Malaysia công bố kế hoạch phát triển kinh tế trong 10 năm tới
Ngày 7/9, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Malaysia phụ trách kinh tế, ông Mustapa Mohamed, cho biết ưu tiên của nước này hiện nay là tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh hơn, qua đó tạo nền tảng vững chắc hơn để đất nước phát triển.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu tại hội thảo với chủ đề “Kế hoạch Malaysia lần thứ 12: Phát triển quốc gia theo tinh thần Gia đình Malaysia”, ông Mustapa cho biết các ưu tiên của chính phủ trong 10 năm tới bao gồm tăng thu nhập, xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực, giảm khoảng cách phát triển giữa các bang và khu vực cũng như đảm bảo tăng trưởng có chất lượng và bền vững. Ngoài ra, Chính phủ Malaysia cũng ưu tiên tạo môi trường chính sách có lợi cho khu vực tư nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tăng trưởng và phát triển bao trùm và dẫn đến sự thống nhất và gắn kết hơn trong bối cảnh của Gia đình Malaysia; đảm bảo cơ chế phân phối của chính phủ được tăng cường để đáp ứng các mục tiêu phát triển.
Tại hội thảo, ông Mustapa cho rằng những thách thức mà Malaysia phải đối mặt trong 18 tháng qua là cơ hội để chính phủ xem xét lại các chính sách và chiến lược.
Tháng trước, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Solutions đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của Malaysia từ 4,9% xuống 0%, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại nước này vẫn ở mức cao và dự báo Malaysia tiếp tục phong toả trong thời gian còn lại của năm 2021.
90% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Malaysia có nguy cơ đóng cửa
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Phát triển doanh nghiệp và Hợp tác Malaysia (MEDAC) cho biết hơn 90% doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa và phi chính thức có nguy cơ đóng cửa nếu Lệnh kiểm soát dịch chuyển (MCO) tiếp tục kéo dài.
Các cửa hàng tại phố mua sắm ở Kuala Lumpur, Malaysia đóng cửa do dịch COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 4/6 với chủ đề "Tìm hiểu tác động của việc thực hiện MCO đối với doanh nghiệp ở Malaysia", Bộ trưởng Phát triển doanh nghiệp và Hợp tác Malaysia, Tiến sĩ Wan Junaidi Tuanku Jaafar, cho biết kết quả của hai cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện vào tháng 3/2021 rất đáng lo ngại. Theo đó, 54% trong 3.855 doanh nghiệp tham gia khảo sát, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, cho biết họ chỉ có thể duy trì hoạt động từ 3 - 6 tháng. 72% cơ sở kinh doanh cho rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục thua lỗ.
Bộ trưởng Tuanku Jaafar nhận định thêm rằng với tình hình hiện nay, có thể sẽ có trên 3 triệu người mất việc làm tại Malaysia.
Trên thực tế, các doanh nghiệp siêu nhỏ và phi chính thức chịu tác động nặng nề nhất do các sản phẩm và dịch vụ của họ thuộc các lĩnh vực không thiết yếu. Các doanh nghiệp này cũng không có nguồn tiền tiết kiệm và dòng tiền bền vững. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng gói hỗ trợ kinh tế của chính phủ phải phù hợp, cũng như có thể giúp các cơ sở kinh doanh vi mô và phi chính thức có khả năng phục hồi.
Bộ trưởng Jaafar cho biết thêm kết quả khảo sát cũng cho thấy Nhóm B40 - 40% số người có thu nhập thấp nhất trong xã hội - bị ảnh hưởng nhiều hơn về mặt tài chính, trong khi nhóm M40 và T20 - 40% số người có thu nhập trung bình và 20% số người có thu nhập cao nhất - bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các vấn đề xã hội. Những lao động thuộc khu vực tư nhân phải đối mặt với nguy cơ bị thôi việc cao hơn. Ngoài ra, hơn 50% nhóm B40 và gần 50% nhóm M40 đã phải đối mặt với việc giảm thu nhập từ 10%-30%, trong khi 30% nhóm T20 bị giảm thu nhập hơn 50% do Lệnh kiểm soát dịch chuyển.
Tướng không quân Mỹ lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông Trung Quốc bị cáo buộc có các hành vi "leo thang" và "gây bất ổn" ở Biển Đông và trong khu vực. Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương Kenneth Wilsbach . Ảnh PACAF Hãng AFP ngày 4.6 dẫn lời Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương Kenneth Wilsbach lên án việc Trung Quốc điều các máy bay quân...