Malaysia khẳng định không mạo hiểm khi bay ngang Ukraine
Bộ trưởng giao thông Malaysia Liow Tiong Lai vào ngày 18.7 cho biết hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines đã không hề mạo hiểm khi bay ngang Ukraine vì đây là lộ trình đã được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) chấp thuận và được các hãng khác sử dụng rộng rãi.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines tại Ukraine – Ảnh: Reuters
ICAO đã cho đóng đường bay này sau khi chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ tại miền đông Ukraine vào hôm 17.7, làm toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, theo Reuters.
“Chúng tôi đã bay theo lộ trình này trong nhiều năm. Nó an toàn và đó là lý do vì sao chúng tôi chọn lộ trình này”, ông Liow phát biểu tại cuộc họp báo vào ngày 18.7, nơi phóng viên liên tục đặt câu hỏi vì sao chiếc máy bay lại bay ngang vùng chiến sự.
Video đang HOT
Bộ trưởng giao thông Malaysia còn nói thêm rằng có 15 trong tổng số 16 hãng hàng không thuộc Hiệp hội Hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương bay cùng lộ trình với MH17 và nhiều hãng hàng không châu Âu cũng vậy.
“Nhiều tiếng đồng hồ trước khi vụ việc xảy ra, một số máy bay chở khách thuộc các hãng hàng không khác đã bay theo lộ trình này”, ông Liow nói. “Đã không hề có chỉ đạo yêu cầu thay đổi đường bay vào phút cuối cho phi công MH17″.
Một số hãng hàng không quốc tế, bao gồm Qantas (Úc) và 2 hãng hàng không chính của Hàn Quốc đã thay đổi lộ trình, không bay qua không phận Ukraine từ nhiều tháng trước khi tình hình chiến sự tại đây trở nên căng thẳng.
Theo Thanh Niên
Phát hiện mới: Cú cắt điện bí ẩn của máy bay mất tích MH370
Các nhà điều tra Australia đã phát hiện dấu hiệu của 1 cú cắt điện bí ẩn trong chuyến bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Phát hiện của Cục An toàn giao thông Australia làm dấy lên những câu hỏi về việc, liệu có phải thiết bị buồng lái của máy bay đã bị làm xáo trộn để tránh bị radar phát hiện.
Giai đoạn tìm kiếm mới của chiếc máy bay mất tích có thể mất hơn 1 năm và mở rộng khu vực tìm kiếm ra 23.000 dặm vuông, trong khi trước đó chỉ có 330 dặm vuông.
Trong báo cáo này, các nhà điều tra tiết lộ, hệ thống quản lý dữ liệu vệ tinh của chiếc máy bay Boeing 777 đã cố gắng kết nối với một vệ tinh, khoảng 1 giờ rưỡi sau khi chiếc máy bay rời Kuala Lumpur hôm 8.3. Đề nghị này có khả năng xảy ra do việc mất điện trên máy bay, báo cáo dài 55 trang cho biết.
"Đề nghị kết nối vào giữa chuyến bay là không phổ biến và có thể xảy ra vì một số lý do", bao gồm, gián đoạn nguồn điện của hệ thống dữ liệu vệ tinh máy bay, lỗi phần mềm,...báo cáo cho hay.
Chuyên gia an toàn hàng không David Gleave đến từ Đại học Loughborough nói rằng, sự gián đoạn nguồn điện có thể do ai đó trong buồng lái gây ra, người này cố gắng để tắt các hệ thống liên lạc của máy bay để tránh bị radar phát hiện.
"Đây có thể là một hành động cố ý tắt cả hai động cơ trong một thời gian," ông Gleave nói với tờ Telegraph. Ông nói thêm: "Có thể nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật, nhưng sau đó máy bay sẽ không thể bay tiếp hàng trăm dặm và rồi biến mất ở Ấn Độ Dương".
Công ty viễn thông Inmarsat của Anh xác nhận, có sự gián đoạn nguồn điện trên máy bay nhưng không thể lý giải nguyên nhân của pha cúp điện đó.
Theo các nhà điều tra vụ tai nạn này, máy bay đã hơn 6 lần cố gắng kết nối với các vệ tinh, trong đó có 1 lần lúc 2h25 sáng, chỉ 3 phút sau khi radar của Malaysia thu được tín hiệu của may bay khi nó bay về phía bắc của đảo Sumatra, thay đổi hướng so với kế hoạch ban đầu là đến Bắc Kinh. Nỗ lực kết nối lần cuối cùng được cho là gây ra khi máy bay đâm xuống Ấn Độ Dương.
Theo Lao Động
Toàn bộ hành khách MH370 có thể đã chết ngạt Các hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay Malaysia Airline mất tích MH370 nhiều khả năng đã chết ngạt và được đưa xuống đáy đại dương bằng chế độ lái tự động, báo cáo mới công bố hôm 26/6 của giới chức Australia cho thấy. Theo Reuters, trong báo cáo dày 55 trang, cơ quan an toàn giao thông Australia cho...