Malaysia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 cao nhất theo ngày
Ngày 12/1, Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này đã ghi nhận 3.309 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 141.533 ca.
Đây là số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát tại Malaysia.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Giới chức y tế Malaysia nêu rõ trong số các ca nhiễm mới, có tới 3.303 ca là lây nhiễm trong cộng đồng. Số ca tử vong đã tăng thêm 4 ca lên 559 ca. Số bệnh nhân phục hồi đã tăng thêm 1.469 người lên 110.584 người, tương đương với tỷ lệ phục hồi là 78,1%.
Cũng theo thông báo, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Hamzah Zainudin đã dương tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19. Đây là quan chức cấp cao thứ 3 của Malaysia mắc COVID-19 trong những ngày gần đây. Trước đó, Quốc vụ khanh về các vấn đề kinh tế Malaysia Mustapa Mohamed và Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, gia đình và phát triển cộng đồng Rina Harun đã dương tính với virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
* Cùng ngày, các quan chức Nhật Bản cho biết nước này đang lên kế hoạch mở rộng tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 sang 5 tỉnh ngoài thủ đô Tokyo, trong bối cảnh số ca nhiễm tại các khu vực này đang tăng lên.
Tại cuộc họp với lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết ông đang lên kế hoạch áp đặt tình trạng khẩn cấp tại các tỉnh Osaka, Kyoto và Hyogo.
Trong khi đó, các nguồn tin chính phủ cho biết sau kiến nghị của các thống đốc, hai tỉnh ở miền Trung Nhật Bản là Aichi và Gifu nhiều khả năng cũng sẽ được bổ sung vào danh sách các khu vực áp đặt tình trạng khẩn cấp. Thống đốc tỉnh Tochigi, phía Bắc thủ đô Tokyo hiện cũng đã đề nghị chính phủ trung ương đưa tỉnh này vào danh sách bổ sung.
Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh kể từ tháng 11/2020 đã gây áp lực lớn đối với hệ thống y tế Nhật Bản. Đáng chú ý, số ca nhiễm mới theo ngày trên toàn Nhật Bản đã lên mức cao nhất là 7.900 ca vào ngày 8/1 vừa qua, trong đó các tỉnh Osaka, Kyoto và Hyogo cũng đều ghi nhận số ca nhiễm mới tăng mạnh nhất trong cùng ngày.
Theo quy định về tình trạng khẩn cấp, người dân Nhật Bản được yêu cầu ở trong nhà nhiều nhất có thể, trong khi nhà hàng và quán bar phải rút ngắn giờ hoạt động.
Trong ngày 12/1, Nhật Bản đã ghi nhận thêm hơn 4.500 ca nhiễm mới, thấp hơn so với những ngày gần đây. Thủ đô Tokyo có thêm 970 ca nhiễm và đây là lần đầu tiên kể từ ngày 4/1 vừa qua, con số này giảm xuống dưới 1.000 ca.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 12/1, Nhật Bản có tổng cộng 286.752 ca nhiễm và 4.044 ca tử vong do COVID-19.
* Tại châu Phi, giới chức Malawi thông báo Bộ trưởng Giao thông và Các công trình công cộng Sidik Mia và Bộ trưởng Chính quyền địa phương Lingson Berekanyama đều đã tử vong do COVID-19, sau khi được xác nhận mắc bệnh vào tuần trước.
Trong ngày 11/1, Malawi đã ghi nhận thêm 452 ca nhiễm mới, mức cao nhất theo ngày kể từ khi nước này có ca nhiễm đầu tiên vào tháng 4/2020 nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 9.027 ca. Tổng số ca tử vong lại nước này là 235 ca.
Phần lớn các ca mắc COVID-19 tại Malawi là về từ nước ngoài, trong bối cảnh nước này vẫn đang tiếp nhận hàng trăm người trở về từ Nam Phi – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu Phi. Malawi đang cân nhắc các phương án xem liệu có nên đóng cửa trường học để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm hay không.
Toàn bộ thành viên Nội các Malaysia phải đi xét nghiệm COVID-19
Hai ngày sau khi Bộ trưởng phụ trách kinh tế thuộc Văn phòng Thủ tướng Malaysia, Mustapa Mohamed được xác định dương tính với SARS-CoV-2, kết quả kiểm tra sức khỏe đối với Bộ trưởng Phụ nữ, Gia đình và Phát triển cộng đồng của nước này Rina Harun cũng cho kết quả tương tự. Do vậy, toàn bộ Nội các Malaysia đều phải đi xét nghiệm COVID-19.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Klang, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, ngày 11/1, Văn phòng Bộ trưởng Rina Harun cho biết bà Rina đã đi xét nghiệm vào sáng 10/1 và nhận kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào tối cùng ngày. Trước đó, tối 9/1, Bộ trưởng Mohamed cũng đã có kết quả xét nghiệm dương tính và được đưa tới Bệnh viện Raja Perempuan Zainab II ở bang Kelantan để điều trị.
Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia thông báo chính phủ nước này vừa đồng ý mua thêm 12,2 triệu liệu vaccine phòng COVID-19, nâng tổng lượng vaccine mua của hãng Pfizer lên 25 triệu liều, đủ cung cấp cho 39% dân số.
Thông báo cho hay ngày 11/1, Bộ Y tế Malaysia đã thay mặt chính phủ nước này ký hợp đồng cung cấp 12,8 triệu liều vaccine COVID-19 với công ty Pfizer Malaysia, theo đó Pfizer sẽ bắt đầu cung cấp số vaccine này cho Malaysia từ tháng 2/2021, đủ để tiêm cho 20% dân số với số liều dành cho mỗi người là 2 liều. Ngoài ra, chính phủ nước này cũng đồng ý mua thêm 12,2 triệu liều vaccine của Pfizer, đưa tổng số liều vaccine mua của công ty trên lên 25 triệu, đủ để phục vụ cho 39% dân số nước này.
Chính phủ Malaysia có kế hoạch tiêm 1 triệu liều vaccine đầu tiên của Pfizer vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3 năm nay cho 500.000 nhân viên ở tuyến đầu chống dịch bệnh, bao gồm 300.000 nhân viên y tế và 200.000 nhân viên từ các ngành cảnh sát, quân đội và chăm sóc xã hội. Giai đoạn hai của chương trình tiêm chủng này sẽ bắt đầu diễn ra vào quý II/2021 với các đối tượng là người cao tuổi và những người mắc bệnh nền như tiểu đường và tim mạch. Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 đại trà ở Malaysia dự kiến sẽ bắt đầu từ quý III/2021.
Các nước Đông Nam Á ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm và tử vong mới Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á khi một số nước trong khu vực ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm và tử vong mới trong 24h qua. Ngày 7/1, Indonesia thông báo nước này có thêm 9.321 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca...