Malaysia lên án Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông
Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông là “hành động gây hấn không thể chấp nhận được”, Tư lệnh lực lượng vũ trang Malaysia cho biết tại diễn đàn an ninh ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 18.10.
Đường băng phi pháp Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập – Ảnh: AFP
“Tôi muốn đề cập đến hành động gây hấn không thể chấp nhận được của Trung Quốc liên quan đến hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông”, Tư lệnh lực lượng vũ trang Malaysia, tướng Zulkefli Mohd Zin cho biết tại diễn đàn an ninh Hương Sơn ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 18.10, theo Reuters.
Về tuyên bố của Trung Quốc biện bạch cho hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp này là vì mục đích dân sự, nghiên cứu hàng hải, xúc tiến định vị hàng hải an toàn cho tàu thuyền trong khu vực, ông Zulkefli nói: “Chỉ có thời gian mới có thể chứng minh ý định thật sự của Trung Quốc”.
Malaysia lâu nay luôn thận trọng đưa ra những tuyên bố liên quan đến Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Nhưng Kuala Lumpur hồi năm 2014 đã thay đổi đối sách với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tiến hành hai cuộc tập trận hải quân quanh bãi cạn James vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, các quan chức ngoại giao Malaysia cho Reuters biết.
Video đang HOT
Trước đó, cũng trong diễn đàn an ninh Hương Sơn ngày 17.10, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, ông Phạm Trường Long ngang ngược cho rằng việc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa chỉ vì mục đích dân sự và “sẽ không ảnh hưởng tự do hàng hải ở Biển Đông”. Ông ta còn ngang ngược nói hai hải đăng Trung Quốc mới xây dựng phi pháp ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma (thuộc Trường Sa) “đã bắt đầu cung cấp dịch vụ định vị hàng hải cho tất cả các quốc gia”.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc tăng cường hoạt động bồi đắp, xây dựng nhằm biến những bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành những đảo nhân tạo phi pháp để đặt các căn cứ quân sự, đe dọa tự do hàng hải trên Biển Đông.
Washington đã quyết định điều tàu chiến và máy bay tuần tra sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, để thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình hôm 13.10 đã khẳng định việc Trung Quốc xây dựng hai ngọn hải đăng phi pháp tại Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, theo TTXVN.
Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Chấn Dân, tại diễn đàn Hương Sơn còn ngang ngược nói Trung Quốc sẽ tiếp tục xây những công trình xây dựng như thế này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Australia sẽ không điều tàu đến Trường Sa cùng Mỹ
Bộ trưởng Australia nói rằng nước này sẽ không tham gia bất kỳ cuộc tuần tra hải quân nào của Mỹ nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và không đứng về phe nào trong tranh chấp.
Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb. Ảnh: Sydney Morning Herald
Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb đưa ra bình luận sau khi Ngoại trưởng Australia Julie Bishop gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tuần này. Bà Bishop đã nói rằng Australia "có quan điểm đồng thuận với Mỹ" về Biển Đông. Mỹ đang xem xét điều tàu chiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở vùng biển này.
"Về vấn đề đó, chúng tôi không đứng về phe nào", Bloomberg dẫn lời ông Robb, hôm qua nói. "Chúng tôi sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động trinh sát hoặc bất cứ hoạt động nào khác Mỹ đã nêu ra".
Australia cần tìm cách bảo vệ tuyến đường thương mại đến phía bắc nước này, mà không làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất và là khách hàng quặng sắt và than đá quan trọng của Australia.
Gần ba phần tư lượng hàng hóa thương mại của Australia đi qua Biển Đông, ông Robb nói. "Vì vậy, hoàn toàn hợp lý khi chúng tôi quan tâm đến việc đảm bảo rằng hàng hóa của chúng tôi đi qua suôn sẻ".
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews hồi tháng 5 nói rằng Canberra sẽ tiếp tục tiến hành các chuyến bay giám sát trên Biển Đông. "Chúng tôi đã trinh sát khu vực này gần 35 năm qua", ông nói. "Chúng tôi đang và sẽ tiếp tục làm điều đó trong tương lai".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên tiến hành cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của các bên khác trên hai quần đảo mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều bất hợp pháp và vô giá trị.
Khi được hỏi về thông tin Mỹ sắp điều tàu tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có trách nhiệm đóng góp vào việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực này".
Phương Vũ
Theo VNE
Truyền thông Trung Quốc dọa dùng vũ lực với Mỹ Truyền thông Trung Quốc hôm 15.10 chỉ trích "những hành động khiêu khích không ngừng" của Mỹ ở Biển Đông và cảnh báo nước này sẽ dùng vũ lực để bảo vệ "lợi ích cốt lõi". Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ tham gia một đợt diễn tập ở Biển Đông - Ảnh: US Navy Căng thẳng giữa hai...