Malaysia đề cao tinh thần đoàn kết trong ASEAN để giải quyết vấn đề Biển Đông
Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, Ngoại trưởng Malaysia Hishamuddin Hussein đã khẳng định tinh thần đoàn kết giữa các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishamuddin Hussein. Ảnh: EPA/TTXVN
Trả lời chất vấn tại quốc hội về tình hình Biển Đông liên quan tới những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc cũng như những ảnh hưởng tới an ninh và chủ quyền của Malaysia, ngày 5/8, Ngoại trưởng Hishamuddin nêu rõ Bộ Ngoại giao Malaysia rất quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp có tính xây dựng cao thông qua các cuộc đàm phán ngoại giao phù hợp. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đảm bảo đoàn kết nội khối ASEAN trong giải quyết vấn đề chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc. Quan chức này nhận định ASEN cần đoàn kết với tư cách là một khối để qua đó vận dụng sức mạnh chung một cách hiệu quả.
Trước đó, trong thông cáo báo chí về quan điểm của Malaysia đối với tuyên bố ngày 13/7 của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishamuddin Hussein nhấn mạnh Malaysia sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo Biển Đông là vùng biển của hòa bình và thương mại. Các vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết hòa bình dựa trên các nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Bộ trưởng Hishamuddin nhấn mạnh Malaysia hy vọng các cuộc thảo luận tiếp theo sẽ đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất.
Video đang HOT
Malaysia kêu gọi bình tĩnh ở Biển Đông
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi sự bình tĩnh ở Biển Đông sau sự cố liên quan đến tàu Trung Quốc và Malaysia.
"Do sự phức tạp và nhạy cảm của vấn đề, các bên phải hợp tác để duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông, đồng thời nỗ lực xây dựng, duy trì và tăng cường tin tưởng lẫn nhau", Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết trong thông cáo hôm 23/4.
Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein nói Malaysia sẽ bảo vệ lợi ích và quyền lợi tại khu vực Biển Đông, duy trì quan điểm "rõ ràng và nhất quán". "Chúng tôi chưa đưa ra tuyên bố không có nghĩa chúng tôi chưa làm việc với các bên về những vấn đề đã đề cập. Chúng tôi đã liên lạc cở mở và liên tục với các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Mỹ", Hishammuddin Hussein cho biết.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein. Ảnh: Star.
Reuters ngày 17/4 dẫn ba nguồn tin an ninh cho biết tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành trên Biển Đông. Một nguồn tin an ninh Malaysia cho biết tàu Địa chất Hải Dương 8 có lúc được 10 tàu Trung Quốc hộ tống, gồm các tàu hải cảnh và tàu của lực lượng dân binh.
Ba nguồn tin giấu tên cho biết hai chiến hạm Mỹ USS America cùng USS Bunker Hill hôm 21/4 di chuyển gần nơi tàu Địa chất Hải dương 8 bám theo tàu khoan West Capella. Trung Quốc bác cáo buộc Địa chất Hải dương 8 quấy rối West Capella và cho biết tàu khảo sát triển khai "các hoạt động thông thường".
Địa chất Hải dương 8 trước đó xuất hiện ở cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp để thúc đẩy hiện diện tại Biển Đông.
Hishammuddin Hussein cho biết các vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết theo cách hòa bình và dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, khẳng định đây là yếu tố quan trọng nhất để tránh "những sự cố ngoài ý muốn" ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia cảnh báo chiến hạm và các tàu hiện diện ở Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng, dẫn đến "tính toán sai lầm", làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 14/4 cho biết Việt Nam theo dõi sát tình hình ở Biển Đông. "Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói.
Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc từng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019, sau đó rời đi vào cuối tháng 10/2019. Việt Nam đã nhiều lần phản đối hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc nói trên, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.
Nguyễn Tiến
Philippines, Indonesia, Malaysia có ca mắc và tử vong vì Covid-19 tăng Ngày 1/5, ba quốc gia khu vực Đông Nam Á này đều ghi nhận thêm các ca nhiễm mới và các ca tử vong do Covid-19. Trong đó, nhà chức trách Philippines thông báo thêm 284 ca nhiễm mới và 11 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca lây nhiễm ở nước này lên 8.772 người. Trong khi, số ca tử...