Malaysia đang che giấu thông tin máy bay MH370?
Báo chí nước ngoài cáo buộc chính phủ Malaysia tiết lộ ít thông tin hơn họ biết. Ngày 12/3, tờ Bloomberg đăng bài viết cho rằng sự yếu kém trong công tác quản lý chiến dịch tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay MH370 mất tích của phía Malaysia đã thể hiện sự yếu kém trong lãnh đạo của nước này.
Hãng thông tấn quốc tế Bloomberg cho rằng sự kiểm soát thông tin quá chặt chẽ của Malaysia đang trở thành một rào cản nghiêm trọng trong việc thực hiện nỗ lực tìm kiếm cứu nạn và quản lý tình hình.
Giáo sư xã hội học Clive Kessler thuộc Đại học New South Wales của Úc nhận định: “Họ đang xử lý một vấn đề toàn cầu lớn như thể trong giới chính trị nhà mình. Trong hoàn cảnh sự biến mất của chiếc máy bay vẫn còn là một dấu hỏi lớn, người ta rất cần thận trọng và suy xét kỹ càng, thế nhưng nhiều người ở Malaysia và trên thế giới lại cho rằng chính phủ Malaysia đang tìm cách che giấu sự thật.”
Nhà chức trách Malaysia vẫn loay hoay chưa xác định được vị trí cuối cùng của MH370
Vị giáo sư này còn nói rằng chính phủ của Thủ tướng Najib Razak đang phát đi một thông điệp rằng mọi người nên “để chính phủ nói với họ những điều họ cần biết, vào thời điểm họ cần biết, chứ không phải trước đó.”
Ông Kessler gay gắt: “Đó là cách mà họ đã hành động trong nhiều thế hệ, và giờ đây họ bắt đầu nhận ra rằng cách làm đấy không còn hiệu quả nữa.”
Bài báo của Bloomberg cũng nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc đã rất thất vọng với cách thức nhà chức trách Malaysia xử lý các vấn đề trong chiến dịch tìm kiếm cứu nạn với sự tham gia của lực lượng của 10 quốc gia trên thế giới.
Hôm thứ Hai, tờ Hoàn Cầu đã cáo buộc rằng những phản ứng ban đầu của chính phủ Malaysia sau khi nhận được thông tin máy bay mất tích là không đủ nhanh chóng.
Bài báo của Bloomberg còn chỉ ra một vấn đề khác trong đó sự bất lực của nhà chức trách Malaysia trong việc để lộ thông tin đối với người dân.
Video đang HOT
Bài báo viết: “Có rất nhiều vấn đề lớn về tính minh bạch, khả năng chia sẻ thông tin, những câu hỏi về an ninh. Họ không hề kiểm soát những gì mà dư luận đang xôn xao bàn tán, và vấn đề nằm ở chỗ họ không tạo ra lòng tin cho mọi người.”
Nhà khoa học chính trị Bridget Welsh thuộc Đại học Quản lý Singapore nói: “Mọi người đều muốn họ đưa ra những nhận định sáng suốt, thế nhưng giờ đây mọi việc lại biến thành cuộc khủng hoảng lòng tin đối với chính quyền Malaysia.”
Tờ Guardian của Anh cũng cáo buộc chính phủ Malaysia đã thất bại trong việc cung cấp thông tin phù hợp cho dư luận.
Bài báo viết: “Điều ý ẩn ở đây là sự thiếu thông tin hoàn toàn, điều đã tạo ra một thảm họa khủng khiếp về lòng tin. Nếu chiếc máy bay đó đã được kiểm soát thì phải có vài đài radar hay sóng vô tuyến nào đó liên lạc được.”
“Sự thiếu thông tin do chính phủ đưa ra cho thấy đã có một sai sót rất lớn đã xảy ra, và nó xảy ra rất đột ngột”, theo lời ông Steve Marks, luật sư từng đại diện cho thân nhân các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay của hãng SilkAir năm 1997 và Air France năm 2009.
Biên tập viên David Learmount của hãng tin Flightglobal thậm chí còn tuyên bố rằng chính phủ Malaysia còn biết nhiều thông tin hơn những gì mà họ công bố về sự biến mất của chuyến bay MH370.
Phải chăng Malaysia đang che giấu một điều gì đó?
Biên tập viên này nhận định: “Tôi cho rằng quân đội Malaysia biết nhiều về vị trí cuối cùng của chiếc máy bay hơn những gì mà họ cung cấp. Nhưng chiến dịch tìm kiếm cứu nạn lần này lại không phải do lực lượng quân đội Malaysia phụ trách.”
“Vấn đề nằm ở chỗ nhiều cơ quan chính phủ khác nhau ở Malaysia không liên hệ với nhau một cách hiệu quả. Nếu họ đã có những dữ liệu do radar quân sự thu thập được, tại sao họ vẫn tiến hành tìm kiếm ở cả hai phía của bán đảo?”
Learmount nói: “Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta không thể suy luận được những gì đã diễn ra. Nếu phi công thay đổi đường bay, anh ta chắc chắn sẽ phải báo ngay với đài kiểm soát không lưu.”
Sự không nhất quán trong việc cung cấp thông tin của cơ quan chức năng Malaysia thể hiện ở việc báo chí nước này dẫn lời tư lệnh không quân cho biết radar quân sự đã thu được tín hiệu chiếc máy bay chuyển hướng sang phía tây và biến mất trên vùng biển thuộc eo Malacca. Thông tin trên cũng được một quan chức cấp cao của quân đội Malaysia xác nhận.
Thế nhưng đến ngày hôm sau, bất ngờ vị tư lệnh không quân lại tuyên bố rằng mình không hề phát ngôn như vậy, mặc dù cơ quan hữu trách nước này vẫn mở một khu vực tìm kiếm mới trên eo biển Malacca, và “không loại trừ khả năng máy bay đã chuyển hướng”.
Hiện lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam đã ngừng một phần chiến dịch tìm kiếm trên Vịnh Thái Lan để chờ xác nhận thông tin từ phía Malaysia.
Theo Khám Phá
Giải mã cú "điện thoại ma" trên máy bay Malaysia
Chuyên gia phân tích công nghệ đồng thời là cây bút uy tín của tờ E-Commerce Times, ông Jeff Kagan, đã đưa ra lời giải thích đối với hiện tượng "điện thoại ma" sau khi thân nhân khẳng định điện thoại di động của một số hành khách trên chuyến bay MH 370 mất tích vẫn tiếp tục đổ chuông
Theo ông Jeff Kagan, khi gọi điện thoại di động, đầu tiên cuộc gọi sẽ được gởi tới hệ thống điều hành mạng, từ đó mạng lưới sẽ truyền tới điện thoại của người ở đầu dây bên kia.
"Trong vài phút, nếu không kết nối được với điện thoại thì sau vài tiếng chuông, điện thoại sẽ mất liên lạc" - ông Jeff Kagan giải thích, đồng thời ông cho rằng đó có thể là điều đã xảy ra khi một số người thân khẳng định điện thoại của thân nhân họ trên chuyến bay mất tích của hãng Malaysian Airlines vẫn đổ chuông.
Máy bay Malaysia mất tích: Điện thoại hành khách vẫn đổ chuông. (Ảnh internet)
Ông nói rõ hơn: "Họ nghe tiếng chuông và nghĩ rằng đang kết nối với người thân, nhưng không phải vậy. Mạng lưới chỉ đang gửi một tín hiệu đến điện thoại để cho biết hệ thống đang tìm kiếm. Tiếng chuông đổ không thể coi là bằng chứng cho điều gì cả, đó chỉ là cách hệ thống vận hành".
Ông Jeff Kagan - chuyên gia phân tích công nghệ đồng thời một tác giả uy tín của tờ E-Commerce Times. Ảnh: www.jeffkagan.co
Bí ẩn quanh cú "điện thoại ma" trở nên kỳ bí hơn khi liên tiếp trong hôm 9 và 10-3, gia đình một số người thân của 239 nạn nhân cho biết họ vẫn gọi được tới điện thoại di động của các thân nhân trên chuyến bay mất tích.
Washington Post đưa tin gia đình của một số nạn nhân khẳng định điện thoại của một số hành khách trên chiếc máy bay Boeing 777 biến mất vẫn tiếp tục đổ chuông hôm 10-3. Thậm chí, tài khoản của một số nạn nhân vẫn "sáng đèn" trên mạng xã hội QQ của Trung Quốc.
Một tín đồ QQ khẳng định anh rể của mình (vốn nằm trong số 239 người trên máy bay mất tích) vẫn "online" trên mạng QQ nhưng không trả lời bất cứ tin nhắn hay cuộc gọi nào.
Thông tin này có lẽ sẽ củng cố niềm tin cho những người theo giả thuyết chiếc máy bay không bị rơi mà đang neo đậu đâu đó và có thể được dùng làm vũ khí hủy diệt hàng loạt!
Gia đình của các nạn nhân cho rằng nếu điện thoại di động của họ vẫn hoạt động thì giới chức có thể truy tìm dấu vết của chiếc máy bay bằng cách dùng GPS để định vị chiếc điện thoại.
Theo Mirror, hiện đã có tới 19 gia đình của các nạn nhân phản ánh điện thoại của người thân trên chuyến báy mất tích vẫn đổ chuông trong khi bản thân hãng hàng không Malaysia Airlines cũng khẳng định vẫn gọi được tới máy cầm tay của phi hành đoàn mất tích.
Theo báo giới Trung Quốc, 19 gia đình đã ký vào tuyên bố chung xác nhận họ gọi điện được cho người thân trên máy bay mất tích nhưng không có ai trả lời.
Theo NTD
Câu chuyện 30 năm trước khiến tướng Tuấn vẫn quyết tìm MH370 "30 năm trước, đồng nghiệp của tôi, cũng tên Tuấn, lái MiG 17 rơi xuống biển Ninh Thuận, máy bay không nổ, khi được tìm thấy, đồng chí ấy vẫn ngồi trong buồng lái", ông Tuấn kể. "Đừng nghĩ cứ rơi từ 11km là máy bay phải nổ" Câu chuyện từ 30 năm trước là một ví dụ mà Trung tướng Võ Văn...