Malaysia ghi nhận số ca nhiễm trong ngày ở mức cao nhất trong hơn 3 tháng qua
Ngày 13/5, Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này ghi nhận thêm 4.855 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong 24 giờ qua – mức cao nhất kể từ ngày 31/1, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 458.077 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Mức tăng mới nhất này phần nào là do các biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh. Malaysia cũng ghi nhận thêm 27 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 1.788 ca.
Đầu tuần này, Bộ Y tế Malaysia cảnh báo số ca nhiễm trong ngày có thể lên tới 5.000 ca vào giữa tháng 5, mức cao nhất kể từ cuối tháng 1 vừa qua.
Video đang HOT
Cùng ngày, giới chức bang Uttar Pradesh đông dân nhất của Ấn Độ thông báo sẽ chi tới 1,36 tỷ USD để mua vaccine ngừa COVID-19. Bang Uttar Pradesh có động thái trên trong bối cảnh nhiều bang ở Ấn Độ phải giảm quy mô tiêm chủng do thiếu vaccine nghiêm trọng giữa lúc số mắc COVID-19 ở nước này tăng cao ở mức kỷ lục.
Chính quyền bang Uttar Pradesh đã tiến hành đàm phán sớm trong tuần này với các hãng dược như Pfizer của Mỹ hay công ty Dr. Reddys Laboratories của Ấn Độ chuyên phân phối vaccine Sputnik V của Nga.
Theo phát ngôn viên của bang Navneet Sehgal, chính quyền bang cũng tiến hành các cuộc đàm phán ban đầu với các công ty sản xuất vaccine của Ấn Độ gồm Viện Serum vốn được cấp phép sản xuất vaccine của AstraZeneca và Novavax, công ty Bharat Biotech và nhà sản xuất dược phẩm Cadila Healthcare, là những nhà cung cấp toàn cầu, để mua 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong vài tháng tới. Ông cho biết hãng dược phẩm Johnson&Johnson cũng có thể xác nhận tham gia đấu thầu vào chiều 13/5 thông qua thư điện tử.
Trong khi đó, Hội đồng cố vấn kỹ thuật miễn dịch quốc gia (NTAGI) của Chính phủ Ấn Độ ngày 13/5 đã khuyến nghị tăng thời gian giữa 2 liều vaccine Covishield ngừa COVID-19 lên 12-16 tuần, thay vì từ 4-8 tuần như trước đây. Tuy nhiên, NTAGI không đề xuất thay đổi về thời gian giữa 2 mũi tiêm Covaxin.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhhi, các khuyến nghị trên được đưa ra trong bối cảnh một số bang báo cáo tình trạng thiếu vaccine và trì hoãn việc tiêm phòng COVID-19 cho những người từ 18-45 tuổi. Một số bang và lãnh thổ liên bang như Delhi, Maharashtra, Karnataka và Telangana đã quyết định mở thầu quốc tế để mua vaccine phòng COVID-19 khi nguồn cung trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Các khuyến nghị của NTAGI được đưa ra sau cuộc họp gần đây của cơ quan này và sẽ được gửi tới Hội đồng chuyên gia quốc gia về quản lý vaccine ngừa COVID-19 (NEGVAC).
Cùng ngày, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) thông báo Maldives đã cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V của Nga, trở thành quốc gia thứ 64 trên thế giới sử dụng vaccine này.
Malaysia chú trọng đẩy mạnh chương trình tiêm chủng quốc gia
Ngày 27/4, tại trụ sở Bộ Y tế Malaysia đã diễn ra lễ kỷ niệm Ngày tiêm chủng quốc gia nhân Tuần lễ tiêm chủng thế giới 2021 (từ ngày 24-30/4). Chủ đề của Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm nay là: "Vaccine đưa chúng ta đến gần nhau hơn".
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 26/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Y tế Adham Baba cho biết Chính phủ Malaysia đã chi 2.800 tỷ ringgit (hơn 683 tỷ USD) cho các chương trình tiêm chủng quốc gia kể từ năm 1957, năm quốc gia Đông Nam Á này giành được độc lập. Điều này phản ánh cam kết của chính phủ trong việc nô lưc bảo vệ sưc khỏe ngươi dân và đạt miễn dịch cộng đồng nhằm kiềm chế sự lây lan của các dịch bệnh như bại liệt và lao phổi. Ông nhấn mạnh các chương trình tiêm chủng của chính phủ, đặc biệt giành cho trẻ em, sẽ tiếp tục được tiến hành mặc dù đất nươc đang phải ưng phó với đại dịch COVID-19 và thực thi Lệnh kiểm soát dịch chuyển (MCO). Theo ông, hiên việc thực hiện tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ em tại Malaysia đáp ứng mục tiêu của Tô chưc Y tê Thê giơi (WHO), vốn quy định trẻ em phải được tiêm hơn 95% các loại vaccine quan trọng trong các chương trình tiêm chủng.
Đề cập đến chương tình tiêm chủng vaccine ngưa COVID-19, Bộ trưởng Baba cho biết tính đến ngày 25/4, 78% nhân viên tuyến đầu của Malaysia đã đươc tiêm 2 mũi vaccine trong giai đoạn một và đã có 65.224 người được tiêm mũi thứ nhất trong giai đoạn hai.
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới - được tổ chức hằng năm vào tuần cuối cùng của tháng Tư - nhằm mục đích thúc đẩy việc sử dụng vaccine để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi. Tiêm chủng giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận là một trong những can thiệp y tế thành công nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn gần 20 triệu trẻ em trên thế giới ngày nay không được tiêm các loại vaccine cần thiết và nhiều người bỏ lỡ tiêm các loại vaccine quan trọng.
Ngày 26/4, WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Liên minh vaccine toàn câu Gavi đã nêu bât sư cấp thiết phải đôi mơi cam kêt toàn câu nhăm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vaccine, trong bối cảnh hàng triệu trẻ em vẫn dễ bị mắc các bệnh chết người dù các dịch vụ tiêm chủng đã bắt đầu phục hồi sau những gián đoạn do đại dịch COVID-19.
Malaysia, Philippines ghi nhận hàng nghìn ca mới mỗi ngày Ngày 31/1, Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này có thêm 5.298 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và 14 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 214.959 người và 760 ca tử vong. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 30/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo...