Malaysia ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày cao nhất từ đầu dịch
Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn nguồn Bộ Y tế Malaysia cho biết trong ngày 8/2, nước này đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày cao nhất từ đầu dịch với 24 ca, nâng tổng số ca không qua khỏi lên 896 người.
Cùng ngày, Malaysia ghi nhận thêm 3.100 người dương tính với virus SARS-Cov-2, nâng tổng số ca nhiễm lên 245.552 người. Hiện Malaysia có 51.977 ca đang được điều trị tại các bệnh viện và các trung tâm cách ly.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia, ngày 8/1. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tiến sĩ Ummirul Mukmimin Kahar tại Viện Nghiên cứu gene di truyền Malaysia, thuộc Viện Công nghệ Sinh học Quốc gia Malaysia (NIBM), cần 1 năm để đạt được miễn dịch cộng đồng đối với virus SARS-Cov-2 thông qua Kế hoạch quốc gia về tiêm chủng vaccine COVID-19. Nhà khoa học này cho rằng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, 80% dân số Malaysia cần được tiêm chủng. Quốc gia Đông Nam Á này sẽ nhận lô vaccine của Pfizer/BioNTech vào cuối tháng 2 và những người làm việc tại tuyến đầu sẽ là nhóm đầu tiên được tiêm vaccine. Kế hoạch tiêm vaccine sẽ được chia thành 3 giai đoạn và kéo dài tới tháng 2/2022. Ông cho biết việc tiêm chủng sẽ được thực hiện tại 600 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc dưới sự giám sát của Bộ Y tế, các bệnh viện cùng các trường đại học.
Ngoài sản phẩm của Pfizer/BioNTECH, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Quốc gia (NPRA) thuộc Bộ Y tế Malaysia đã phê chuẩn các loại vaccine do AstraZeneca/Đại học Oxford, Sinovac Biotech và Viện nghiên cứu Gamaleya sản xuất. Hiện chương trình thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 3 của Malaysia đã được triển khai từ ngày 21/1. Bộ Y tế nước này cho hay có 990 tình nguyện viên đã đồng ý tham gia, trong đó 208 người đã được tiêm liều vaccine đầu tiên hoặc giả dược và đang tiếp tục tìm kiếm thêm tình nguyện viên.
Cùng ngày 8/2, Chính phủ Indonesia đã quyết định kéo dài lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách nước ngoài thêm 2 tuần, tới ngày 22/2 tới trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Lực lượng đặc nhiệm quốc gia chống COVID-19, ông Wiku Adisasmito nói: “Về nguyên tắc, tất cả người nước ngoài vẫn bị cấm nhập cảnh vào Indonesia”. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ gồm những người cư trú dài hạn, những người đến từ các quốc gia có thỏa thuận hành lang đi lại với Indonesia và những người được các bộ hoặc cơ quan Indonesia cấp phép đặc biệt vẫn được phép nhập cảnh song phải áp dụng các quy trình y tế, bao gồm thời gian cách ly 5 ngày. Ông Adisasmito cho hay các quan chức chính phủ từ cấp bộ trưởng trở lên mang hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao, cũng như các trưởng cơ quan đại diện nước ngoài tại Indonesia và gia đình của họ đều không bị cách ly.
Hồi tháng 12/2020, Chính phủ Indonesia đã cấm những người nước ngoài nhập cảnh, ngoại trừ các quan chức cấp bộ và những người cư trú dài hạn, sau khi xuất hiện các biến thể mới dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết trong dịp Tết Nguyên đán và kỳ nghỉ cuối tuần từ ngày 12-14/2 tới, viên chức, công chức, binh sĩ và cảnh sát sẽ bị cấm ra khỏi các thành phố.
Ngày 8/2, Indonesia ghi nhận thêm 8.242 ca mắc COVID-19, nâng tổng số người mắc bệnh tại quốc gia này lên 1.652.958 ca, cao nhất ở Đông Nam Á, trong đó 31.763 ca tử vong.
Dịch COVID-19 tại ASEAN hết 9/11: Toàn khối trên 1 triệu ca bệnh; 24.193 người tử vong
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/11, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 6.496 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 24.190 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 2/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN vẫn có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực. Tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" vẫn duy trì đà tăng nhiệt sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu, số ca mắc mới cao, song số ca tử vong tiếp tục đà giảm những ngày gần đây. Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang hiện hữu khi nước này ghi nhận 972 ca bệnh phát sinh và 8 ca tử vong trong 1 ngày qua.
Myanmar dịch bệnh đang ngày càng nghiêm trọng với việc nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng nhanh. Tình hình tại quốc gia thành viên ASEAN này hiện rất đáng lo ngại với 598 ca bệnh mới và 17 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua.
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại Lembang, Tây Java, Indonesia, ngày 29/10/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 24.193 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 208 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 1.005.792 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 873.503 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Có Lào, Brunei và Timor Leste là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 9/11.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 9/11:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 440,569 2,853 14,689 75 372,266 Philippines 398,449 2,058 7,647 108 361,784 Myanmar 61,975 598 1,437 17 46,661 Singapore 58,064 8 28 57,981 Malaysia 41,181 972 294 8 29,579 Thái Lan 3,840 3 60 3,661 Việt Nam 1,215 2 35 1,087 Campuchia 297 2 288 Brunei 148 3 144 Timor-Leste 30 29 Lào 24 23
Ngày 8/11, thủ đô Jakarta của Indonesia đã quyết định kéo dài các biện pháp hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) thêm 14 ngày kể từ ngày 9/11 trong bối cảnh thành phố vẫn tiếp tục nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Chính quyền thành phố cho biết số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn đã giảm 55% trong vòng 14 ngày qua, từ mức 12.481 ca vào ngày 24/10 xuống còn 8.026 ca vào ngày 7/11 vừa qua. Theo Thống đốc Jakarta Anies Baswedan, chính quyền sẽ chỉ áp dụng chính sách "phanh khẩn cấp" (áp đặt PSBB toàn diện), nếu xu hướng lây nhiễm nghiêm trọng đến mức có thể làm tê liệt hệ thống chăm sóc y tế.
Trước đó, vào ngày 14/9, thành phố Jakarta đã tái áp đặt PSBB toàn diện sau khi ghi nhận sự gia tăng đột biến các ca nhiễm mới. Chính quyền đã nới lỏng các hạn chế hôm 12/10 mặc dù vẫn ghi nhận hơn 1.000 nhiễm mới mỗi ngày. Thống đốc Anies cho biết số liệu của các nhà dịch tễ học đã chỉ ra rằng PSBB đã giúp Jakarta kiểm soát đại dịch. Tuy nhiên, ông cảnh báo dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn, đồng thời kêu gọi người dân thủ đô tuân thủ các quy trình y tế nghiêm ngặt.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Medan, Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 2/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo thống kê của chính quyền thành phố Jakarta, tỷ lệ sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện được chỉ định điều trị bệnh nhân COVID-19 đã giảm từ mức 66% vào ngày 10/10 xuống còn 56% vào ngày 7/11. Trong khi đó, thống kê của Trường Y tế công thuộc Đại học Indonesia cho thấy tỷ lệ người dân tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội và đeo khẩu trang hiện ở mức tương ứng là 60% và 70%. Nghiên cứu này cũng cho rằng tỷ lệ đeo khẩu trang tại Jakarta phải đạt tối thiểu 80% mới có thể hạn chế dịch bệnh lây lan.
Ngày 8/11, chính quyền Jakarta đã xác nhận thêm 826 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực thủ đô của Indonesia lên mức 112.027 ca, trong đó 2.366 ca tử vong.
Học sinh Campuchia đeo khẩu trong phòng dịch. Ảnh: The Daily Item
Bộ Y tế Campuchia thông báo cho biết nước này đã ghi nhận thêm 3 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
Theo đó, các ca nhiễm mới nói trên gồm Đại sứ Hungary tại Campuchia; nghị sĩ Quốc hội Campuchia Suos Yara; và Phó Tổng thư ký Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia Sar Chetra. Tổng cộng, Bộ Y tế Campuchia đã ghi nhận có 300 trường hợp lây nhiễm COVID-19 tại nước này, trong đó 288 ca đã bình phục và không có ca tử vong nào.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thông báo trên trang Facebook cá nhân rằng ông cùng phu nhân và 18 vệ sĩ đã có kết quả âm tính trong lần xét nghiệm COVID-19 thứ hai. Ông Hunsen cho biết mặc dù có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 trong lần xét nghiệm thứ 2 song ông vẫn phải tự cách ly cũng như phải trải qua 2 lần kiểm tra nữa vào ngày 14/11 và 18/11.
Dịch COVID-19 làm giảm hoạt động lễ nghi tại Campuchia. Ảnh: CTV News
Ngoài ra, ông cho biết khoảng hơn 900 người từng tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Péter Szijjártó trong chuyến thăm của ông này tới Campuchia ngày 3/11 cũng phải tự cách ly. Những người này sẽ không phải tự cách ly khi có kết quả xét nghiệm âm tính. Bộ Y tế Campuchia cùng chính quyền thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal sẽ giám sát chặt chẽ những người trong diện cách ly này.
Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Péter Szijjártó đã được xác nhận có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Bangkok (Thái Lan) sau khi rời Phnom Penh ngày 3/11, kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia một ngày.
WHO trấn an về chủng nCoV mới WHO nói chủng virus đột biến ở Anh là một phần bình thường trong quá trình tiến hóa của virus, không gây tử vong cao hơn các biến thể khác. "Chúng ta phải tìm ra sự cân bằng. Điều rất quan trọng là phải minh bạch, phải nói cho công chúng biết tình hình như thế nào, nhưng điều quan trọng khác là...