Malaysia “né” việc chỉ trích trực diện Trung Quốc tại Thượng đỉnh ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Nam Á sẽ kêu gọi khẩn thiết các bên “tự kiềm chế” nhưng tránh chỉ trích trực tiếp Trung Quốc gây căng thẳng trong các tranh chấp trên Biển Đông. Một nguồn tin ngoại giao tại Kuala Lumpur hôm 24/04/2015, tiết lộ nội dung của dự thảo tuyên bố chung của thượng đỉnh như trên, theo tin RFI.
Bích chương chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, Malaysia, 24/04/2015. Ảnh REUTERS/Olivia Harris
Hội nghị thượng đỉnh thường niên các nước ASEAN chính thức khai mạc ngày Chủ nhật 26/4 tại Kuala Lumpur. Một trong những vấn đề được bàn thảo tại hội nghị lần này là việc Trung Quốc bồi đắp đảo trong khu vực đanh tranh chấp với các nước xung quanh.
Nguồn tin ngoại giao trên cho hay, Malaysia, nước chủ trì hội nghị, muốn tránh đưa ra những chỉ trích trực tiếp những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Dự thảo sẽ được lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN nghiên cứu bàn thảo trong ngày làm việc thứ Hai tuần tới.
Trong khi đó Manila gần đây liên tục tố cáo Bắc Kinh có hành động thay đổi hiện trạng khu vực các đảo tranh chấp. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã kêu gọi Hiệp hội các nước Đông Nam Á đưa ra một tuyên bố tập thể lên án việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp các đảo đang có tranh chấp trên Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn AFP tuần trước, Tổng thống Philippines tuyên bố là các hành động của Trung Quốc hiện nay “có thể gây ra sự sợ hãi cho cả thế giới” và đe dọa tự do lưu thông hàng hải.
Video đang HOT
Phác thảo tuyên bố chung do Thủ tướng Malaysia Najib Razak đề xuất có dành hai đoạn để nói đến các căng thẳng trên Biển Đông nhưng không đề cập đến việc đứng về bên nào.
Dự thảo tuyên bố chung cũng kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Ngoại trưởng Anifah Aman nói lập trường của Malaysia trên tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN là thúc đẩy các bên thông qua Bộ luật ứng xử trên biển (COC) nhằm ngăn ngừa các hành động gây khiêu khích.
Trung Quốc vẫn khẳng định ASEAN không phải là một bên trong các tranh chấp Biển Đông.
Từ hàng hàng chục năm nay, ASEAN vẫn hối thúc Trung Quốc thông qua COC, bộ luật ứng xử dựa trên các cam kết 2002 giữa các bên có tranh chấp trên Biển Đông tôn trọng tự do lưu thông hàng hải và giải quyết các bất đồng một cách hòa bình và tránh gây căng thẳng.
Theo Bizlive
Báo Diplomat: Trung Quốc cũng ráo riết xây căn cứ quân sự ở Hoàng Sa
Không chỉ cưỡng chiếm trái phép quần đảo Trường Sa, Trung Quốc còn đang ngang nhiên đẩy nhanh tốc độ xây dựng các cơ sở quân sự trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa Xã đưa tin trong cuộc gặp gỡ hồi tuần trước tại Bắc Kinh giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, chính phủ Trung Quốc đã ca ngợi mối quan hệ "đối tác sâu rộng" giữa hai nước Việt - Trung. Tuy nhiên, ở khu vực cách bờ biển Việt Nam 400 km nằm trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đang có những hành động ngang nhiên trái phép xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Theo The Diplomat, những bức ảnh vệ tinh độ phân giải cao chụp hôm 17/3 cho thấy Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ mở rộng đường băng và cơ sở hạ tầng sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hình ảnh vệ tinh ghi lại hành động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
"Trong vòng 5 tháng qua, Trung Quốc đã tiến hành nâng cấp đường băng dài 2.400 m ở đảo Phú Lâm thành đường băng dài 2.920 m. Các tòa nhà lớn xung quanh đường băng mà có thể là nhà ga sân bay, cũng đang được xây dựng", The Diplomat cho hay.
Không chỉ xây dựng các cơ sở hạ tầng, Trung Quốc còn tiến hành khai hoang trên đảo Phú Lâm.
Cách đảo Phú Lâm 8 km về phía đông nam, các bức ảnh vệ tinh còn cho thấy Trung Quốc đang tiến hành đắp đất, mở rộng khoảng 50% diện tích đảo Quang Hòa kể từ tháng 4/2014. Trung Quốc còn xây dựng đê chắn sóng bao quanh khu vực vỡ hoang, một căn cứ quân sự, 4 trạm radar, một nhà máy sản xuất và một khu cảng trên đảo Quang Hòa. Thậm chí, nhiều tòa nhà mới cũng đang xuất hiện trên đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Trong những tuần gần đây, việc Trung Quốc tăng cường khai hoang và xây dựng trên ít nhất 7 bãi đá ngầm nằm ở phía nam Biển Đông thuộc quần đảo Trường Sa, đang khiến dư luận không ngừng quan ngại.
Hình ảnh so sánh tốc độ triển khai vỡ hoang của Trung Quốc trên đảo Quang Hòa.
Cách đây vài tháng, Việt Nam và Philippines đã tổ chức một cuộc họp mà khả năng thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược sau khi Trung Quốc xâm phạm trái phép các khu vực gần bờ biển của hai nước.
Mỹ cũng đã gỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam nhằm giúp nâng cao năng lực hải quân sau khi Nhật Bản tặng một số tàu tuần tra cho Việt Nam và Hà Nội mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga.
Trong khi đó, Philippines đã tái mở cửa căn cứ Vịnh Subic cho các tàu thuyền của Hải quân Mỹ tới neo đậu. Manila cũng đã gửi đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài của Công ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Tuy nhiên, theo Diplomat, những phản ứng trên dường như quá chậm so hành động tăng tốc nạo vét đất đai, đưa máy ủi tới thi công và xây dựng nhiều nhà máy sản xuất của Trung Quốc trên khắp khu vực Biển Đông.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Infonet
Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông? Để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Ảnh: AP/Today Online. Tiến sĩ Subhash Kapila, chuyên gia tư vấn về quan hệ quốc tế và chiến lược ngoại giao Nam Á ngày 30/3 bình...