Malaysia nối lại dự án đường sắt với Trung Quốc, giảm chi phí 5 tỷ USD
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm 15/4 ca ngợi thỏa thuận cơ sở hạ tầng với Trung Quốc là cùng có lợi cho cả hai nước.
Thỏa thuận đạt được vào ngày 12/4, báo hiệu định hướng chính sách đối ngoại của Malaysia với việc tìm kiếm đầu tư trực tiếp, ngăn tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, ông hy vọng việc xây dựng dự án có thể sớm tiếp tục để có thêm “kết quả đôi bên cùng có lợi”.
Ảnh minh họa: Nikkei Asian Review
Kuala Lumpur giành được một thỏa thuận giảm chi phí với China Communications Construction thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, cắt giảm một phần ba chi phí ban đầu là 65,5 tỷ ringgit (15,9 tỷ USD) để xây dựng đường sắt East Coast Rail Link, hay ECRL.
Dự án nối Port Klang, trung tâm vận chuyển chính của Malaysia bên ngoài Kuala Lumpur, đến Kota Bharu, gần biên giới với Thái Lan, đã được cựu Thủ tướng Najib Razak đồng ý vào năm 2017.
Video đang HOT
Tháng 6 năm 2018, ông Mahathir tạm dừng thỏa thuận ECRL – cùng với hai dự án đường ống dẫn khí cũng được Bắc Kinh hỗ trợ – với lý do các điều khoản bất lợi.
Thỏa thuận hiện có giá 44 tỷ ringgit, đã được thực hiện sau khi điều chỉnh tuyến đường sắt 688 km ban đầu, rút ngắn xuống còn 640 km bằng cách tránh xây dựng một đường hầm tốn kém. Bên cạnh đó, Malaysia đã tăng tỷ lệ tham gia của địa phương cho dự án lên 40% từ 30%, và họ cũng sẽ tìm cách giảm cam kết cho vay.
Theo thỏa thuận ban đầu, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cung cấp 85% nguồn tài chính thông qua khoản vay mềm 20 năm với lãi suất hàng năm là 3,25%, một điều khoản ông Mahathir từng chỉ trích.
Nhà thầu Trung Quốc cho biết trong một hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán rằng việc nối lại dự án là một “bước quan trọng” để tiến lên. Những người theo dõi thị trường ở Malaysia đã chào đón thỏa thuận mới một cách tích cực trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của đất nước chậm lại.
“Sự hồi sinh của ECRL là tín hiệu tốt cho ngành xây dựng địa phương và tiềm năng nhân rộng hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế trong nước với sự tham gia của địa phương”, theo Affin Hwang Capital.
Ngân hàng đầu tư cho biết mức giá 44 tỷ ringgit đứng đầu danh sách các dự án cơ sở hạ tầng được trao trong năm nay và có thể tiếp tục thúc đẩy giá cổ phiếu ngành xây dựng trong thời gian tới.
(Nguồn: Nikkei Asian Review)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Ép TQ "xuống nước", Malaysia phê chuẩn dự án đường sắt tỷ đô
Malaysia ngày 12.4 tuyên bố đã ký thỏa thuận với Trung Quốc về dự án đường sắt trị giá hàng tỷ USD, với chi phí giảm đáng kể so với ban đầu.
Thủ tướng Malaysia Mahathir trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), văn phòng Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói chi phí xây dựng hai bước đầu tiên của dự án đã giảm đáng kể, xuống mức 10,7 tỷ USD, so với 16 tỷ USD như phía Trung Quốc đề nghị.
Theo giới quan sát, Trung Quốc đành phải "xuống nước" đồng ý với thỏa thuận mới, giúp khôi phục lại dự án đường sắt kết nối bờ biển phía đông (ECRL) mà nước này là chủ đầu tư.
"Mức giảm này rõ ràng có lợi cho Malaysia và giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính", văn phòng Thủ tướng Malaysia nhấn mạnh.
Phát biểu tại Đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh, Daim Zainuddin - đặc phái viên của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, nói dự án đường sắt sẽ giảm 40km chiều dài. Chi phí cho mỗi km đường sắt cũng giảm từ 23,7 triệu USD xuống còn 16,4 triệu USD.
Giới phân tích nhận định, thỏa thuận mới có phần bất lợi nhưng Trung Quốc phải đồng ý hoặc đối mặt với khả năng dự án tỷ đô bị hủy bỏ.
Daim Zainuddin (trái) là đặc phái viên của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad.
Ngay sau khi lên nắm quyền hồi tháng 5 năm ngoái, ông Mahathir đã ra lệnh ngừng dự án đường sắt để đánh giá lại "những điều khoản không công bằng", mà chính quyền tiền nhiệm Najib Razak đã nhắm mắt làm ngơ.
Hồi đầu năm, ông Mahathir tuyên bố cứng rắn về việc hủy bỏ dự án nếu Trung Quốc không đàm phán. Ngược lại, Malaysia cũng phải đối mặt với khoản tiền phạt khổng lồ nếu chính thức hủy dự án.
Giới quan sát nói chính phủ Trung Quốc đã rất thận trọng để dự án tỷ đô được coi là nền tảng trong chiến lược Vành đai và Con đường mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra, không bị đổ vỡ.
Trung Quốc dường như còn hứa sẽ mua thêm dầu cọ để Malaysia thông qua dự án. ECRL là dự án lớn nhất Trung Quốc đầu tư vào Malaysia cho đến nay.
Thủ tướng Malaysia tiết lộ thỏa thuận với đảng đối lập Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, phát biểu trong một sự kiện về dân chủ diễn ra ở Kuala Lumpur ngày 16/2, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, đồng thời là Chủ tịch Liên minh Hi vọng (PH) cho biết đảng Hồi giáo Malaysia (PAS), tuyên bố sẽ không ủng hộ Tổ chức Dân tộc Malaysia thống nhất (UMNO) trong cuộc bầu cử bổ...