Malaysia ghi nhận 2 ca đầu tiên mắc biến thể AY.4.2 nhập khẩu từ Anh
Hôm 6-11, Bộ Y tế Malaysia cho biết nước này đã ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên mắc biến thể AY.4.2 – biến thể phụ của chủng Delta.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin Hãng Pfizer cho một học sinh tại trường học ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 4-10 – Ảnh: REUTERS
Hai trường hợp nói trên đều là du học sinh Malaysia từ Anh trở về nước. Họ đến sân bay quốc tế Kuala Lumpur của Malaysia vào ngày 2-10 và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, theo báo New Straits Times.
Tuy nhiên khi hai du học sinh này được xét nghiệm COVID-19 lần 2 vào ngày 7-10, kết quả cho ra dương tính. Kết quả giải trình tự gene đầy đủ do Viện Sinh học Phân tử Y tế UKM của Malaysia thực hiện đã được công bố vào ngày 30-10.
Tổng thư ký Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah cho biết các loại vắc xin COVID-19 đang được sử dụng hiện nay vẫn có hiệu quả chống lại biến thể AY.4.2. Các biện pháp như cách ly và xét nghiệm có thể giúp giảm nguy cơ lây truyền biến thể này ở Malaysia, đặc biệt tại các điểm nhập cảnh quốc tế.
Video đang HOT
Ông nói thêm Bộ Y tế Malaysia sẽ tiếp tục theo dõi và tìm hiểu xem liệu biến thể AY.4.2 có lây lan trong cộng đồng ở Malaysia hay không.
Trước Malaysia, Singapore đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc biến thể AY.4.2, là một người nhập cảnh vào ngày 26-10. Lúc đó Bộ Y tế Singapore cho biết không có bằng chứng cho thấy biến thể này lây lan trong cộng đồng ở đảo quốc sư tử.
Tính đến cuối tháng 10 biến thể AY.4.2 chiếm 10% số mẫu thử được giải trình tự gene tại Anh. Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh đã phân loại biến thể AY.4.2 (có hai đột biến trong protein gai là Y145H và A222V) là “biến thể đang được điều tra” vào ngày 20-10.
Giáo sư Francois Balloux, giám đốc Viện Di truyền tại Đại học London (Anh), cho biết AY.4.2 có thể có mức độ lây nhiễm cao hơn 10-15% so với biến thể Delta. Tuy nhiên đến nay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa đưa AY.4.2 vào diện “biến thể đang được điều tra” hoặc “biến thể đáng lo ngại”.
36 quốc gia phát hiện biến thể AY.4.2
Vào ngày 25-10, trang Outbreak.Info (sử dụng dữ liệu giải trình tự gene của virus từ cơ sở dữ liệu GISAID), cho biết biến thể AY.4.2 đã được phát hiện tại ít nhất 42 quốc gia và tại 33 tiểu bang của Mỹ. Nhiều trang như tạp chí Forbes (Mỹ), tạp chí Newsweek (Mỹ), Đài Al Jazeera (Qatar), Tân Hoa xã (Trung Quốc)… cũng đăng thông tin tương tự.
Tuy nhiên đến ngày 7-11, trang Outbreak.Info sửa thành biến thể này được phát hiện tại ít nhất 36 quốc gia và 11 bang của Mỹ. Trong danh sách này, phần lớn các nước nằm ở châu Âu. Tại khu vực Đông Nam Á, chỉ có 2 nước là Singapore và Malaysia. Trên thế giới đã có tổng cộng 29.848 ca mắc biến thể này.
Ngày 26-10, báo Bangkok Post đưa tin Thái Lan đã phát hiện trường hợp đầu tiên mắc biến thể AY.4.2 mặc dù người này không có chuyến đi nào ra nước ngoài. Sau đó Cơ quan y tế Thái Lan lên tiếng đính chính biến thể phụ AY.4.2 chưa được phát hiện tại Thái Lan.
Triều Tiên viện trợ tài chính nước ngoài lần đầu sau hơn 15 năm
Mặc dù tình hình lương thực trong nước "căng thẳng" do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Triều Tiên vẫn đóng góp vào chương trình của Liên Hợp Quốc để viện trợ nhân đạo cho Myanmar.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters).
Reuters dẫn thông tin từ Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, hôm 24/5, Triều Tiên đã đóng góp 300.000 USD vào Quỹ viện trợ Nhân đạo cho Myanmar. Đây là quỹ kêu gọi khoảng 276 triệu USD để hỗ trợ Myanmar - nơi hàng trăm người đã thiệt mạng kể từ cuộc binh biến hồi đầu tháng 2.
Lần gần đây nhất Triều Tiên viện trợ tài chính cho nước ngoài thông qua Liên Hợp Quốc là vào năm 2005 khi Bình Nhưỡng dành 150.000 USD hỗ trợ các nước bị tàn phá bởi sóng thần năm 2004 gồm Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Maldives và Sri Lanka.
Hiện tại, Triều Tiên cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai và đại dịch. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 16/6 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết, kinh tế Triều Tiên đã có dấu hiệu cải thiện trong nửa đầu năm 2021 nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn "căng thẳng".
"Tình hình lương thực của người dân đang căng thẳng hơn do ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa gạo do thiệt hại từ trận bão năm ngoái", ông Kim nói.
Ông Kim cũng nhấn mạnh, đại dịch kéo dài đòi hỏi Đảng Lao động Triều Tiên phải đẩy mạnh nỗ lực cung cấp thực phẩm, quần áo và nhà ở cho người dân.
Đến nay, mặc dù đã xét nghiệm và cách ly hàng chục nghìn trường hợp nhưng Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào nhờ nhanh chóng đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước mặc dù việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế, thương mại.
Đài Loan nói Thái Lan chặn xuất khẩu vaccine AstraZeneca Lãnh đạo Đài Loan nói Thái Lan, nơi sản xuất lượng lớn vaccine AstraZeneca, chặn xuất khẩu vaccine này để ưu tiên sử dụng trong nước, song Bangkok phủ nhận. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 11/6 cho biết hòn đảo đặt hàng 10 triệu liều vaccine Covid-19 từ hãng dược Anh AstraZeneca, công ty sẽ sản xuất lượng lớn vaccine...