ít bị tác động hơn.
Tuy nhiên, viện Oxford Economics cho rằng "bên bị thua thiệt nhiều sẽ là Nga":đồng rúp bị mất giá mạnh, lạm phát tăng cao và GDP giảm 2% trong năm 2014, 4,5% trong năm 2015. Còn Ukraine thì sẽ bị phá sản.
Nếu 80% lượng dầu khí xuất khẩu của Nga bị cấm vận, theo các chuyên gia củaOxford Economics, GDP của Nga, từ nay đến 2015 sẽ bị giảm tới 10%, so với kịch bản không có leo thang xung đột.
Hiện nay, Nga cung cấp tới một phần ba tổng nhu cầu khí đốt của Châu Âu, nhưng theo chuyên gia Christian Schulz, trong bối cảnh Châu Âu đang phục hồi kinh tế, mùa xuân đang tới, Nga cần tiền bán nhiên liệu hơn là Châu Âu cần khí đốt của Nga. Mặt khác, quan hệ thương mại Châu Âu- Nga rất mất cân đối: xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm 1% GDP của Châu Âu trong năm 2012, nhưng xuất khẩu của Nga sang Liên Hiệp Châu Âu lại chiếm tới 15% GDP của Nga.
Một hậu quả khác là Nga sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm đầu tư nước ngoài mà nước này đang rất cần để hiện đại hóa và các quốc gia đang trỗi dậy sẽ được hưởng lợi, như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.
Ông Arnaud Dubien không chia sẻ hoàn toàn nhận định của viện Oxford Economicsvà lưu ý là trong cuộc chiến tranh kinh tế với Nga, các nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp cũng sẽ bị thiệt hại không nhỏ. Nga là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ ba của Pháp, ngoài Châu Âu. Trong quan hệ thương mại song phương, Pháp phải nhập siêu. Mặt khác, Nga vẫn còn tiềm lực to lớn để bảo vệ đồng nội tệ. Tính đến cuối tháng 2/2014, dự trữ ngoại tệ của Nga lên tới 493,4 tỷ USD.
Theo Đời sống pháp luật
Tàu ngầm Kilo TP Hồ Chí Minh vào cảng Tenerife chậm 1 ngày Theo dự kiến, tàu Rolldock Star sẽ chở tàu ngầm Kilo cập cảng Tenerife của Tây Ban Nha vào lúc 12h00UTC (tức 19h00 giờ Việt Nam) ngày 14/2/2014 nhưng theo kế hoạch mới, tàu sẽ vào cảng chậm 1 ngày. Theo số liệu của trang tìm kiếm thông tin tàu thuyền trực tuyến vesselfinder.com, tính đến chiều tối nay, tàu vận tải siêu...