Malaysia lo IS trà trộn vào quân đội
Malaysia đang tăng cường an ninh trên toàn quốc sau khi Bộ Quốc phòng thừa nhận hơn 70 binh sĩ quân đội có liên hệ với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).
Cảnh sát Malaysia bắt một kẻ tình nghi có liên hệ với IS vào tháng 12.2014 – Ảnh: The Star
Lời thừa nhận của Thứ trưởng Quốc phòng Abdul Rahim Bakri ngày 13.4 tại quốc hội gây lo ngại nghiêm trọng. The Star ngày 14.4 đưa tin: “Lực lượng cảnh sát đã tăng cường an ninh tại khắp các cơ sở an ninh liên bang ở thủ đô Kuala Lumpur và mọi đồn bốt trên toàn quốc, bên cạnh tăng cường tuần tra tại những kho vũ khí như một biện pháp đề phòng các cuộc tấn công”.
Báo này cũng cho biết, ngày 8.4 một người đàn ông lạ mặt bất ngờ xâm nhập doanh trại quân đội ở thị trấn Gerik, bang Perak, và yêu cầu được cầu nguyện ngay trong doanh trại. Khi bị ngăn cản, người này đã đe dọa các binh sĩ.
Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi cảnh báo các tay súng IS có thể tấn công các đồn cảnh sát và doanh trại quân đội nước này để cướp khí giới. Ông Ahmad Zahid cũng đưa ra con số thống kê của Cảnh sát Hoàng gia cho hay đã có 75 người Malaysia tham gia lực lượng IS ở các nước Tây Á và 10 người từng phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhà nước đã bỏ mạng trong các vụ đánh bom tự sát dưới ngọn cờ IS. Thế nhưng, cho đến trước ngày 13.4, Thứ trưởng Quốc phòng Abdul Rahim vẫn một mực khẳng định không có binh sĩ hay cựu quân nhân nào tham gia IS.
“Vai trò” của mạng xã hội
Phân tích trên mục Bình luận của Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (RSIS, Singapore) ngày 14.4, chuyên gia Omer Ali Saifudeen cho hay những người Malaysia đi theo IS bị tác động khi nói chuyện qua mạng xã hội với chính những người đồng hương của mình đang chiến đấu cùng IS ở nước ngoài.
Chuyên gia này cũng nhận định, IS rất biết cách đánh vào tâm lý giới trẻ bằng cách xây dựng hình ảnh, tập hợp người hâm mộ thông qua mạng xã hội, đặc biệt là dùng các đoạn video và người cùng sắc tộc, quốc tịch để chiêu mộ nhau.
Video đang HOT
Hồi cuối tháng 2.2015, hai người Malaysia là Mohd Faris Anuar và Muhamad Wanndy Muhammad Jedi được nhận diện trong đoạn video xuất hiện trên Facebook quay cảnh IS hành quyết một người đàn ông Syria, được cho là làm gián điệp cho chính quyền của Tổng thống Bashar Assad.
Thứ trưởng Abdul Rahim khi đó cũng thừa nhận “khả năng tuyển dụng người của IS là rất đáng quan ngại” và khuyến cáo các bậc phụ huynh bảo vệ con em mình khỏi “những cuộc đấu tranh sai lầm”.
Bắt nhầm hơn bỏ sót
Quốc hội Malaysia ngày 6.4 thông qua đạo luật Chống khủng bố (POTA) do Bộ Nội vụ trình. POTA cho phép Cục Phòng chống khủng bố (PTB) bắt giam đến 2 năm không cần xét xử hoặc quản chế 5 năm và có thể gia hạn đến vĩnh viễn những người bị tình nghi liên quan khủng bố. Người bị quản chế phải đeo chíp điện tử và nếu bị phát hiện đi vào “những vùng hạn chế” hay liên hệ với các phần tử xấu khác sẽ bị tăng án, thậm chí bị đánh roi. Một cơ quan lưu trữ dữ liệu bao gồm vân tay, hình ảnh của những người bị tình nghi cũng sẽ được thành lập. Nhiều tổ chức quốc tế đã chỉ trích POTA là “phiên bản cải tử” của đạo luật An ninh nội địa – được bãi bỏ năm 2012 – vốn được cho là bị nhà cầm quyền lạm dụng để đàn áp đối lập.
Chưa hết, 6 dự luật hà khắc khác cũng đang được sửa đổi để đặt ra các hình phạt nặng nhất đối với tội khủng bố. Chẳng hạn, người Malaysia nào có hành động khủng bố ở nước ngoài sẽ bị tù 30 năm, hoặc xuất hiện ở các trại huấn luyện khủng bố sẽ phải đi tù 10 năm.
Thứ trưởng quốc phòng Abdul Rahim ngày 13.4 tuyên bố sẽ ra sức “cải tạo” những quân nhân bị phát hiện có dính đến IS, trong khi siết chặt việc tuyển quân để đảm bảo không có những phần tử xấu lọt vào quân đội.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Nga hợp tác với Iran: Các nước phương Tây lo ngại
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế và thương mại, sự hợp tác của Nga và Iran vào thời điểm này cũng khiến các nước phương Tây phải "dè chừng".
Nga ngày 13/4 quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300. Quyết định này không chỉ giúp tăng cường đáng kể khả năng quân sự của Iran, mà còn giúp tạo một khởi đầu thuận lợi cho Nga trong cuộc đua để giành lấy những lợi ích từ việc quốc tế dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran.
Tuy nhiên, việc Nga và Iran - hai nước đều đang đối mặt với vòng vây trừng phạt kinh tế có cái bắt tay chặt hơn vào thời điểm này, đang thực sự khiến các nước phương Tây lo ngại.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga trong một buổi diễu hành ở Moscow (ảnh: Wikimedia Commons)
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Vladimir Komoedov đánh giá quyết định của Tổng thống Nga Valdimir Putin dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300 là một quyết định kịp thời và mở đường để Nga có thể cung cấp các thiết bị quốc phòng khác cho Iran.
Bên cạnh dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí, Nga cũng bắt đầu chương trình đổi dầu lấy lương thực. Theo một số nguồn tin, Nga bắt đầu cung cấp ngũ cốc, trang thiết bị và vật liệu xây dựng tới Iran để đổi lấy dầu thô, theo một thỏa thuận trao đổi hàng hóa. Iran là nước lớn thứ 3 mua ngũ cốc của Nga.
Những bước đi này của Nga đưa ra sau khi Iran và nhóm P5 1 đạt được một thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran vào đầu tháng này.
Mỹ cũng cho rằng, đây là một hành động không tích cực vào thời điểm các nước đang tham gia đàm phán hướng đến một thỏa thuận hạt nhân cuối cùng cho Iran.Israel ngay lập tức phản ứng đối quyết định của Nga, nhấn mạnh, đây là hậu quả trực tiếp của việc cộng đồng quốc tế tiến tới thỏa thuận khung với Iran. Bộ trưởng Nội các Israel Yuval Steinitz cho rằng, Iran đang tận dụng việc quốc tế nới lỏng biện pháp trừng phạt kinh tế để mua vũ khí và không cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Thư kí báo chí Nhà trắng Josh Earnest nhấn mạnh: "Mỹ trước đó cũng đưa ra nhiều phản đối việc bán vũ khí cho Iran. Ngoại trưởng Kery đã đưa những mối lo ngại này trong cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Tôi nghĩ Nga hiểu rằng, Mỹ chắc chắn có sự quan tâm sâu sắc đến an toàn và an ninh của các đồng minh trong khu vực".
Việc Mỹ và Israel lo ngại là hoàn toàn có cơ sở khi quyết định này của Nga được cho là sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng quốc phòng của Iran. Bộ trưởng quốc phòng Iran Hossein Dehghan nhấn mạnh, việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí đối với nước này có thể giúp mở rộng hợp tác giữa hai nước, đảm bảo ổn định và an ninh trong khu vực.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cho rằng, trong tình hình căng thẳng gần đây tại khu vực, Iran cần phải hiện đại hóa hệ thống quân sự để có thể phản ứng nhanh với những diễn biến tại Yemen và tình hình quân sự của khu vực. Lệnh cấm vận vũ khí với Iran nên được dỡ bỏ ngay lập tức sau khi thỏa thuận hạt nhân cuối cùng được kí kết.
Củng cố lực lượng phòng thủ của Iran trong bối cảnh an ninh bất ổn khu vực là điều hoàn toàn thực tế, nhưng bước đi này của Nga cũng được giới quan sát nhận định là giúp nước này có một khởi đầu thuận lợi trong cuộc đua giành những lợi ích từ việc quốc tế dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran. Nga đang hi vọng thúc đẩy kinh tế và đạt được những lợi ích thương mại khi thỏa thuận cuối cùng với Iran được kí kết.Ông Lavrov nói: "Tôi tin rằng ở giai đoạn này, lệnh cấm vận vũ khí không còn cần thiết. Tôi muốn nhấn mạnh, S-300 hoàn toàn là một vũ khí phòng thủ, không sử dụng cho các mục đích tấn công và sẽ không gây nguy hiểm cho sự an toàn của bất cứ quốc gia nào, trong đó có cả Israel".
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế và thương mại, sự hợp tác của Nga và Iran vào thời điểm này cũng khiến các nước phương Tây phải "dè chừng". Mối quan hệ giữa Nga và Iran bị xấu đi đáng kể, từ khi Nga hủy hợp đồng bán hệ thống phòng không tân tiến S-300 cho Iran hồi năm 2010, sau khi Liên Hợp Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Hồi giáo này.
Iran đã tuyên bố kiện Nga tại tòa án quốc tế tại Geneva và đòi bồi thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh cả Iran và Nga đều đang bị Mỹ và phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế, thì việc hai nước bắt tay hợp tác sẽ giúp tăng cường sức mạnh kinh tế của mỗi nước, đối phó với vòng vây trừng phạt; giúp gia tăng uy tín và tiếng nói của Iran, cũng như Nga trong thời điểm hiện tại./.
Phạm Hà Tổng hợp
Theo_VOV
Mỹ lo ngại 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo của TQ ở Hải Nam, Biển Đông Trung Quốc đã triển khai 3 chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Jin Type 094 tại căn cứ ở Hải Nam và Mỹ đang tiến hành theo dõi rất chặt chẽ 3 tàu này Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Jin Type 094 Bill Gertz - một chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ thường xuyên có nhiều...