Malaysia ghi nhận kỷ lục số mũi tiêm chủng trong 1 ngày
Ngày 3/6, tròn 100 ngày Malaysia khởi động Chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19, quốc gia này đã triển khai tiêm chủng 117.563 mũi tiêm – con số cao nhất trong một ngày kể từ khi chương trình được khởi động vào ngày 24/2.
Theo Ủy ban đặc biệt về đảm bảo tiếp cận và cung ứng vaccine ngừa COVID-19, trong ngày 3/6, có 109.827 người tiêm mũi đầu và 7.736 người khác tiêm mũi 2.
Nhân viên y tế tiêm phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 5/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại buổi họp trực tuyến về COVID-19 hằng ngày, Bộ trưởng Điều phối chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 Khairy Jamaluddin cho biết chính phủ đã đặt mục tiêu tiêm 150.000 mũi vaccine/ngày trong tháng 6 trước khi tăng lên 200.000 mũi vào tháng 7, đồng thời cho biết thêm Malaysia chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu đề ra thông qua việc thành lập thêm các trung tâm tiêm vaccine trong đó có 1.000 phòng khám tư nhân trên toàn quốc cũng như thông qua hệ thống tiêm trên xe ô tô. Tính đến ngày 3/6, toàn quốc gia Malaysia đã có tổng số 3.330.436 người hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, Bộ Y tế Malaysia ngày 4/6 cho biết nước này đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca được ủy quyền cho công ty Siam Bioscience ở Thái Lan sản xuất sau khi nước này đưa vaccine của AstraZeneca trở lại chương trình tiêm chủng quốc gia của nước này vào tuần trước.
Video đang HOT
Dự kiến, Malaysia sẽ tiếp nhận lô vaccine của AstraZeneca sản xuất tại Thái Lan đầu tiên gồm 610.000 liều trong tháng này, 410.000 liều vào tháng tiếp theo và 1,2 triệu liều trong tháng 8 và tháng 9. Với số lượng vaccine sẽ được tiếp nhận này, Malaysia hy vọng sẽ đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine của nước này.
Trước đó, do lo ngại về phản ứng nghiêm trọng của vaccine AstraZeneca đối với một số ít người tiêm chủng, Malaysia đưa loại vaccine này vào chương trình tiêm chủng tự chọn.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Kiattaphum Wongrachit tuyên bố nước này sẽ có đủ số lượng vaccine phân phối cho chương trình tiêm chủng đại trà trong tháng 6 này nhằm trấn an những quan ngại về nguy cơ thiếu nguồn cung cấp vaccine sau khi xuất hiện hiện tượng nhiều bệnh viện ngừng tiếp nhận lịch hẹn tiêm chủng.
Ông Wongrachit khẳng định cả vaccine của AstraZeneca và Sinovac sẽ được phân phối tới các bệnh viện tại tất cả các tỉnh thành trong tháng 6 này, ước tính khoảng 6 triệu liều. Trong ngày 4/6, Thái Lan đã tiếp nhận 1.8 triệu liều trong số 6 triệu liều vaccine nêu trên.
Vaccine của AstraZeneca mà Thái Lan tiếp nhận do công ty dược phẩm Siam Bioscience của nước này sản xuất. Siam Bioscience hiện cũng là đối tác cung cấp vaccine của AstraZeneca cho một loạt quốc gia Đông Nam Á khác.
Tính đến nay, mới chỉ có 2,7 triệu người ở Thái Lan được tiêm chủng mũi đầu tiên của vaccine ngừa COVID-19. Ngoài AstraZeneca, Thái Lan cũng đã ký hợp đồng mua vaccine của Sinovac và đang trong quá trình đàm phán ký hợp đồng mua vaccine của Pfizer.
Thái Lan sử dụng vacccine AstraZeneca làm trụ cột cho chiến dịch tiêm chủng
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul vừa thông báo vaccine AstraZeneca sẽ là trụ cột chính cho chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của quốc gia Đông Nam Á này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Truyền thông sở tại ngày 16/4 dẫn lời ông Anutin khẳng định Thái Lan có chuyên môn để giám sát chặt chẽ thông tin về vaccine và quyết định này dựa trên khoa học.
Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày28/2, ưu tiên những người thuộc nhóm nguy cơ cao là các chuyên gia y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Chiến dịch tiêm chủng của nước này chủ yếu dựa vào nguồn vaccine của AstraZeneca sản xuất trong nước và 2 triệu liều vaccine của Trung Quốc để tiêm chủng cho khoảng 35 triệu người, tương đương 50% dân số - mục tiêu mà Thái Lan đề ra phải đạt được vào cuối năm 2021.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu cho tới tháng 8, nhà máy của công ty Siam Bioscience tại Thái Lan sẽ cung cấp 26 triệu liều vaccine của AstraZeneca và 35 triệu liều khác từ tháng 9 đến tháng 12. Đến nay, các nhà chức trách Thái Lan đã thực hiện tiêm 581.308 liều vaccine từ cả hai nhãn hiệu nói trên cho khoảng 290.000 người.
Kể từ ngày 1/4 đến nay, đợt bùng phát COVID-19 thứ 3 đã lây lan ra 75/77 tỉnh, nhiều hơn số tỉnh có ca mắc trong làn sóng thứ 2. Hiện chỉ còn 2 tỉnh ở miền Nam là Ranong và Satun chưa ghi nhận ca COVID-19 nào trong đợt dịch mới. Trong khi đó, số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn quốc tiếp tục tăng cao chưa từng thấy trong ngày thứ hai liên tiếp, với 1.543 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 15/4, nâng tổng số các ca nhiễm ở Thái Lan từ trước tới nay lên 37.453.
Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc họp của Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm ngày 15/4, Bộ trưởng Y tế Anutin Chanvirakul nhận định Chính phủ Thái Lan có thể vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện tại mà không cần phải áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc.
Theo ông Anutin, chu kỳ hiện tại của dịch bệnh chỉ có 2 tuần và Bộ Y tế đã có sự hợp tác tốt từ tất cả các bên liên quan. Cụ thể, ông cho rằng Thái Lan cần duy trì thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm Thái Lan đã quyết định đề xuất với chính phủ về việc ban hành lệnh cấm bán đồ uống có cồn trong các nhà hàng trên toàn quốc và cấm tụ tập đông người, bao gồm cả việc yêu cầu các trường học và trường đại học thực hiện tất cả các khóa học theo hình thức trực tuyến. Ngoài ra, ủy ban cũng kết luận rằng thủ đô Bangkok và 17 tỉnh khác nên được đưa vào danh sách vùng Đỏ thuộc diện kiểm soát tối đa.
Thái Lan tiếp nhận 1,8 triệu liều vaccine AstraZeneca sản xuất trong nước đầu tiên Ngày 4-6, tập đoàn dược phẩm AstraZeneca đã chuyển giao lô vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên bao gồm 1,8 triệu liều cho chính phủ Thái Lan. Lô vaccine này là sản phẩm được AstraZeneca ủy quyền cho công ty Siam Bioscience sản xuất tại Thái Lan và cũng là lô đầu tiên trong tổng số 6 triệu liều vaccine mà AstraZeneca cam kết...