Malaysia công bố báo cáo, MH370 vẫn bí ẩn
Malaysia hôm 1/5 đã công bố báo cáo được mong đợi suốt một tuần qua về chuyến bay MH370. Tuy nhiên báo cáo không có manh mối mới nào giúp giải đáp bí ẩn MH370.
Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein đã không được thông báo ngay về “đốm sáng” lạ trên màn hình radar quân sự.
Báo cáo dài 5 trang đề ngày 9/4 trước đó đã được đệ lên Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Và báo cáo được đánh giá hầu như nhắc lại những thông tin đã được công bố trong suốt thời gian qua.
Dữ liệu và các bằng chứng kèm theo không có bất kỳ hé lộ bất ngờ nào về vụ mất tích được xem là bí ẩn nhất lịch sử ngành hàng không dân dụng. “Trong suốt một tháng sau khi máy bay rời sân bay quốc tế Kuala Lumpur, vị trí của nó vẫn chưa được biết”, báo cáo được gửi cho các hãng tin tức, có đoạn.
Phản ứng chậm trễ
Nhưng thông tin từ báo cáo cho thấy giới chức trách phải mất 4 tiếng kể từ khi máy bay Malaysia Airlines được thông báo mất tích vào khoảng 1h38 sáng ngày 8/3 để khởi động hệ thống phản ứng khẩn cấp chính thức.
Video đang HOT
Trong khi đó, phải mất tới 8 giờ không quân Malaysia mới chính thức thông báo với giới chức dân dụng rằng họ đã lần theo một chiếc máy bay, được tin là máy bay MH370, đang bay trở lại và cắt ngang không phận Malaysia, hướng ra phía Ấn Độ Dương.
Chiếc máy bay biến mất khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh với 239 người trên khoang. Máy bay được tin là đã rơi xuống Ấn Độ Dương, nhưng cuộc tìm kiếm MH370 với sự tham gia của nhiều nước trong suốt thời gian qua vẫn chưa có kết quả.
Báo cáo được công bố cũng gồm một đoạn tóm tắt trao đổi giữa hãng hàng không quốc gia Malaysia và các nhà điều khiển không vận Malaysia, Việt Nam và Campuchia, khi họ đang nỗ lực xác định xem chuyện gì xảy ra với máy bay, sau khi nó biến mất khỏi màn hình radar dân sự trên Biển Đông vào 1h21 sáng.
Theo yêu cầu của ICAO, Malaysia phải nộp báo cáo trong vòng 30 ngày sau một vụ tai nạn máy bay. Giới chức Malaysia khẳng định họ đã nộp báo cáo đúng hạn.
Tuy nhiên, phải đợi thêm 3 tuần nữa họ mới công bố bản báo cáo vắn tắt này, với Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuần trước cho hay ông muốn nhóm chuyên gia “nội bộ” xem xét bản báo cáo trước.
Vẫn kín tiếng về cuộc điều tra MH370
Chính phủ Malaysia đã bị chỉ trích nặng nề về phản ứng có vẻ như hỗn loạn và những tuyên bố trái chiều về MH370 trong những ngày đầu tiên xảy ra thảm họa. Họ cũng kín tiếng về cuộc điều tra hiện nay. Một số người thân hành khách giận dữ cáo buộc chính phủ và hãng hàng không thiếu năng lực và nắm giữ những thông tin quan trọng. Song Malaysia đã phủ nhận cáo buộc này.
Vào tuần này Malaysia vẫn tiếp tục điều tra vụ mất tích bí ẩn của MH370 và đã bổ nhiệm một cựu lãnh đạo cơ quan hàng không dân dụng nước này đứng đầu cuộc điều tra chung.
Song báo cáo ngày hôm nay không có thông tin về cuộc điều tra của cảnh sát Malaysia về khả năng có hành động phạm tội, như khủng bố, đối với máy bay MH370 hay không.
Không quân Malaysia đã từng thừa nhận họ đã lần theo một “đốm sáng” radar lạ sau khi MH37 mất tích, mà sau này được xác định chính là MH370. Cơ quan này đã bị chỉ trích vì đã không phản ứng với “đốm sáng” đó, để nó trôi đi về hướng Ấn Độ Dương và bỏ lỡ cơ hội tiếp tục lần theo dấu máy bay.
Dữ liệu công bố ngày hôm nay cũng xác nhận Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein đã không được thông báo về “đốm sáng” radar cho tới 10h30 ngày 8/3, tức gần 8 tiếng sau khi máy bay được theo dấu lần cuối cùng.
Báo cáo đã kết luận bằng đề nghị ICAO “xem xét lợi ích an toàn của việc đưa ra một tiêu chuẩn cho việc theo dấu liên tục máy bay hàng không dân dụng”, nhằm ngăn chặn các vụ mất tích tương tự trong tương lai.
Giới chức Malaysia trước đó cho hay, thiết bị nhận và phát tín hiệu trên máy bay, cho biết vị trí của máy bay, cùng hệ thống tự động khác chuyển dữ liệu về tình trạng máy bay, đều có vẻ như đã bị tắt vào khoảng thời gian máy bay chuyển hướng. Điều này cho thấy có vẻ đây là một hành động có chủ ý.
Theo Dantri
Xem tàu tên lửa Tarantul Nga phô diễn sức mạnh
Được trang bị tên lửa siêu thanh P-270 Moskit, các tàu tên lửa bé con Tarantul thực sự khiến các chiến hạm khổng lồ của Hải quân Mỹ phải e dè.
Mới đây, đội tàu tên lửa nhỏ Tarantul thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga đã thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển. Trong cuộc tập trận, các tàu tên lửa đã thực hiện bài phóng tên lửa chống tàu, bắn pháo tấn công mục tiêu bờ biển, tác chiến đối không.
Project 12411 về cơ bản thiết kế chung khung thân với tàu Project 1241RE xuất khẩu cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tất nhiên nó cũng tồn tại một vài điểm khác biệt trong hệ thống vũ khí, động cơ, radar.
Tàu tên lửa Project 12411 phóng tên lửa chống tàu P-270 Moskit.
Theo đó, Project 12411 trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit(NATO định danh là SS-N-22 Sunburn). Đây được xem là một trong những loại tên lửa chống tàu mặt nước nguy hiểm nhất hiện nay.
P-270 Moskit nặng 4,5 tấn, dài 9,74m, đường kính thân 0,8m, lắp đầu nổ thường cực mạnh nặng 320kg hoặc có thể mang đầu đạn hạt nhân 120 kiloton. Tên lửa trang bị 4 động cơ đẩy ramjet cho tốc độ Mach 3, tầm bắn 120km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động.
Ngoài tên lửa P-270, cấu hình vũ khí còn lại của Project 12411 tương tự Project 1241RE, Project 12418 xuất khẩu cho Việt Nam. Tàu được trang bị một hải pháo cao tốc 76,2mm, 2 pháo phòng không Ak-630 và một bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp Igla. Ít nhất có một tàu Project 12411 đã được hiện đại hóa trang bị hệt hống pháo - tên lửa phòng không Palma.
Theo VNE
Nhận biết mặt mũi họ hàng "đại bàng" MiG-29 Nga Có thể căn cứ vào những đặc điểm trên khung sườn để nhận biết các máy bay thuộc gia đình tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 Nga. Cùng với gia đình Su-27, Liên Xô trước kia và Nga ngày nay còn có một gia đình máy bay khác nổi tiếng không kém đó chính là MiG-29 (NATO định dnah là Fulcrum). Tương tự nhiều...