Malaysia giam chân 315 công dân Triều Tiên, cấm xuất cảnh
Phó Thủ tướng của Malaysia ngày 12.3 xác nhận, tổng cộng có 315 công dân Triều Tiên đang lưu trú tại Malaysia và tất cả họ đều bị cấm rời khỏi nước này trong bối cảnh Kuala Lumpur và Bình Nhưỡng căng thẳng vì vụ giết hại ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Cảnh sát Malaysia bên ngoài đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur.
Phát biểu với báo giới, Phó Thủ tướng Malaysia, Ahmad Zahid Hamidi khẳng định rằng có tổng cộng 2.453 công dân Triều Tiên đã đến Malaysia từ năm 2014 đến năm 2017, nhưng số liệu thống kê mới nhất cho thấy chỉ còn 315 người vẫn đang lưu trú ở nước này.
Con số trên thấp hơn ước tính trước đó của một quan chức chính phủ Malaysia, người từng nói với hãng tin AP rằng có khoảng 1.000 công dân Triều Tiên đang ở Malaysia.
Những công dân Triều Tiên đang sống ở Malaysia bao gồm các sinh viên, một số người tham gia chương trình cư trú “Malaysia: Ngôi nhà thứ 2 của tôi” và những công nhân làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Video đang HOT
Ông Ahmad Zahid Hamidi cũng cho biết rằng, cơ quan chức năng Malaysia sẽ không giám sát hoạt động của 315 người này, song Kuala Lumpur vẫn sẽ duy trì những biện pháp đề phòng trong một số tình huống, đặc biệt là khi có các “phần tử xấu” xuất hiện
Ngoại trưởng Anifah Aman ngày 11.3 nhấn mạnh, Kuala Lumpur hy vọng sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức với Triều Tiên trong vài ngày tới nhằm giải phóng 9 công dân Malaysia vẫn đang bị mắc kẹt ở Bình Nhưỡng, bao gồm 3 viên chức sứ quán và các thành viên gia đình họ.
Ông Anifah cũng khẳng định rằng, việc trả thi thể của Kim Jong-nam theo yêu cầu của Bình Nhưỡng sẽ là một phần của chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán.
Triều Tiên đã yêu cầu Malaysia trả thi thể ông Kim Jong-nam ngay từ đầu cuộc điều tra cái chết của ông này tại sân bay Kuala Lumpur ngày 13.2 và phản đối việc Malaysia khám nghiệm tử thi.
Bình Nhưỡng cũng từ chối thừa nhận rằng, nạn nhân là ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Kim Jong-un và chỉ luôn khẳng định nạn nhân là Kim Chol. Đây là tên trên hộ chiếu ngoại giao ông Kim Jong-nam thường sử dụng.
Hôm thứ 10.3, cảnh sát Malaysia đã xác nhận rằng, Kim Chol và Kim Jong Nam là cùng một người, nhưng từ chối không cho biết, họ đã xác định danh tính nạn nhân như thế nào.
Theo Kyodo News ngày 12.3, chính Nhật Bản đã cung cấp dấu vân tay và ảnh chân dung giúp Malaysia nhận dạng Kim Jong-nam.
Theo Danviet
Nghi phạm Triều Tiên vụ ông Kim Jong-nam bị nghi từng là nhà ngoại giao tại Indonesia
Một trong 4 nghi phạm chính trong vụ người đàn ông Triều Tiên bị sát hại ở Kuala Lumpur từng là quan chức đại sứ quán Triều Tiên tại Jakarta, đài NHK dẫn nguồn tin chính phủ Indonesia ngày 12/3 cho biết.
Người nghi là ông Kim Jong-nam tại sân bay Kuala Lumpur sáng 13/2 trước khi đột tử. (Ảnh: Star)
Nguồn tin chính phủ Indonesia cho biết với NHK rằng, giới tình báo nước này tin rằng, ông O Joong Gil từng là bí thư thứ hai đại sứ quán Triều Tiên tại Jakarta. Ông này làm việc tại Jakarta cho đến năm 2015, sau đó được điều chuyển sang đại sứ quán Triều Tiên ở Campuchia.
Cảnh sát Malaysia tin rằng, ông O Joong Gil là 1 trong 4 nghi phạm chính trong vụ sát hại công dân Triều Tiên mang hộ chiếu Kim Chol ở sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2. Malaysia đã đề nghị Bình Nhưỡng hợp tác giao những người này cho phía cơ quan điều tra.
Cảnh sát Malaysia cho rằng, ông O đã tới Indonesia vào tháng 1 năm nay và gặp gỡ Siti Aishah, một trong hai nữ nghi phạm đang bị phía Malaysia tạm giữ và bị buộc tội mưu sát.
Siti Aishah và nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương (quốc tịch Việt Nam) bị cáo buộc đã sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol tại sân bay Kuala Lumpur hồi tháng trước. Cảnh sát Malaysia hôm 10/3 đã chính thức xác nhận nạn nhân là ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, và cho biết thi thể nạn nhân sẽ được chôn ở Malaysia nếu cuối cùng không có người nhà nạn nhân tới nhận bàn giao.
Trong khi đó, đến nay Triều Tiên chỉ công nhận đây là công dân của họ mang tên Kim Chol và có thể đột tử do tiểu sử bệnh tim.
Cuộc điều tra liên quan đến cái chết của người đàn ông này đã kéo theo cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Malaysia và Triều Tiên. Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman hôm qua cho biết, hai bên sẽ bắt đầu đàm phán chính thức về việc trả lại quyền tự do đi lại cho 9 công dân Malaysia tại Bình Nhưỡng trong vài ngày tới.
Minh Phương
Theo NHK
Chuyên gia tội phạm Malaysia: Đoàn Thị Hương có thể là 'bia đỡ đạn' Trao đổi với Zing.vn, Tiến sĩ Geshina Ayu Mat Saat cho rằng Đoàn Thị Hương có thể bị dụ dỗ nhưng đáng tiếc là các bằng chứng hiện tại về hành động gây án của cô đều rất rõ ràng. Tiến sĩ Geshina hiện là giảng viên trường Universiti Sains Malaysia, ngôi trường nhiều năm trong Top 500 đại học hàng đầu thế...