Malaysia khai thác du lịch tàu chậm khám phá vẻ đẹp “lãng mạn cổ xưa”
Dịch vụ đường sắt của Malaysia vẫn mang đậm chất lãng mạn cổ xưa, thực sự thu hút rất nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt là những du khách Anh.
Theo trang SCMP, trong cuộc sống hối hả, ông Amirul Ruslan – một người dân Malaysia vẫn muốn tận hưởng cuộc sống trên tuyến đường tàu chậm (Jungle Train) – chuyến tàu ngủ qua đêm dài 526 km của Malaysia về phía bắc đến biên giới Thái Lan.
Hành khách trên dịch vụ giường nằm qua đêm “Jungle Train “, dài 526 km về phía bắc qua trục Bán đảo Malaysia đến biên giới Thái Lan. Ảnh: Amirul Ruslan
Ông Amirul Ruslan giải thích những chuyến tàu chậm mang đến sự lãng mạn cổ xưa và kết nối đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Hay Amirul và những người bạn cũng tham gia chuyến tàu xuyên rừng rậm như một chuyến đi chia tay vào tuần trước.
“Có rất nhiều người trên chuyến tàu để nói chuyện: họ là tiếp viên, những người làm việc trên toa ăn uống hoặc những hành khách khác. Mọi người đều bị hấp dẫn bởi không khí giao lưu văn hóa mà họ có được trong suốt hành trình kéo dài 11 giờ”, Amirul nói thêm.
Chuyến tàu xuyên rừng rậm (Jungle Train) ở Malaysia, dài 480 km, được người Anh xây dựng vào những năm 1910.
Tàu đi chậm xuất phát từ tuyến Bờ Tây đông đúc tại thị trấn giao lộ nhỏ Gemas, cách Kuala Lumpur 110km về phía đông nam. Với giá vé rẻ chỉ 34 ringgit (7,25 USD), xe sẽ di chuyển về phía bắc với tốc độ 80km/h, chạy dọc theo dãy núi Titiwangsa trước khi đến Tumpat, Kelantan, cách biên giới Malaysia và Thái Lan không xa.
Trước năm 2010, du khách và người dân Malaysia thường lựa chọn phương tiện đi tàu chậm trong hành trình dài. Sau đó, dịch vụ này trở thành một phương thức di chuyển không còn khả thi đối với những người bận rộn và có đủ khả năng mua ô tô.
Đặc biệt, sau khi dự án Đường cao tốc Bắc-Nam nối toàn bộ chiều dài Bán đảo Malaysia từ Singapore đến Thái Lan đi vào hoạt động, ô tô và xe buýt nhanh chóng trở thành phương tiện di chuyển mặc định của hầu hết các gia đình người dân Malaysia.
Ngành đường sắt Malaysia cũng chứng kiến sự hồi sinh khi chính phủ đầu tư vào các dự án điện khí hóa mạng lưới đường sắt – một phần trong đó có từ năm 1885 – nhằm ra đời các dịch vụ mới hơn, nhanh hơn.
Vào năm 2010, Dịch vụ Tàu điện (ETS) đã được ra mắt và sau khi nâng cấp đã được người dân đón nhận với hơn 4 triệu chuyến đi vào năm 2023 trên tuyến đường từ Gemas đến Padang Besar, ở biên giới Malaysia với Thái Lan.
Vào tháng 3/2024, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke cũng cho biết 10 chuyến tàu 6 toa mới sẽ được bổ sung vào tuyến đường này, tăng gấp đôi tần suất từ 32 chuyến hàng ngày lên 64 chuyến và gần gấp đôi số hành trình chở khách.
Tuy nhiên, sự phát triển của phương tiện giao thông cũng tiềm ẩn nguy cơ mất đi các dịch vụ cũ.
“Lãng mạn cổ xưa”
Hành khách trên dịch vụ giường nằm của tàu “Jungle Train”, khởi hành từ Gemas và đi về phía bắc với tốc độ 80km/h, chạy dọc theo dãy núi Titiwangsa trước khi đến thị trấn Tumpat, Kelantan. Ảnh: Amirul Ruslan
Video đang HOT
Được người Anh xây dựng vào những năm 1910, đây là tuyến đường sắt duy nhất nối giữa hai bờ biển của bán đảo. Tuyến đường uốn khúc dọc theo thung lũng được tạo thành bởi dãy Titiwangsa, đi chậm lại khi ngoằn ngoèo và rẽ qua những khu rừng rậm rạp, những ngọn đồi đá vôi, băng qua những cây cầu thép cũ, đồn điền dầu cọ và một số thị trấn nhỏ mọc lên như nấm quanh các ga xe lửa, một số trong đó có niên đại từ rất lâu đời.
Đáng chú ý, mặc dù Malaysia đã cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt cũ kỹ bằng các dự án điện khí hóa và đường đôi trên khắp đất nước nhưng sự hoài niệm về quá khứ và sự độc đáo của những chuyến tàu chậm vẫn thu hút người dân địa phương và du khách quốc tế.
Cụ thể, cặp đôi người Úc Jay và Jon, người điều hành kênh YouTube Bucket List Travelers, đã thu hút hơn 500.000 lượt xem cho video vào tháng 5/2023 về hành trình trải nghiệm tàu chậm xuyên rừng ở Malaysia.
Jon, người đã rơi nước mắt khi kể lại những câu chuyện cảm động về lòng hiếu khách mà anh gặp trên tàu chậm: “Hết lần này đến lần khác, người dân Malaysia đã làm chúng tôi ngạc nhiên”.
Trong khi đó, Jay mô tả đây là chuyến hành trình bằng tàu hỏa tuyệt vời nhất của họ trên thế giới.
“Cho đến nay, đây là trải nghiệm rẻ nhất và có giá trị tốt nhất mà chúng tôi từng có”, Jay nói trên kênh YouTube.
Bản thân Amirul cũng nói rằng tôi thực sự yêu thích các chuyến tàu giường nằm và tàu chậm xuyên rừng. Đây là chuyến tàu giường nằm cuối cùng còn sót lại ở Malaysia. Có một sự lãng mạn đặc biệt dành cho những người trải nghiệm: bạn có thể đi lang thang đến toa ăn vào lúc nửa đêm, ngủ ở thành phố này và thức dậy vào lúc bình minh ở một thành phố khác.
Theo ông Amirul, dịch vụ đường sắt của Malaysia vẫn mang đậm chất lãng mạn cổ xưa, thực sự thu hút rất nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt là những du khách Anh, họ thực sự yêu thích điều đó
Nghe nói Pù Luông đang vào mùa lúa xanh mướt đẹp nhất năm, 2N1Đ khám phá "thiên đường giữa đại ngàn" thôi nào!
Tháng 5,6, Pù Luông đang bước vào mùa lúa mới đẹp nhất năm. Còn gì bằng khi được chiêm ngưỡng bức tranh ruộng bậc thang xanh mướt ở "thiên đường giữa đại ngàn" này.
Xách balo lên khám phá Pù Luông 2N1Đ thôi nào!
Thuộc địa phận hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, Pù Luông nằm cách thành phố Thanh Hoá khoảng 130 km. Pù Luông - nơi được ví như "thiên đường giữa đại ngàn" là địa điểm du lịch mới được khai thác thời gian trở lại đây.
Người ta thường hay nhắc Pù Luông với mùa lúa chín với vẻ đẹp trù phú, thơ mộng mà quên mất rằng, vùng đất xinh đẹp của xứ Thanh này còn có mùa lúa xanh vào tháng 5,6 - thời điểm bắt đầu một vụ lúa mới. Lúc này, Pù Luông được khoác trên mình chiếc áo xanh mướt mắt. Khắp các cánh đồng, các khu ruộng bậc thang đều là một màu xanh mơn mởn. Thời điểm này cũng là mùa hè ở Thanh Hóa nhưng Pù Luông có nhiều rừng rậm nhiệt đới, thuộc vùng núi đá vôi nên thời tiết ở đây vẫn rất mát mẻ, dễ chịu bạn nha.
Cùng đọc bài review chia sẻ của cô bạn Cẩm Hằng về chuyến đi 2N1Đ khám phá Pù Luông trong group Check in Vietnam dưới đây bạn nha!
Thời điểm đẹp nhất Pù Luông - tháng 5,6
Cách di chuyển tới Pù Luông
Có 2 loại xe để di chuyển tới Pù Luông: xe limousine giá từ 300k-400.000vnđ/chiều/người và xe thường 16 chỗ giá 250.000 vnđ/chiều/người. Để tiết kiệm một phần chi phí nên nhóm Cẩm Hằng chọn đi xe thường, lúc đi khá thoải mái nha các bạn. Hằng đón xe ở Vincom Nguyễn Chí Thanh lúc 7:30 và tới Pù Luông lúc 11:30, chiều về xuất phát lúc 13:30 và về tới Hà Nội tầm 17:30. Mỗi ngày sẽ có một chuyến xe cố định như vậy.
Nơi lưu trú ở Pù Luông
Hiện tại Pù Luông có rất rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ, bungalow sang - xịn - mịn nhưng chắc hẳn, nổi tiếng nhất Pù Luông thì có lẽ là 2 cái tên: Pù Luông Retreat và Pù Luông Natura. Nhóm Hằng book phòng ở Pù Luông Natura, phòng Suite Valley View New Wing 2 (viết tắt là SV2) - 1 trong những phòng có giá cao nhất ở khu nghỉ dưỡng. Giá tham khảo: 2.250.000/đêm (giá đã sale mùa Covid). Theo chia sẻ của Hằng, nhân viên ở đây rất tận tình, chu đáo, thân thiện.
Lịch trình 2N1Đ gợi ý:
Ngày 1:
- 12:00 Cẩm Hằng nhận phòng, do đi đường xa khá mệt nên cô bạn lên phòng nghỉ ngơi
- 14:00: Check-in "sống ảo" ở Pù Luông Natura - khu nghĩ dưỡng với ti tỉ góc "lên hình" siêu đẹp, đặc biệt vào mùa lúa xanh này.
- 15:00: Đi bơi ở bể bơi view núi
- 18:00: Ăn tối. Nhóm Hằng đặt trước theo set với giá 200.000 vnđ/bữa/người. Ở đây có nhà hàng Á - Âu cho cả du khách nước ngoài. Đồ ăn siêu ngon nên các bạn cứ đặt luôn ở đây nha.
- 19:00: hoạt động ca múa nhạc dân tộc của người Thái diễn ra vào cuối tuần
- Ăn uống xong nhóm cô bạn về bể bơi nằm chill
Phòng ngủ chill chill view đẹp xuất sắc
Một màu xanh xanh đẹp đến mê mẩn của rừng núi và ruộng bậc thang
Ngày 2:
- Vào ngày thứ 2, nếu các bạn muốn ngắm bình minh trên cánh đồng lúa xanh rì thì có thể đi từ lúc 5:30. Khi đó, màu xanh mơn mởn của lúa trở nên rực rỡ, lóng lánh hơn bao giờ hết. 7:00 - 9:00 là thời gian ăn sáng (buffet) ở nơi lưu trú.
- 8:30 nhóm cô bạn Cẩm Hằng thuê xe máy (giá 300.000 vnd/ngày) để bắt đầu cuộc hành trình.
- Địa điểm đầu tiên là Guồng nước suối Chàm. Sau 12km đường đồi núi, Hằng cũng đặt chân tới địa điểm (đi theo google map) này, cô bạn gửi xe ở nhà dân và đi bộ xuống ruộng lúa. Đừng quên chạm tay vào làn nước mát lạnh ở suối bạn nha
- Điểm đến tiếp theo là Thác Hiêu (cách Guồng nước khoảng 11km), có 2 ngã rẽ để chọn giữa Bản Son, Bá, Mười và Bản Hiêu thì Hằng chọn Bản Hiêu vì nó gần hơn. Đường lên thác dốc nên khá khó đi. Nhóm Hằng gửi xe dưới chân núi và đi xe ôm lên. Cảm nhận đầu tiên của cô bạn khi còn chưa thấy thác mà chỉ nghe tiếng nước chảy là "mát lạnh". Đặt chân tới thác rồi, Hằng mới được "vỡ òa" trước khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình, trước sự mát lạnh của dòng thác.
- 11h30 Hằng về đến phòng sau khi trả xe. 12:00 check out nên cô bạn soạn đồ và chuẩn bị trả phòng
- 13:15 xe tới đón quay về Hà Nội.
Dòng thác Hiêu đẹp mát mắt thế này đây
Một vài tips hay ho:
- Nếu đam mê chụp ảnh và cảm thấy những bộ váy Cẩm Hằng mặc trên ảnh đẹp thì các bạn có thể đi thuê như cô bạn nha (váy boho, vintage,... để tránh lãng phí)
- Đêm xuống nhiều muỗi nên khi đi, các bạn nhớ mang xịt chống muỗi đi và tối đi ngủ thả màn xuống nha
- Trước khi đi nhớ xem dự báo thời tiết
Nếu bạn đang muốn tìm một nơi tránh nóng, tránh cái nhịp sống ồn ào của thành phố thì hãy thử ghé Pù Luông, Thanh Hóa mùa này nhé! Để đắm mình trong sắc xanh mướt của lúa, để hòa mình trong bức tranh thiên nhiên hoang sơ.
Khám phá Ashinoko - Một trong những hồ đẹp nhất ở Nhật Bản Được bao quanh bởi rừng rậm, những ngọn núi cao chót vót và bầu trời xanh bao la, hồ Ashinoko (hay hồ Ashi) thực sự giống như một bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Nó gây thương nhớ du khách bởi có cổng torii màu đỏ tươi với nền núi Phú Sĩ hùng vĩ thấp thoáng phía xa, hồ Ashinoko nằm ở...