Malaysia: Phát hiện bộ xương người khổng lồ cao 3-5 mét
Nhà sử học Malaysia mới đây đã phát hiện bộ hài cốt được cho là của người khổng lồ, cao từ 3-5 mét tại một hang động trên đảo Pulau Upeh, ngoài khơi bang Malacca.
Azman Wahab, trợ lý của nhà sử học Mohd Fuad Khusari M Said, có mặt tại ngôi mộ kích thước lớn ở Pulau Upeh.
Theo Straits Times, nhà sử học Mohd Fuad Khusari M Said đã phát hiện ra các mảnh xương trong khi đang tìm kiếm di tích khảo cổ mới theo sự ủy quyền của chính quyền địa phương.
Mohd Fuad tin rằng, từ mảnh xương được phát hiện, có thể khẳng định bộ hài cốt là của một người có chiều cao từ 3-5 mét.
Chiều dài của bộ hài cốt cũng phù hợp với kích thước của các ngôi mộ cỡ lớn của Quốc vương Ariffin và 7 anh em chiến binh ở Pulau Besar thuộc bang Johor, Malaysia.
Phát hiện này có thể là bằng chứng củng cố cho thông tin cho rằng, những người đầu tiên đến định cư tại Malacca có kích thước cơ thể rất lớn.
Video đang HOT
Các ngôi mộ này hiện vẫn chưa được khai quật, do đó câu chuyện về những người khổng lồ vẫn còn là bí ẩn. Nghiên cứu chuyên sâu hơn có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề này.
Trước đó, Malaysia cũng đã phát hiện một số ngôi mộ khổng lồ khác tại Pulau Besar, được cho là nơi yên nghỉ của các lãnh đạo Hồi giáo đến từ Yemen, Arab Saudi, Ấn Độ và Java. Đây là những người đến Malacca để truyền đạo trong những ngày đầu hình thành vương quốc.
Các ngôi mộ này hiện vẫn chưa được khai quật, do đó câu chuyện về những người khổng lồ vẫn còn là bí ẩn.
Nếu nhìn vào người hiện đại ngày nay, chiều cao 3-5 mét là điều không thế. Nhà sử học Fuad cho rằng, dấu hiệu của tộc người khổng lồ đã xuất hiện từ thời nền văn minh Maya. Một tờ báo năm 1871 từng đưa tin phát hiện 200 bộ xương người khổng lồ ở Ontario, Canada.
“Do đó, việc phát hiện bộ xương người khổng lồ rải rác trên thế giới là điều có thể xảy ra”, ông Fuad nói. Nhưng kích thước của ngôi mộ không phải lúc nào cũng phản ánh độ lớn của bộ hài cốt.
Nguyên nhân có thể là do kích thước cơ thể của những người được chôn bên dưới quá lớn, hoặc đơn giản là họ được chôn cất trong những ngôi mộ lớn, để tôn vinh những đóng góp của họ đối với việc truyền bá đạo Hồi ra thế giới, Chủ tịch Hội nghiên cứu Lịch sử và Yêu nước Malaysia, tiến sỹ Mohd Jamil Mukmin cho biết.
Giám đốc trung tâm dịch vụ xã hội địa phương, Amir Hamzah Aziz nói, câu chuyện về bộ hài cốt của người khổng lồ bí ẩn trên đảo Pulau Upeh xuất hiện từ những năm 1990. “Nếu đây là sự thật, chúng ta phải lưu giữ hiện vật cho thế hệ tương lai”.
Theo Đăng Nguyễn – Straits Times (Dân Việt)
Bất ngờ tìm thấy máy gửi tin nhắn tuyệt mật của Hitler
Các nhà sử học đã bất ngờ phát hiện một thiết bị mã hóa từng được trùm phát xít Đức Adolf Hitler dùng truyền thông tin tối mật cho các tướng lĩnh của mình, được rao bán trên mạng với giá 9,5 bảng Anh (khoảng 13 USD).
Theo Daily Mail, các tình nguyện viên thuộc Bảo tàng Tin học quốc gia Anh đã lần theo dấu vết của máy chữ Lorenz cực hiếm gặp, sau khi nhìn thấy nó trên trang web đấu giá trực tuyến. Thiết bị này được quảng cáo là một máy điện báo và các nhà sử học phát hiện, nó bị bỏ lại trong một nhà kho ở Essex, Anh trong tình trạng "bụi bẩn phủ đầy".
John Wetter, một tình nguyện viên của bảo tàng cho biết đồng nghiệp của anh đang lướt eBay thì phát hiện hình ảnh của một thiết bị giống như là máy chữ điện báo.
Máy điện báo Lorenz thời Thế chiến thứ hai tương tự như thiết bị được rao bán trên eBay. Ảnh: Daily Mail
Người này kể tiếp, sau đó bạn anh ta liền đến Southend để xem sự tình và tìm thấy chiếc máy đánh chữ còn nguyên trong hộp, được đặt trên nền nhà đầy rác rưởi.
"Chúng tôi nói "Cảm ơn cô rất nhiều, cái máy này giá bao nhiêu ấy nhỉ?". Cô ấy nói: "9,5 bảng", vì vậy chúng tôi nói: "Đây là tờ 10 bảng, cô cứ giữ tiền thừa"", ông kể.
Theo các chuyên gia, những mệnh lệnh đơn giản được gõ vào máy điện báo, sau đó được một máy mật mã kết nối với nó mã hóa thông qua hệ thống gồm 12 bánh xe với nhiều cài đặt riêng rẽ. Bảo tàng Tin học Anh hiện đang kêu gọi mọi người tìm kiếm động cơ mất tích - một phần then chốt của thiết bị.
Khi các tình nguyện viên đưa máy điện báo từ Essex về bảo tàng, họ phát hiện nó có in một số seri đặc trưng của quân đội Đức thời chiến tranh, trùng khớp với con số seri trên một máy khác mà bảo tàng mượn được từ Na Uy gần đây. Chiếc Lorenz SZ42 của Na Uy tương tự như một máy điện báo và là một trong khoảng 200 thiết bị Lorenz tồn tại trong Thế chiến thứ hai.
Tính đến nay, chỉ có bốn thiết bị Lorenz được ghi nhận đã chống chịu qua chiến tranh. Một trong số chúng mang số seri 1137 và từng được sử dụng tại trụ sở của quân Đức ở Lillehammer, Na Uy.
Các chuyên gia thuộc Bảo tàng Tin học Anh tin rằng, do Na Uy bị Đức quốc xã chiếm đóng cho mãi tới cuối Thế chiến hai, nên nước này đã nhận được chỉ thị đầu hàng cuối cùng vào lúc 24 giờ ngày 8-5-1945, đánh dấu chiến tranh kết thúc.
MINH TRƯỜNG
Theo_PLO
Phát hiện được vị trí căn phòng Hổ phách bí ẩn của Nga Theo The Telegraph, ngày 22-4 nhà sử học người Ba Lan tuyên bố ông đã tìm thấy căn phòng Hổ phách, một báu vật của Nga đã mất tích từ lâu và bị Đức quốc xã cướp phá trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Người đứng đầu của Bảo tàng Mamerki, ông Bartomiej Plebanczyk nói rằng ông đã xác định được tuyệt...