Malaysia hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc, ủng hộ thành viên Philippines
Trước sự thua thiệt từ tranh chấp bãi cạn Scarborough hiện nay với Trung Quốc, Philippines tiếp tục kiên trì tìm mọi cách để đòi lại.
Ngày 30/5, tờ “Philippines Daily Inquirer” Philippines cho biết, về sự kiện đối đầu bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc, Phó Tổng thống Philippines ra tuyên bố cho biết, Malaysia ủng hộ phương thức giải quyết hòa bình của Philippines, kêu gọi căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), đưa vấn đề này trình lên trọng tài Tòa án Luật biển Liên Hợp Quốc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần khăng khăng khẳng định bãi cạn Scarborough mà họ gọi “đảo Hoàng Nham” là “lãnh thổ vốn có” của Trung Quốc, “từ trước đến nay không tồn tại tranh chấp”; rồi thúc giục Philippines “thực sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, chấm dứt mọi khiêu khích”.
Ngày 28/5, mặc dù Trung Quốc và Philippines vẫn đang xảy ra căng thẳng trong tranh chấp bãi cạn Scarborough, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã một cuộc hội đàm ngắn tại Phnom Penh, Thủ đô Campuchia. Trong hội đàm, tướng Lương Quang Liệt tuyên bố: bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham) là của Trung Quốc (!?).
Theo tuyên bố của Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay, ngày 29/5, khi hội kiến với Phó Tổng thống Philippines, Thủ tướng Malaysia Najib đã đưa ra quan điểm nêu trên. Binay nói, ông đã nói với Najib về lập trường xử lý tranh chấp biển Đông của Chính phủ Philippines, hai bên đều đồng ý giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, Binay còn cho biết, Najib mong muốn tất cả những nước Đông Nam Á có liên quan đến chủ quyền trên biển Đông bao gồm Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei tổ chức hội nghị thảo luận cách thức, biện pháp giải quyết vấn đề biển Đông.
Sự kiện bãi cạn Scarborough đã kéo dài hơn 1 tháng. Trung Quốc bằng nhiều cách thức khác nhau, nhất là dùng thế mạnh về sức mạnh (quân sự, Hải giám, Ngư chính, tàu cá…) đã áp đảo Philippines ở vùng biển bãi cạn Scarborough, giành lấy quyền kiểm soát thực tế khu vực này từ tay Philippines. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, họ đã 7 lần đưa ra phản đối ngoại giao đối với Trung Quốc, yêu cầu tàu thuyền Trung Quốc rút khỏi vùng biển bãi cạn Scarborough.
Ngày 28/5, trong cuộc gặp gỡ “mặt đối mặt” với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Lương Quang Liệt cũng lớn tiếng nói rằng: “Bãi cạn Scarborough là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu Philippines thiết thực tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc, giữ bình tĩnh, kiềm chế, thận trọng trong lời nói và hành động, bằng hành động thiết thực bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực” (!).
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra rả nói rằng, Trung Quốc luôn nỗ lực thông qua “hiệp thương ngoại giao” song phương để giải quyết tình hình hiện nay, yêu cầu Philippines “chấm dứt mọi hành động gây hấn, thực sự có thiện chí, tiến hành đối thoại nghiêm túc với Trung Quốc” (!).
Một số nhà bình luận cho rằng việc gây hấn và đe đoạ Philippines của Trung Quốc cũng giống như hành động của một kẻ gây sự, xông thẳng vào tát vào mặt người ta sau đó bắt họ kiềm chế!
Tàu chiến Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong một động thái khác có liên quan, dường như đã nhìn rất rõ ý đồ của Trung Quốc khống chế ASEAN về vấn đề biển Đông thông qua các nước không có tranh chấp trực tiếp như Campuchia, hôm nay 30/5 Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Phó Tổng thống Philippines, Jejomar Binay thống nhất kêu gọi 4 quốc gia thành viên ASEAN có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei nên nhóm họp riêng với nhau để bàn bạc làm thế nào giải quyết bế tắc sau sự kiện căng thẳng trên bãi Scarborough bắt đầu từ hôm 10/4. – Hồng Thuỷ/GDVN
Theo GDVN
Các tướng lĩnh mạnh nhất về Biển Đông của Trung Quốc đang ở Campuchia
Vấn đề thể hiện rất rõ, đó là Trung Quốc rất sợ đưa tranh chấp biển Đông ra trọng tài quốc tế mà Bắc Kinh vẫn gọi là "quốc tế hóa vấn đề biển Đông", hay nói cách khác là làm lớn chuyện. Bắc Kinh khăng khăng đòi các bên đàm phán tay đôi, yêu cầu Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc hay bất cứ bên thứ 3 nào không có tranh chấp "miễn can dự".
Tân Hoa Xã ngày 29/5 đưa tin, trong chuyến thăm Campuchia bên lề hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 6, ngày 28/5 ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã có buổi hội đàm với người đồng cấp Philippines, Bộ trưởng Voltaire Gazmin.
"Căng thẳng Scarborough hoàn toàn do Philippines"
Đề cập đến căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines xoay quanh chủ quyền bãi Scarborough, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho rằng căng thẳng lần này hoàn toàn do phía Philippines "sử dụng vũ lực quấy rối hoạt động đánh cá của ngư dân Trung Quốc" gây ra.
Tướng Lương Quang Liệt và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines trong lần gặp nhau gần nhất bên lề đối thoại Shangri-la năm ngoái
Đồng thời, tướng Lương Quang Liệt cho rằng, Bắc Kinh luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác quân sự Trung Quốc - Philippines "và đã có nhiều động thái thúc đẩy tích cực" quan hệ song phương này. Thực tế những gì diễn ra trên bãi cạn Scarborough thời gian qua có giống như ông Lương Quang Liệt nói?
Ngư dân Philippines bị tàu Trung Quốc xua đuổi khỏi ngư trường quen thuộc trên bãi cạn Scarborough đúng thời kỳ "lệnh cấm đánh bắt cá" nhưng có 17 tàu cá Trung Quốc vẫn đánh bắt bình thường "bất chấp" cả lệnh cấm từ Bắc Kinh
Ngư dân Philippines phải tìm vùng biển khác khai thác mà không thể trở về ngư trường quen thuộc ở đầm phá Scarborough trong khi đó ngư dân Trung Quốc ra sức tận thu các nguồn lợi thủy hải sản bất chấp lệnh đánh bắt cá (phi lý) do chính Bắc Kinh đưa ra. Ấy vậy mà ông Lương Quang Liệt vẫn cứ đổ tội cho Philippines "làm phức tạp tình hình"?!Thực tế những gì đang diễn ra trên bãi cạn Scarborough dường như đi ngược lại với những cáo buộc không tiếc lời của ông Lương Quang Liệt đối với Philippines, trong khi Philippines duy trì 2 tàu công vụ trên khu vực bãi cạn này thì Trung Quốc kéo ra gần 100 tàu, trong đó có 6 tàu công vụ.
Những ngày qua lực lượng Cảnh sát biển Philippines dùng xuồng cao su để theo dõi, thu thập bằng chứng về các hoạt động của tàu Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough
Về phía Philippines, trả lời báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho hay, hai bên đã đạt được 3 điểm thỏa thuận chung: Không có hành động, không đưa tin làm phức tạp thêm tình hình, mở các kênh đối thoại cho đến khi tìm được giải pháp hòa bình giải quyết căng thẳng trên bãi cạn Scarborough. Vừa đấm, vừa xoa
Đáng chú ý, trong phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc sang Camphuchia, tháp tùng ông Lương Quang Liệt có Lý Tác Thành, Phó tư lệnh quân khu Thành Đô và Điền Nghĩa Công, Phó chính ủy quân khu Quảng Châu, đơn vị cùng với hạm đội Nam Hải "phụ trách" khu vực biển Đông.
Lý Tác Thành (trái) Phó tư lệnh quân khu Thành Đô và Điền Nghĩa Công, Phó chính ủy quân khu Quảng Châu được cho là 2 tướng nắm chắc cục diện biển Đông tháp tùng ông Lương Quang Liệt đi Camphuchia
Hai viên tướng này đều là những người nắm chắc tình hình quân sự khu vực Tây Nam Trung Quốc, đặc biệt là biển Đông. Tờ Epoch Times nhận định, việc đưa 2 viên tướng lãnh đạo chủ chốt của quân khu Thành Đô và Quảng Châu, một phần là họ nắm chắc cục diện Đông Nam Á và biển Đông, một mặt nhằm phát đi thông điệp "uy hiếp" Philippines.Một động thái "lạ" nữa từ giới chức lãnh đạo quân đội Trung Quốc là những phản ứng khác nhau của họ đối với các bên tranh chấp trên biển Đông. Tướng Lương Quang Liệt được cho là người theo đuổi quan điểm cứng rắn trên biển Đông.
Ông Lương Quang Liệt trả lời câu hỏi đài Phượng Hoàng: Đối với biển Đông, lúc cần thiết quân đội (Trung Quốc) có ra tay không?
Lần đầu tiên tướng Lương Quang Liệt nhắc tới vấn đề "sẵn sàng chiến đấu" được giới phân tích Đài Loan cho là nhằm vào biển Đông diễn ra trong khoảng thời gian từ 6/4 đến 16/4 khi ông đang đi thực tế đại quân khu Quảng Châu.Lần thứ 2, một thông điệp mang tính cứng rắn hơn, rõ ràng hơn được Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đề cập tới khi trả lời câu hỏi của đài Phượng Hoàng - Hồng Kông hôm 25/4: Đối với vấn đề biển Đông, khi cần thiết quân đội (Trung Quốc) có nên ra tay không? "Cái này còn phải chờ xem (chiến lược) ngoại giao quốc gia thế nào!".
Với một thông điệp như vậy, người ta không mấy khó khăn để nhận ra ý tứ của ông Lương Quang Liệt, có thể lý giải câu trả lời của ông là, chỉ cần bên ngoại giao (lãnh đạo Trung Quốc) yêu cầu, quân đội nước này sẽ sẵn sàng "ra tay", theo đúng từ mà phóng viên đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi.
Thời điểm này căng thẳng trên bãi Scarborough đang tiếp tục leo thang, phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dường như là một tín hiệu "bật đèn xanh" cho các đơn vị quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho một giải pháp quân sự trên biển Đông.
Hoàng Thiện Xuân (trái) Chính ủy quân khu tỉnh Quảng Đông và Lý Sỹ Hồng (phải), Phó tham mưu trưởng hạm đội Nam Hải tiền hô hậu ủng, chủ động đánh tiếng bóng gió về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực trên biển Đông đúng lúc căng thẳng Scarborough leo thang sau phát biểu trên của ông Lương Quang Liệt
Không lâu sau, ngày 1/5 tại Hồng Kông, Lý Sỹ Hồng, thiếu tướng, Phó tham mưu trưởng hạm đội Nam Hải bất ngờ lên tiếng khẳng định, chỉ cần quân ủy trung ương yêu cầu (ra tay trên bãi Scarborough/biển Đông) hạm đội Nam Hải sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Bên lền đại hội đảng bộ Quảng Đông, ngày 14/5 Hoàng Thiện Xuân, thiếu tướng, Chính ủy quân khu tỉnh Quảng Đông chủ động lên tiếng chia sẻ với báo giới dưới hình thức "trả lời thắc mắc, quan tâm của cư dân mạng" (cái cớ để Hoàng Thiện Xuân bộc lộ ý đồ) về khả năng "đánh" (Philippines) trên bãi Scarborough theo kiểu "quân đội Trung Quốc có đủ quyết tâm và năng lực bảo vệ" Scarborough.
Không phải ngẫu nhiên khi hai viên tướng chỉ huy hai đơn vị chủ lực trực tiếp phụ trách khu vực biển Đông lại đồng thời chủ động đánh tiếng, bóng gió xa xôi về một giải pháp quân sự trên biển Đông như vậy nếu như không có phát biểu nửa kín nửa hở "Cái này còn chờ xem (chiến lược) ngoại giao quốc gia thế nào!" của ông Bộ trưởng.
Nhưng đúng thời điểm ông Lương Quang Liệt đổ hết trách nhiệm vụ căng thẳng trên bãi Scarborough lên đầu Philippines, hôm 28/5 tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội trung Quốc lên tiếng trả lời đài Phượng Hoàng, vấn đề biển Đông tạm thời không dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ cái Trung Quốc gọi là "chủ quyền".
Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc
"Chúng tôi có năng lực để bảo vệ lãnh hải của chúng tôi, nhưng chúng tôi hiện tại không chuẩn bị sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ, nếu như để đến mức đó thì (sử dụng vũ lực) là biện pháp cuối cùng", ông Mã Hiểu Thiên nhấn mạnh, "hiện tại chúng tôi thông qua đàm phán song phương, thông qua một số kênh dân sự để giải quyết, đó là phương án tốt nhất."Có thể thấy rằng, "đàm phán tay đôi" theo chiến lược bẻ từng chiếc đũa là chiến lược thống nhất của Trung Quốc trên biển Đông, tuy nhiên thái độ của tướng Mã Hiểu Thiên có phần thận trọng hơn thượng cấp của ông, Bộ trưởng Lương Quang Liệt.
Tìm mọi cách gây sức ép với Philippines và các bên liên quan
Giới phân tích quân sự Đài Loan nhận định rằng, ít nhiều đang có sự chia rẽ về quan điểm xử lý vấn đề biển Đông trong giới lãnh đạo Trung Quốc, mà điển hình là tướng Lương Quang Liệt thiên về một giải pháp mang tính cứng rắn trong khi nhiều quan chức khác lại mềm mỏng và thận trọng hơn.
Chưa biết thực hư nội bộ giới chỉ huy cấp cao quân đội Trung Quốc có "mâu thuẫn" trong quan điểm xử lý tranh chấp biển Đông hay không, nhưng thực tế những động thái ấy dễ khiến người ta nghĩ rằng nó đơn giản là nước cờ nghi binh, kẻ đấm người xoa, vừa đe dọa vừa vỗ về đối với Philippines và các bên liên quan?!
Giới chức cấp cao nhất của Nhà Trắng đang hối thúc quốc hội Mỹ thông qua việc Mỹ phê chuẩn Công ước biển Liên Hợp Quốc đánh dấu sự quay trở lại biển Đông thực sự của Mỹ, điều khiến Trung Quốc lo sợ nhất
Chuyến công du Camphuchia lần này của ông Lương Quang Liệt có thể có nhiều mục đích, một trong số đó là can thiệp vào nội khối ASEAN về vấn đề biển Đông, tìm cách áp đặt quan điểm đàm phán tay đôi với từng bên liên quan, đồng thời lôi kéo các bên còn lại không có tranh chấp trực tiếp ngả theo hướng Trung Quốc, hoặc chí ít là im lặng, mũ ni che tai khi ASEAN cần một tiếng nói chung trên bàn đàm phán với Trung Quốc.Nhưng một vấn đề thể hiện rất rõ, đó là Trung Quốc rất sợ đưa tranh chấp biển Đông ra trọng tài quốc tế mà Bắc Kinh vẫn gọi là "quốc tế hóa vấn đề biển Đông", hay diễn đạt bằng cách khác mà TQ vẫn thường nói đó là "làm lớn chuyện". Bắc Kinh khăng khăng đòi các bên đàm phán tay đôi, yêu cầu Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc hay bất cứ bên thứ 3 nào không có tranh chấp "miễn can dự".
Theo GDVN
Biển Đông: Một nước ASEAN muốn làm trung gian hoà giải TQ- Philippines Có nguồn tin cho biết, đây không phải là sự sắp xếp cố ý, hội nghị được sắp xếp theo chữ cái liên quan đến tên quốc gia, Trung Quốc là C, tiếp theo chính là Philippines với chữ F. Tàu Hải giám-75 của Trung Quốc. Trang mạng Chinapress đưa tin, sau khi tham dự Hội nghị chuyên đề của Diễn đàn Hải...