“Malaysia có thể một mình đàm phán tay đôi với Trung Quốc ở Biển Đông”
Malaysia nhẹ nhàng tiếp cận với việc phát triển các giếng dầu ở bãi cạn Jame Shoal trong khi vẫn “sống khép kín” với ASEAN.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak.
Bưu điện Phnom Penh ngày 19/7 đăng bài phân tích của Luke Hunt, một nhà báo sống tại Phnom Penh, Campuchia bình luận, kể từ năm 2009 Trung Quốc công khai nộp bản đồ đường 9 đoạn lên Liên Hợp Quốc các quốc gia quanh Biển Đông đã phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông không có chỗ đứng trong luật pháp quốc tế, do đó Bắc Kinh phải dựa vào sức mạnh quân sự của mình để cố gắng ép buộc các bên khác, bao gồm Indonesia, Malaysia và Brunei ngồi vào bàn đàm phán song phương.
Đàm phán tay đôi là một lời nguyền rủa đối với Việt Nam và Philippines, 2 nước muốn đàm phán và ký kết một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Campuchia không phải bên tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông, nhưng 2 đảng chính trị nước này đã công khai tuyên bố ủng hộ quan điểm (sai trái) của Trung Quốc. Thự tế phức tạp hơn cho mối quan hệ của Thủ tướng Hun Sen với Việt Nam. Sự phụ thuộc của Campuchia vào viện trợ và đầu tư của Trung Quốc trị giá hơn 11 tỉ USD trong hơn 2 thập kỷ qua đã buộc Phnom Penh ủng hộ Bắc Kinh.
Điều này đã gây ra một sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN khi Campuchia đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên năm 2012 và đã gây ra một sự xấu hổ lớn. Tương tự, lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy cũng tuyên bố rằng đảng ông ủng hộ yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng không giải thích lý do.
Các nhà phân tích cũng đã ghi nhận, đảng Cứu quốc Campuchia của Sam Rainsy không tổ chức các cuộc họp đảng thường xuyên trong đó các chính sách được đưa ra bàn thảo. Thay vào đó nó có xu hướng đưa ra những chính sách ăn xổi và thúc đẩy một chương trình chống đối, bài xích Việt Nam.
Video đang HOT
Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu quốc Campuchia công khai ủng hộ quan điểm sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông và theo đuổi đường lối chính trị cực đoan bài Việt.
“Đó là một cách tồi tàn trong hoạt động chính trị, tìm kiếm phiếu bầu nhưng lại là thực tế của nền chính trị Campuchia”, một nhà bình luận giấu tên cho biết.
Thái độ xoa dịu tương tự của Trung Quốc với Malaysia không có gì mới. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh liên tục tỏ ra khó chịu với các quy định pháp luật có lợi cho người Mã Lai ở quốc gia có đông người Hoa sinh sống, Malaysia.
Carl Thayer, giáo sư từ học viện Quốc phòng Úc bình luận, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã “tổ chức 1 hệ thống chặt chẽ về các vấn đề Biển Đông, đàn áp bất kỳ nỗ lực nào công bố công khai các sự cố hàng hải ở Biển Đông (với Trung Quốc)”. Malaysia chỉ đưa ra phản ứng của mình thông qua các kênh ngoại giao.
Điều đó trái ngược hẳn với phản ứng của Việt Nam và Philippines trước những thủ đoạn hỗn xược của Trung Quốc. Malaysia nhẹ nhàng tiếp cận với việc phát triển các giếng dầu ở bãi cạn Jame Shoal trong khi vẫn “sống khép kín” với ASEAN.
“Malaysia giữ thái độ im lặng trong 2 lần tàu chiến Trung Quốc kéo ra bãi cạn Jame Shoal tuyên bố chủ quyền. Malaysia quan tâm đến các chuyến viếng thăm (xâm nhập bất hợp pháp) này cũng như các loại áp lực Trung Quốc đã tạo ra với Việt Nam và Philippines”, ông Carl Thayer nói.
James Shoal nằm cách bờ biển Malaysia chỉ 80 km và cách cực Nam của Trung Quốc (đảo Hải Nam) 1800 km. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn tuyên bố bãi cạn này thuộc “chủ quyền” của họ với tên gọi là bãi Tăng Mẫu.
Nếu Kuala Lumpur cảm thấy mối quan hệ thương mại có kim ngạch hàng năm trị giá 62 tỉ USD với Trung Quốc “có thể bị đe dọa vì những hành động của Việt Nam và Philippines (?!) ở Biển Đông, Malaysia có thể một mình thương lượng song phương với Trung Quốc.
Campuchia cũng có thể sẽ tiếp tục làm suy yếu sự thống nhất của ASEAN và cung cấp cho Bắc Kinh những gì họ muốn nhất, một quan hệ thương mại bất thường không có khả năng đàm phán cho chính mình.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc không có khả năng thống trị châu Á, vẫn muốn bành trướng
Còn lâu Trung Quốc mới có thể đưa ra được các giá trị văn hóa và chính trị mà được cộng đồng quốc tế chào đón.
Lính Trung Quốc trong đội danh dự quân đội căng dây cho thẳng hàng để đón Thủ tướng Đức Merkel bên ngoài Đại lễ đường Nhân Dân.
he Straits Times ngày 9/7 đăng bài phân tích của 2 học giả Kai Anh và Huiyun Feng, giáo sư khoa chính trị học đại học bang Utah và hợp tác với chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại trường S. Rajaratnam đại học Công nghệ Nam Dương với chủ ý bênh vực, nói đỡ cho các hành vi bành trướng, gây hấn của Trung Quốc gần đây - PV.
2 học giả này nói rằng họ không đồng tình với quan điểm của các chuyên gia quốc tế cảnh báo, Trung Quốc sẽ áp dụng học thuyết Monroe của riêng mình để thống trị châu Á và đá Mỹ ra khỏi khu vực. Học thuyết Monroe được Tổng thống Mỹ James Monroe công bố lần đầu năm 1823, nó cảnh báo các cường quốc châu Âu không can thiệp vào các nước châu Mỹ, tôn trọng Tây bán cầu cũng như những mối quan tâm của Hoa Kỳ.
Trong những tháng gần đây dường như Trung Quốc đã thực hiện chính sách tương tự, đồng thời leo thang ở Biển Đông và Hoa Đông cũng như thể hiện lập trường cứng rắn đối với Hồng Kông. Có vẻ như một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ đang lờ mờ hiện ra Thái Bình Dương, nhưng 2 học giả này phủ nhận sự tồn tại một học thuyết Monroe phiên bản Trung Quốc.
Có 2 lý do cho việc này, đầu tiên là Trung Quốc không có khả năng để thống trị châu Á. Kai Anh và Huiyun Feng dẫn chứng, chi tiêu quân sự của Trung Quốc vẫn ít hơn 1/3 của Mỹ. Mặc dù Ngân hàng Thế giới dự đoán tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong sức mua tương đương sẽ vượt qua Mỹ vào cuối năm nay. Chính phủ Trung Quốc phủ nhận dự báo này.
Mặt khác, 2 học giả cho rằng còn lâu Trung Quốc mới có thể đưa ra được các giá trị văn hóa và chính trị mà được cộng đồng quốc tế chào đón. Trên thực tế, Bắc Kinh còn một chặng đường dài để có thể bắt kịp Hoa Kỳ trong tất cả các khía cạnh của quyền lực.
Ngay cả khi Trung Quốc đuổi kịp sức mạnh của Mỹ, họ vẫn không thể thống trị châu Á bởi tác động của toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Không một quốc gia độc lập nào có thể giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và những thách thức toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy. Ngay cả Mỹ cũng phải hợp tác với các tổ chức và quốc gia khác.
Tàu Trung Quốc côn đồ đâm chìm tàu cá Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam gần nơi họ hạ đặt trái phép giàn khoan 981.
Những phân tích này của Kai Anh và Huiyun Feng có logic và dễ chấp nhận, nhưng lý do thứ 2 họ đưa ra rằng Trung Quốc "chưa bao giờ có ý định thống trị khu vực" thì lại là nhận định hết sức chủ quan, ngược lại hoàn toàn với những gì đang diễn ra, đặc biệt là ở Biển Đông - tuyến hàng hải huyết mạch quốc tế. Trung Quốc đang tìm mọi cách hiện thực hóa đường lưỡi bò, độc chiếm Biển Đông bất chấp mọi thủ đoạn - PV.
Kai Anh và Huiyun Feng cho rằng Tập Cận Bình đang thúc đẩy "giấc mơ Trung Hoa" là để trẻ hóa quốc gia, không phải một "giấc mơ châu Á". Và thú vị hơn, 2 học giả này dùng chính phát biểu của Tập Cận Bình về nỗi nhục trăm năm kể từ khi nổ ra chiến tranh Thuốc phiện để chứng minh, không nhà lãnh đạo nào của Trung Quốc muốn xây dựng lại trật tự "thiên triều - phiên thuộc" vì Trung Quốc đã tham gia vào cộng đồng quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia và không can thiệp công việc nội bộ nước khác?!
Vậy là 2 học giả này chỉ "nghe đài Bắc Kinh" mà không chịu nhìn nhận thực tế. Họ cho rằng Trung Quốc vẫn còn đang điều chỉnh chiến lược, tìm kiếm cách hành xử như một cường quốc chính trị của thế giới. Sự quyết đoán (thực tế là hung hăng, đầu gấu) của Trung Quốc có thể là một phần của "quá trình thương lượng" giữa Bắc Kinh với thế giới bên ngoài.
Vậy phải chăng 6 chiến hạm và một số may bay quân sự Trung Quốc đang hiện diện trái phép gần giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam chính là 1 "quá trình thương lượng" bằng nắm đấm của Bắc Kinh?
Kai Anh và Huiyun Feng cho rằng, với sức mạnh ngày càng tăng, Trung Quốc tự nhiên phải thương lượng để tìm kiếm 1 vị trí mới, 1 vị thế mới với thế giới bên ngoài, đặc biệt là Mỹ. Sự bất ổn hiện tại trong quan hệ song phương giữa Trung Quốc với các nước khác "có thể là 1 phần bình thường của quá trình đàm phán mà 2 bên có ý định thăm dò giới hạn chịu đựng của nhau".
Cần phải nhấn mạnh rằng, chỉ có Trung Quốc kéo tàu chiến, máy bay, giàn khoan, tàu công vụ, tàu cá vỏ thép hùng hổ kéo sang vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa láng giềng để "thăm dò giới hạn cuối cùng" của họ chứ không quốc gia nào đưa tàu chiến và giàn khoan vào vùng biển Trung Quốc để nắn gân Bắc Kinh. Kai Anh và Huiyun Feng đang cố tình đánh đồng kẻ cướp với nạn nhân theo tư duy biến không tranh chấp thành có tranh chấp - PV.
Tiếp đó Kai Anh và Huiyun Feng khuyến cáo các nước châu Á "không nên phóng đại mối đe dọa từ Trung Quốc" như Joseph Nye Jr đã cảnh báo: Nếu bạn đối xử với Trung Quốc như một kẻ thù, họ sẽ trở thành kẻ thù. Nhưng trên thực tế, mối uy hiếp từ Trung Quốc đã rất hiện hữu, thường trực và rất lớn không cần ai phải phóng đại. Tàu Trung Quốc đã côn đồ đâm chìm tàu cá Việt Nam, đâm hỏng tàu Kiểm ngư Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, bất chấp luật pháp và công luận quốc tế - PV.
Theo Giáo Dục
Tân Tổng thống Ukraine đặt thời hạn giải quyết khủng hoảng trong 3 tháng Ngày 6-6, nhật báo Kommersant của Nga đưa tin, Tổng thống đắc cử Ukraine Petro Poroshenko có kế hoạch sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng tại nước này trong vòng ba tháng tới. Tờ Kommersant dẫn lời các nguồn tin thân cận với ông Poroshenko cho hay: "Ngay sau khi trình bày kế hoạch cải cách của mình, tổng thống sẽ thực hiện...