‘Malaysia có thể giúp giảm căng thẳng trên biển Đông’
Đó là nhận định của Giáo sư tiến sĩ David Arase, một chuyên gia ngành chính trị quốc tế tại Trung tâm Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), một cơ sở của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), trong cuộc phỏng vấn với tờ The Star (Malaysia) ngày 22.6.
Tàu Trung Quốc (trắng) áp sát bên mạn để tìm cách phun vòi rồng vào tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam ngay trong vùng biển của Việt Nam – Ảnh: Độc Lập
Để làm giảm rủi ro bùng nổ xung đột trong khu vực, các nước thành viên ASEAN nên đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC), Giáo sư Arase đề xuất.
Được biết, Malaysia sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch ASEAN vào năm 2015.
“Malaysia đang ở vị thế có thể phát huy vai trò lãnh đạo của mình. Nước này có thể dùng kinh nghiệm và nguồn lực để thúc đẩy thảo luận thiết lập COC”, ông Arase phát biểu tại một hội nghị ở Viện Hàng hải Malaysia.
Video đang HOT
Vị giáo sư này cũng nhận định động thái Trung Quốc đem giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, cũng như vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, là đáng lo ngại.
“Trong tình hình hiện tại, không khó để hình dung ra một cuộc xung đột nơi tiếng súng sẽ vang lên và sẽ có người bị thương trước khi mọi thứ vượt ngoài vòng kiểm soát”, ông Arase cho hay.
“Vì thế với COC, bạn có thể có trong tay quy định để giải tỏa xung đột khi tình huống này xảy ra. Các bên liên quan có thể dựa theo các quy định để đàm phán và dàn xếp với nhau”, ông Arase bổ sung.
Tuy nhiên, Giáo sư Arase cũng nói rõ rằng COC không phải là cơ chế để chỉ ra ai đúng, ai sai, mà là một cách thức để các nước tránh xung đột vũ trang.
Ông còn nói thêm rằng Trung Quốc xem biển Đông như một khu vực chiến lược mà nước này đang muốn kiểm soát vì lợi ích an ninh của riêng mình.
Nhưng các học giả và thậm chí là các quan chức chính phủ Trung Quốc có lẽ vẫn chưa thể giải thích được chính xác quần đảo hay vùng biển nào là của họ, vì bản thân họ cũng không rõ, giáo sư Arase cho hay.
“Mặc dù rất quả quyết, nhưng Trung Quốc vẫn chưa làm rõ được toàn bộ các chi tiết (về tuyên bố chủ quyền ngang ngược tại biển Đông). Do đó, đây là cơ hội lớn cho các nước trong khu vực lên tiếng”, ông Arase phân tích.
“ASEAN cần phải đáp trả, chất vấn và làm rõ (tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc)”, vị giáo sư này đề xuất.
Theo TNO
Hơn 200 ngàn người bỏ phiếu đòi dân chủ cho Hồng Kông
Hơn 200 ngàn người đã bỏ phiếu đòi dân chủ tại Hồng Kông chỉ vài giờ sau khi một cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến không chính thức được phát động vào hôm 21.6, một động thái khiến giới lãnh đạo Trung Quốc lo lắng, Reuters cho biết.
Hàng trăm người ủng hộ dân chủ cầm biểu ngữ kêu gọi người dân tham gia cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến không chính thức tại trung tâm Hồng Kông - Ảnh: Reuters
Mặc dù trang web PopVote, địa chỉ để người dân Hồng Kông tham gia bỏ phiếu, hoạt động chập chờn do liên tục bị tấn công mạng, nhưng đã có hơn 200 ngàn người bỏ phiếu chỉ trong 5 tiếng đầu tiên, Chương trình Ý kiến Dư luận thuộc Trường đại học Hồng Kông, tổ chức phát động cuộc bỏ phiếu, thông báo.
Phần lớn các phiếu bầu được thực hiện từ một ứng dụng chạy trên điện thoại di động, tổ chức này cho biết.
Cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến này đưa ra những đề xuất để cải cách cuộc bầu cử chính quyền đặc khu Hồng Kông vào năm 2017 theo đúng với tiêu chuẩn dân chủ quốc tế, theo Reuters.
Cử tri bỏ phiếu được yêu cầu phải cung cấp số chứng minh thư để tránh tình trạng gian lận. Theo dự kiến, cuộc bỏ phiếu sẽ kéo dài đến hết ngày 29.6.
Một phát ngôn viên của chính quyền đặc khu Hồng Kông cho biết cuộc trưng cầu dân ý nói trên "không có tác dụng gì về mặt pháp lý" và luật pháp Hồng Kông không có điều khoản nào cho những cuộc bỏ phiếu dạng này.
Được biết, Trung Quốc đòi hỏi ứng viên cho chức vụ lãnh đạo Hồng Kông trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2017 phải do một ủy ban gồm các thành phần thân Bắc Kinh chọn ra và bác bỏ khả năng cho phép người dân Hồng Kông tự chọn ứng viên.
Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông đã đe dọa sẽ tổ chức biểu tình tại trung tâm đặc khu kinh tế này để phản đối cách vận hành cuộc tổng tuyển cử của chính quyền đại lục.
Theo TNO
Quan chức Trung Quốc bị bắn chết tại khu vực người Tây Tạng sinh sống Một quan chức ở châu tự trị Cam Tư của người Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, đã bị bắn chết hồi tuần trước, truyền thông Trung Quốc cho biết hôm 19.6. Ảnh minh họa Ông Zhang Wei, 36 tuổi, là quan chức phụ trách công tác duy trì trật tự của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại châu...