Malaysia công bố báo cáo chính thức về MH370
Vào đêm chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) mất tích, các quan chức dường như không nhận ra chiếc phi cơ đã biến mất khỏi màn hình radar trong vòng 17 phút và không kích hoạt hoạt động tìm kiếm chính thức trong vòng 4 giờ.
Đó là hai trong số những chi tiết được nêu trong báo cáo sơ bộ do Bộ Giao thông vận tải Malaysia công bố ngày 1/5. Báo cáo này đã được gửi tới Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế, cơ quan phụ trách hàng không toàn cầu của Liên Hợp Quốc.
Trong bản báo cáo, có một vài chi tiết đáng lưu ý nói lên thiếu sót của các quan chức trong việc tìm kiếm cứu nạn chiếc phi cơ.
Hình ảnh mô tả đường bay của MH370 và những vị trí xung quanh
1. Máy bay biến mất khi nào?
Vào lúc 1 giờ 21 phút ngày 8/3, chiếc máy bay chở theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn trên đường tới Bắc Kinh đã biến mất khỏi màn hình radar tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Ngay lúc đó, phi hành đoàn của chuyến bay phải liên lạc với trạm kiểm soát không lưu tại TP Hồ Chí Mính, Việt Nam, nhưng họ đã không làm điều đó. Và phải tới 17 phút sau, trạm kiểm soát không lưu ở TP Hồ Chí Minh mới yêu cầu trạm kiểm soát không lưu Kuala Lumpur cho biết chiếc máy bay đang ở đâu.
Phóng viên hàng không của hãng tin CNN cho biết: “Chúng tôi đang nghiêng về trách nhiệm của những người không để ý phút thứ 17, những người ở Kuala Lumpur đã không thông báo hoặc không hành động”.
2. Tại sao 4 giờ sau khi máy bay biến mất mới bắt đầu tìm kiếm?
Thời gian từ lúc các quan chức nhận thấy chiếc phi cơ đã biến mất tới khi họ kích hoạt hoạt động cứu trợ chính thức là 4 giờ.
Báo cáo chỉ cung cấp một cuộc đàm thoại giữa trạm kiểm soát không lưu Việt Nam và Malaysia tại thời điểm đó mà không đưa ra bất cứ lời giải thích nào cho việc chậm trễ trên. Trạm kiểm soát không lưu TP Hồ Chí Minh nói với Kuala Lumpur rằng họ không thể thiết lập liên lạc bằng giọng nói với chuyến bay MH370.
Bốn giờ kể từ khi mất tích có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác tìm kiếm. Một quan chức của MAS cho biết, chiếc máy bay MH370 có thể đã bay 7 tiếng rưỡi trước khi hết nhiên liệu, nghĩa là chiếc phi cơ có thể vẫn tiếp tục bay trong 4 giờ đó, và cũng có thể bay thêm 2 tiếng rưỡi sau khi cuộc tìm kiếm bắt đầu.
3. Quân đội có vai trò gì?
Thủ tướng Malaysia cho biết, radar quân đội nước này đã theo dõi chuyến bay khi nó quay đầu bay trở lại Malaysia.
Video đang HOT
Theo báo cáo, một đoạn ghi âm từ radar quân sự tiết lộ một chiếc máy bay có thể là MH370 đã chuyển hướng về phía tây, bay qua bán đảo Malaysia. Khu vực tìm kiếm sau đó đã được chuyển về khu vực eo biển Malacca. Tuy nhiên, không rõ thời điểm chuyển hướng là khi nào. Báo cáo không đề cập tới vai trò của quân đội trong đêm MH370 biến mất.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak
4. Đâu là những chi tiết chính?
So với các báo cáo sơ bộ về việc điều tra các chuyến bay lớn gần đây, báo cáo của Malaysia vừa phát hành có rất ít thông tin.
Báo cáo sơ bộ của chuyến bay mất tích tương tự là chuyến bay 447 của hãng hàng không Air France dài 128 trang. Báo cáo được Cơ quan An toàn Hàng không Pháp công bố chỉ 1 tháng sau khi chiếc phi cơ biến mất. Đồng thời nó cũng cung cấp chi tiết cụ thể về thông tin liên lạc giữa các trung tâm kiểm soát không lưu khác nhau.
Tương tự, một báo cáo sơ bộ của Cục An toàn Giao thông Australia về động cơ nổ Qantas cũng dài 40 trang bao gồm cả sơ đồ và biểu đồ.
Phóng viên Quest nhận định: “Tôi có thể hiểu rằng các nhà chức trách có nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết trong việc tìm kiếm máy bay và không có thời gian viết một báo cáo dài. Tuy nhiên, báo cáo mà họ vừa công bố hầu như rất sơ sài”.
5. Tranh luận về sự minh bạch
Báo cáo Malaysia đưa ra ngày 1/5 giống hệt với báo cáo mà quốc gia này đã đệ trình lên Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế trước đó, nhưng không được công bố rộng rãi. Các quan chức Malaysia đã hứng chịu sự chỉ trích nặng nề khi đệ trình báo cáo này lên Liên Hợp Quốc mà không thông báo với thân nhân của các hành khách trên máy bay.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Najib Razak chấp thuận cho các cơ quan chức năng không cần thiết phải công khai một bản báo cáo sơ bộ. Các phóng viên đã không thể đặt ra câu hỏi về báo cáo kể từ khi tài liệu được phát hành qua e-mail và không phải trong một cuộc họp báo.
6. Khuyến cáo về an toàn cho các chuyến bay
Báo cáo đã đưa ra một khuyến cáo về an toàn cho các chuyến bay: sự cần thiết của việc theo dõi thời gian thực.
Các cơ quan chức năng nhận thấy rằng, trong khi các máy bay thương mại hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa thì vẫn chưa có yêu cầu về theo dõi thời gian thực đối với loại máy bay này.
Theo báo cáo của Malaysia, “trong vòng 5 năm qua đã có hai trường hợp máy bay vận tải thương mại cỡ lớn bị mất tích và địa điểm cuối cùng ghi nhận về chúng đều không được biết chính xác. Chính sự không rõ ràng này dẫn đến khó khăn rất lớn trong việc xác định vị trí chiếc máy bay một cách kịp thời”.
Theo Khampha
Tìm MH370: Thế giới "cáu" với đòn hỏa mù của TQ
Những tuyên bố hỏa mù của Trung Quốc đã nhiều lần khiến lực lượng tìm kiếm hao tổn thời gian quý báu mà không thu được kết quả gì.
Hồi tuần trước, tàu Hải Tuần 01 của Trung Quốc khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi tuyên bố dò được một số xung tín hiệu có thể phát ra từ hộp đen MH370. Trung Quốc bỗng nhiên được coi như một người hùng của chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia.
Thế nhưng, chỉ vài ngày sau, tuyên bố này của Trung Quốc trở nên "chìm nghỉm" khi sự chú ý của dư luận hướng tới những tín hiệu do tàu Ocean Shield của hải quân Úc thu được cách đó hàng trăm km.
Đó mới chỉ là một trong nhiều "đòn hỏa mù" mà Trung Quốc đưa ra từ đầu cuộc tìm kiếm chiếcmáy bay mất tích cho tới nay, và nó đã khiến các quan chức Mỹ cùng một số nước khác tham gia vào cuộc tìm kiếm tức giận.
Tàu Ocean Shield của hải quân Úc tham gia tìm kiếm MH370
Theo các quan chức này và nhiều chuyên gia phân tích, Trung Quốc đưa ra những tuyên bố trên nhằm khuếch trương thanh thế của mình, thế nhưng chúng lại khiến cả thế giới bối rối và làm lãng phí nhiều thời gian quý báu.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Ai cũng muốn tìm ra chiếc máy bay, tuy nhiên những manh mối giả chỉ làm cản trở cuộc điều tra."
Phần lớn hành khách trên chuyến bay MH370 là công dân Trung Quốc, thế nên cuộc tìm kiếm này rất được Bắc Kinh quan tâm. Kể từ khi máy bay mất tích vào hôm 8/3, Bắc Kinh đã triển khai máy bay trinh sát và nhiều tàu chiến cùng 21 vệ tinh tham gia tìm kiếm. Nhiều tàu chiến đang hiện diện ở khu vực tìm kiếm hiện nay trên Ấn Độ Dương là của Trung Quốc.
Chiến dịch tìm kiếm này rõ ràng là một cơ hội lớn để chính phủ Trung Quốc chứng tỏ quyết tâm và năng lực công nghệ của mình với người dân trong nước cũng như tăng cường hình ảnh quốc tế vốn bị chê trách là "chậm chạp và lạnh nhạt" trong chiến dịch cứu trợ siêu bão Haiyan ở Philippines hồi năm ngoái.
Ông Jeff Kingston, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple ở Tokyo, Nhật Bản nhận định: "Đây là cơ hội để Trung Quốc lấy lại một phần danh tiếng đã mất và chứng tỏ với thế giới về khả năng của mình. Đây là một vấn đề mang tính thể diện."
Máy bay trinh sát Trung Quốc trở về sau ngày tìm kiếm MH370
Thế nhưng khi tham gia vào chiến dịch tìm kiếm này, Trung Quốc bỗng nhiên phải tiếp xúc một cách gần gũi với các đối thủ trong khu vực, những nước vốn tỏ ra khó chịu với sự phát triển quân sự của Bắc Kinh trong thời gian gần đây. Và cùng với thời gian, những nỗi khó chịu này ngày càng tăng lên trước cách làm việc "nhiệt tình thái quá" nhưng không hiệu quả của Trung Quốc.
Ngay từ tuần tìm kiếm đầu tiên, trong khi các nước đang rục rịch chuyển khu vực tìm kiếm sang eo biển Malacca, Trung Quốc bất ngờ công bố những hình ảnh vệ tinh chụp nhiều mảnh vỡ trên Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh của Trung Quốc khiến các nước lại phải rà đi rà lại trên vùng biển này, và hóa ra những vật thể đó không hề liên quan đến MH370. Các quan chức Malaysia dù rất nhẫn nhịn cũng đã phải thốt lên rằng tuyên bố của Trung Quốc đã làm lãng phí nhiều thời gian quý báu của lực lượng tìm kiếm.
Thế rồi đến hôm 5/4, đài truyền hình CCTV của Trung Quốc đưa tin tàu Hải Tuần 01 đang hoạt động bên ngoài khu vực tìm kiếm đã dò được 2 xung tín hiệu được cho là phát ra từ hộp đen của chiếc máy bay mất tích.
Những hình ảnh do Tân Hoa Xã công bố cho thấy các thủy thủ Trung Quốc sử dụng một thiết bị thu âm thô sơ buộc vào một cái gậy và nhúng xuống biển, khiến các chuyên gia nghi ngờ về tính chân thực trong tuyên bố của Trung Quốc.
Phương tiện dò tìm của tàu Trung Quốc thô sơ một cách kinh ngạc
Thế nhưng lực lượng tìm kiếm vẫn phải điều tàu HMS Echo của hải quân Anh được trang bị công nghệ thủy âm hiện đại tới khu vực trên để xác nhận thông tin của tàu Hải Tuần 01. Vài ngày sau, tàu HMS Echo âm thầm rút khỏi khu vực này để đến hỗ trợ cho tàu Ocean Shield, con tàu đã phát hiện 4 tín hiệu âm thanh trùng với tần số tín hiệu hộp đen cách vị trí tàu Hải Tuần 01 hàng trăm km.
Các quan chức Mỹ cho rằng việc chậm trễ của tàu Echo trong việc hỗ trợ tàu Ocean Shield có thể đã khiến lực lượng tìm kiếm bỏ lỡ cơ hội ghi nhận thêm nhiều tín hiệu để thu hẹp phạm vi tìm kiếm dưới đáy biển.
Ông Willy Lam, chuyên gia về chính sách chiến lược Trung Quốc tại Đại học Trung Hoa ở Hong Kong cho rằng việc tàu Trung Quốc được trang bị quá thô sơ khiến người ta "ngỡ ngàng".
Ông Lam nói: "Theo những gì mà chính phủ tuyên bố thì họ đã huy động những trang thiết bị tốt nhất để tìm kiếm máy bay vì đây là thể diện quốc gia của họ, và họ đang phải chịu nhiều sức ép từ phía các gia đình nạn nhân. Thế nhưng có vẻ như họ đã không thể hiện được nhiều trong chiến dịch này, trái ngược với lời hoa mỹ về công nghệ quân sự hiện đại của họ."
Trong một cuộc phỏng vấn, một quan chức cấp cao của chính phủ Malaysia tỏ ra bực bội khi nói về vai trò của Trung Quốc trong chiến dịch tìm kiếm. Ông này đặt câu hỏi một cách mỉa mai: "Họ thật sự có ích à, có thật không?"
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Bắc Kinh đang phải chịu sức ép rất lớn trong việc thể hiện cho người dân trong nước thấy rằng họ không chỉ là người tiên phong mà còn hoạt động hiệu quả nhất trong chiến dịch tìm kiếm.
Họ cho rằng những sức ép này đã khiến Bắc Kinh phải "làm liều" và tung ra nhiều đòn hỏa mù để cố gắng chứng tỏ sự hiệu quả và vai trò của mình trong chiến dịch tìm kiếm. Thế nhưng có vẻ như những đòn hỏa mù đó đang tỏ ra phản tác dụng.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với những đòn hỏa mù của Trung Quốc lẽ ra không tiêu cực đến như vậy nếu Bắc Kinh không quá gay gắt với cách thức tiến hành cuộc điều tra của chính phủ Malaysia. Trong nhiều tuần, nhà chức trách và truyền thông Trung Quốc đã không ngừng chỉ trích chính phủ Malaysia và đòi hỏi nước này chia sẻ thông tin nhiều hơn, minh bạch hơn với Bắc Kinh.
Theo Khampha
"MH370 đã lao đi như một chiến đấu cơ" Chiếc máy bay bay cực thấp ở tốc độ cực cao để tránh bị radar phát hiện. Ngày 13/4, tờ Sunday Times dẫn lời một điều tra viên Malaysia cho biết chiếc máy bay mất tíchMH370 đã "lao đi như một chiến đấu cơ" để né tránh sự phát hiện của radar sau khi mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu....